3.070. Bỏ cọc đất đấu giá: Hệ lụy khôn lường, không cho phép lợi dụng chính sách

(LĐ) – Thời gian qua, những thông tin liên quan đến bỏ cọc đất đấu giá nghìn tỉ tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản. Giới chuyên gia nhận định, đã đến lúc cần có những biện pháp mạnh, không cho phép ai lợi dụng chính sách để mưu đồ riêng.

Hệ lụy khó lường với nền kinh tế

Các dự án BT trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Hùng Huy

Ngày 10.12.2021, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp TPHCM) đã tiến hành bán đấu giá 4 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, với tổng số tiền trúng đấu giá lên đến 37.346 tỉ đồng.

Trong đó, lô đất 3-12 có diện tích 10.059m², giá khởi điểm 2.942 tỉ đồng, được Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) trúng đấu giá 24.500 tỉ đồng, cao gấp 8,3 lần giá khởi điểm.

Không lâu sau đó, phía Công ty Ngôi Sao Việt đã có văn bản chính thức xin chấm dứt hợp đồng, đồng thời chấp nhận mất số tiền cọc gần 600 tỉ đồng khi tham gia đấu giá.

Sau Tân Hoàng Minh, Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh cũng gửi văn bản chính thức đến các cơ quan chức năng của thành phố xin không tiếp tục triển khai dự án tại lô đất cùng phiên đấu giá, chấp nhận bỏ 140 tỉ đồng tiền cọc.

Khi sự việc còn chưa ngã ngũ, giới chuyên gia đã nhìn ra nhiều điểm bất thường, tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Cụ thể, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về các cuộc đấu giá.

HoREA nhận định ngay sau các cuộc đấu giá đất, đã xuất hiện các hành vi lợi dụng giá trúng đấu giá “ảo” để “té nước theo mưa”, thổi giá, đẩy giá đất, giá nhà tại nhiều địa phương, hoặc để nâng giá trị trái phiếu, cổ phiếu hoặc nhằm “đánh vống” giá trị tài sản bảo đảm của các khoản vay tín dụng. Và những hành vi này nếu thực hiện trót lọt thì có thể “rút ruột” ngân hàng hoặc để “làm sạch” bảng cân đối tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích trục lợi.

Trên thực tế, giá nhà đất tại nhiều khu vực đã bị đẩy lên mức rất cao. “Như vậy, không chỉ có doanh nghiệp đặt giá cao để trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc nhằm trục lợi mà nhiều doanh nghiệp khác cũng tìm cách “tối đa hóa lợi nhuận” sau các cuộc đấu giá” – HoREA nhận định.

Không chỉ có Tân Hoàng Minh, Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh cũng gửi văn bản chính thức đến các cơ quan chức năng của thành phố xin không tiếp tục triển khai dự án tại lô đất cùng phiên đấu giá, chấp nhận bỏ 140 tỉ đồng tiền cọc.

Tân Hoàng Minh vốn đã có tiền sử “xin rút lui” sau đấu giá đất. Năm 2014, Tập đoàn này từng thắng đấu giá lô đất 23 Lê Duẩn – trung tâm quận 1. TP.HCM) vào năm 2015.

Thời điểm đó, truyền thông rúng động vì Tân Hoàng Minh đã đưa ra mức giá cao hơn 2,6 lần giá khởi điểm, để trở thành “người thắng cuộc” trước 13 nhà đầu tư, với 1.430 tỉ đồng.

Tuy nhiên, sau khi TPHCM phê duyệt kết quả đấu giá, Tân Hoàng Minh lại có văn bản đề nghị hủy kết quả. Tiếp đó lại có văn bản đề nghị được mua, song đã chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Chế tài bộc lộ nhiều bất cập

Dù để lại những hậu quả khôn lường đối với thị trường bất động sản, tuy nhiên về mặt pháp lý Luật Sư Trương Thanh Đức nhận định Tân Hoàng Minh hay các công ty con của họ đều đủ tư cách để tiếp tục tham gia đấu giá ở các lần đấu giá tiếp theo”, Luật sư Trương Thanh Đức chia sẻ. 

Trao đổi với PV Lao Động, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cũng cho biết hiện tại chưa có quy định nào về việc doanh nghiệp không được bỏ cọc.

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến – Trưởng Bộ môn Luật Đất đai – Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, qua vụ việc ở Thủ Thiêm cho thấy hệ thống chính sách pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của chúng ta còn bộc lộ những bất cập, chưa phù hợp. Các doanh nghiệp đẩy giá lên cao sau đó bỏ cọc gây ra nhiều hệ lụy không tốt về kinh tế xã hội. Ngoài ra, giá đất cao như vậy gây cản trở người thu nhập thấp không tiếp cận được nhà ở.

“Chúng ta không cho phép một tổ chức cá nhân nào kể cả nhà nước hay doanh nghiệp lợi dụng thực hiện chính sách này để mưu đồ riêng. Trong tương lai chúng ta phải có biện pháp không để cho tái lập việc này, nếu không các địa phương tạo tiền lệ xấu”, ông Tuyến nói.

Để khắc phục thực trạng trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa nêu đề xuất trên trong dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Theo đó, người bỏ cọc đấu giá đất đồng thời sẽ mất tiền đặt trước (tiền cọc); phải trả các chi phí liên quan vào tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá mở tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Người tự ý bỏ cọc và từ chối đấu giá đất thì trong 5 năm sẽ không được tham gia các cuộc đấu giá đất khác.

Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá đất thực hiện dự án phải có vốn không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư dự án quy mô dưới 20 ha; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư dự án từ 20 ha; có kinh nghiệm thực hiện dự án có sử dụng đất. Ngoài ra, họ phải ký quỹ; nộp tiền đặt trước; có tài sản đảm bảo năng lực tài chính (tài sản thế chấp)…

KHƯƠNG DUY

——————–

Lao Động (Thị trường Bất động sản) 14-4-2022:

https://laodong.vn/thi-truong-bds/bo-coc-dat-dau-gia-he-luy-khon-luong-khong-cho-phep-loi-dung-chinh-sach-1033609.ldo

(63/1.139)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,468