3.085. Hỏi đáp Chính sách: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế làm sao tiếp cận được chính sách hỗ trợ của chính phủ 

(VOVTV) – Lữ hành quốc tế là một trong các lĩnh vực chịu nhiều thiệt hại nhất do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực này vẫn chưa tiếp cận được với các gói hỗ trợ của chính phủ. 

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới nhiều ngành nghề trong xã hội, đặc biệt là ngành du lịch. Sau giãn cách xã hội, dịch bệnh được kiểm soát, với chính sách kích cầu du lịch nội địa kịp thời của Chính phủ, hoạt động du lịch trong nước đã bắt đầu khởi sắc, một số doanh nghiệp hoạt động trở lại, có nguồn thu nuôi nhân viên, duy chỉ có lĩnh vực du lịch phục vụ khách đi quốc tế và khách quốc tế vào Việt Nam vẫn kỳ nghỉ dịch kéo dài. Trong bối cảnh ngừng hoạt động kéo dài gần nửa năm, không ít doanh nghiệp đã phải đóng cửa, một số rút giấy phép kinh doanh, mua bán, sát nhập doanh nghiệp…

Những chính sách hỗ trợ Covid-19 thực sự cần thiết và có ý nghĩa để các doanh nghiệp lữ hành quốc tế duy trì hoạt động, giữ chân người lao động, chờ thị trường hoạt động trở lại. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực du lịch quốc tế vẫn chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của chính phủ.

Nguyên nhân là gì, đâu là hướng tháo gỡ từ phía cơ quan chức năng và cả từ phía doanh nghiệp, Luật sư Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đưa ra ý kiến về việc này trong chương trình Hỏi đáp chính sách./.

Xem Video Clip 30 phút tại đây:

http://truyenhinhdulich.vn/video/doanh-nghiep-lu-hanh-quoc-te-10921.html

————

Kịch bản:

VOV TV 11-7-2020:

Chính sách cho doanh nghiệp lữ hành quốc tế

Quay 09-7-2020 tại tầng 2, 58 Quán Sứ

Chương trình Hỏi đáp chính sách

Chính sách cho doanh nghiệp lữ hành quốc tế

TCSX: Bảo Lê

Thực hiện: Mai Lan

Quay phim: Ngọc Toàn

STTHÌNH ẢNHNỘI DUNG
1 Dịch Covid-19 đã ảnh hượng nặng nề tới nhiều ngành nghề trong xã hội, đặc biệt với ngành du lịch. Sau giãn cách xã hội, dịch bệnh được kiểm soát, với chính sách kích cầu du lịch nội địa kịp thời của Chính phủ, hoạt động du lịch trong nước đã bắt đầu khởi sắc, một số doanh nghiệp hoạt động trở lại, có nguồn thu nuôi nhân viên, duy chỉ có lĩnh vực du lịch phục vụ khách đi quốc tế và vào Việt Nam vẫn kỳ nghỉ dịch kéo dài. Trong bối cảnh nghỉ hoạt động kéo dài gần nửa năm, không ít doanh nghiệp đã phải đóng cửa, một số rút giấy phép kinh doanh, mua bán, sát nhập doanh nghiệp….. Những chính sách hỗ trợ Covid-19 thực sự cần thiết và có ý nghĩa để các doanh nghiệp lữ hành quốc tế duy trì hoạt động, giữ chân người lao động, chờ thị trường hoạt động trở lại. Tuy nhiên, gói hỗ trợ 62.000 tỷ và gói hỗ trợ vốn vay ưu đãi đã thực sự dễ dàng cho doanh nghiệp và người lao động tiếp cận hay chưa và doanh nghiệp còn vướng mắc gì về các thủ tục vay vốn hay nhận hỗ trợ mất việc, nghỉ việc đối với người lao động?
2MCĐể giải đáp những thắc mắc trên chúng tôi mời tới trường quay hôm nay Luật sư Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
 MCSố doanh nghiệp lữ hành quốc tế đóng cửa và rút giấy phép kinh doanh chiếm tới 20%, số tạm dừng hoạt động cũng chiếm một nửa con số còn lại, những Doanh nghiệp lữ hành quốc tế còn tồn tại là do có nguồn thu từ phát triển và mở rộng du lịch nội địa kịp thời. Khát vốn vay để duy trì hoạt động và trả lương nhân viên đó là thực tế đang diễn ra ở các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ các ngân hàng có thực sự dễ dàng hay không và có gặp vướng mắc gì?
 PS 1Phóng sự: Doanh nghiệp lữ hành chưa thể tiếp cận vốn vay ưu đãi 
  Từ một doanh nghiệp có 3 văn phòng đại diện Bắc, Trung, Nam, số nhân viên gần 30 người, nay Công ty Du lịch hàng không Việt Nam (Avitour) đã phải thu hẹp hoạt động, chỉ còn duy trì văn phòng tại Hà Nội với một nửa số nhân viên làm việc luân phiên. Từ doanh thu lớn nhờ vào mảng du lịch quốc tế thì nay doanh nghiệp này chuyển sang tìm nguồn thu từ du lịch nội địa. Duy trì hoạt động để giữ chân nhân viên, câu chuyện không hề dễ dàng, bởi thiếu vốn đó là thực tế kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng đã tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi tuy nhiên thực tế ra sao?

“Anh Nguyễn Trung Quân giám đốc Công ty Du lịch hàng không Việt Nam (Avitour)”

Với doanh nghiệp du lịch thì tài sản đảm bảo để được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chỉ là con người, đây chính là vướng mắc không chỉ với công ty lữ hành Avitour mà với cả Viettrantour. 2 nguồn mà các doanh nghiệp cần tiếp cận là vốn vay duy trì hoạt động kinh doanh và vay chi trả lương cho người lao động.

“Huyền Tổng Giam đốc Viettrantour phát biểu”

Avitour và Viettrantour là 2 trong số ít doanh nghiệp lữ hành trẻ năng động còn có nguồn thu dù chút ít để duy trì hoạt động và chi trả  lương cho 50% nhân lực lao động. Tuy nhiên, để số nhân lực còn lại nghỉ việc sẽ là mối nguy đe dọa chất lượng hoạt động về lâu dài của doanh nghiệp khi thị trường du lịch sôi động trở lại mà nguồn cung nhân lực khan hiếm, vì nhiều người chuyển ngành nghề khác. Rõ ràng, chính sách cho vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng phải thực sự dễ tiếp cận và dễ thực hiện mới giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn duy trì và phát triển hoạt động du lịch.

 Trao đổi khách mời1. Xin ông cho biết hiện Chính phủ đã ban hành những gói hỗ trợ lãi suất ra sao cho doanh nghiệp bị ảnh hường từ dịch Covid-19?

2/ Các doanh nghiệp lữ hành khó tiếp cận được nguồn vốn vay do đặc thù phần lớn doanh nghiệp đi thuê nhà và chỉ có tài sản đảm là con người, vậy trong tình huống này doanh nghiệp có được vay vốn hay không và doanh nghiệp cần phải làm gì để đủ điều kiện vay vốn?

3/ Doanh nghiệp chủ yếu chỉ được ngân hàng cho giãn nợ, còn vốn ưu đãi chưa thể tiếp cận, vậy tại sao doanh nghiệp không thể tiếp cận và có cơ chế cho vay ưu đãi với các ngành nghề đặc thù, bị ảnh hưởng nặng nề từ Covid, chẳng hạn lĩnh vực du lịch hay không?

4/ Xin ông cho biết doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những thủ tục gì để đủ điều kiện vay vốn ưu đãi trả lương cho nhân viên và ngân hàng nào cho vay khoản này?

5/ Có hay không chế tài xử phạt nếu ngân hàng cố tình trì hoãn các gói vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ cho doanh nghiệp?

 PS 2Khó khăn doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ người lao động
  Hàng ngày chạy đôn chạy đáo các doanh nghiệp lữ hành, Vũ Văn Hiệp cũng nhận được các tour hướng dẫn khách nội địa. Từ một hướng dẫn viên quốc tế, nay anh đã phải chuyển sang chạy tour nội địa, cố gắng học hỏi và mở rộng quan hệ với nhiều doanh nghiệp anh túc tắc có nguồn thu nuôi sống bản thân và chi trả tiền thuê nhà. Tuy nhiên, sau gần nửa năm nghỉ giờ anh mới có việc, anh cũng đã tiếp cận các gõi hỗ trợ từ Chính phủ cho đối tượng mất việc làm do Covid nhưng kết quả chưa có bất cứ tia hy vọng nào.

“Anh phát biểu vướng mắc khi chỉ có hợp động từng vụ việc vì vậy không đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ”

Anh cũng đã nhờ tới sự hỗ trợ từ Hội Hướng dẫn viên du lịch Hà Nội, tuy nhiên, Hội cũng không đủ điều kiện đứng lên đề suất hỗ trợ từ gói ưu đãi 62.000 tỷ của Chính phủ cho các Hội viên của mình. Tất cả các hội viên sẽ phải tự kê khai tại cấp xã, phường nơi hướng dẫn viên cư trú. Vậy là các công văn kiến nghị của Hội đã không có tác dụng và người lao động cứ tự bơi.

Anh Nguyễn Trung Quân giám đốc Công ty Du lịch hàng không Việt Nam (Avitour)”

Đối với các lao động có đóng bảo hiểm, một bộ phận Viettrantour thánh lý hợp đồng lao động và người lao động sẽ tự kê khai hưởng trợ cấp thất nghiệp, một bộ phận còn làm việc sẽ được đưa vào đối tượng hưởng 1.800.000 đồng/1 tháng thời gian mất việc từ thàng 4 tới tháng 6, trong khi doanh nghiệp du lịch phải nghỉ việc từ tháng 3, và làm việc từ tháng 5 và tháng 6, vì vậy mà người lao động được hưởng trợ cấp là cực kỳ khó.

“Huyền Tổng Giam đốc Viettrantour phát biểu”

Rõ ràng, khi triển khai chính sách hỗ trợ cho người lao động có bảo hiểm hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ mất việc do Covid còn nhiều vướng mắc về thủ tục, quy chế…

Vậy các cơ quan quản lý cần tuyên truyền và nâng cao kiến thức cũng như minh bạch quy định cho chủ sử dụng lao động và người lao động khi tiếp cận các gói hỗ trợ từ Chính phủ, tránh trường hợp tốn thời gian công sức, khiến người lao động nản không tiếp tục hoàn thiện giấy tờ nhận hỗ trợ, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới chính sách tốt đẹp của Chính phủ.

 Trao đổi6/ Đối với lao động không có hợp đồng cơ hữu và đóng bảo hiểm xã hội mà chỉ hợp đồng từng vụ việc hướng dẫn tour trong vài ngày ở nhiều công ty, vậy đối tượng này sẽ kê khai như thế nào và thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mất việc ra sao?

7/ Hội hướng dẫn viên sẽ có vai trò như thế nào trong bảo vệ quyền lợi cho các hội viên của mình trong việc thụ hưởng trợ cấp từ các gói hỗ trợ của Chính phủ?

8/ Người lao động vô cùng vất vả phải đi lại nhiều lần mới đủ thủ tục được nhận trợ cấp thất nghiệp khi bị cho nghỉ việc do Covid, vậy xin ông cho biết các quy định và người lao động cần chuẩn bị thủ tục giấy tờ gì khi đi làm trợ cấp thất nghiệp và đối tượng này có được nhận gói hỗ trợ từ Chính phủ hay không và tại sao?

9/ Như bà Huyền Tổng giám đốc Viettrantour có phát biểu về các điều kiện để được hưởng hỗ trợ là rất khó, bởi yêu cầu doanh nghiệp quý 1 phải có doanh thu bằng 0, như vậy chẳng doanh nghiệp nào đạt tiêu chí đó và vì vậy phần lớn doanh nghiệp lữ hành bỏ cuộc, vậy ông cho biết kỹ hơn về quy định này?

 MCVới đặc thù ngành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế 90% làm tự do, tức là nhận tour của nhiều doanh nghiệp khác nhau, vì vậy mà sẽ không ký kết hợp động lao động cố định với doanh nghiệp và được đóng bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy mà khi dịch Covid diễn ra, họ sẽ tự bơi và không có doanh nghiệp nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho hướng dẫn viên du lịch. Tự kê khai tại nơi sinh sống, số lượng người được chập nhận từ cấp xã phường chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại phần lớn bị loại ngay từ khi kê khai.
 3 Cụm pvCụm pv HDV khúc mắc khi đi làm thủ tục hưởng gói 62.000 tỷ đồng.
  10/ HDV tự do thuộc đối tượng nào trong quy định của gói 62.000 tỷ và họ có nằm trong đối tượng được hưởng gói hỗ trợ hay không và điều kiện được hưởng?

11/HDV phải chuẩn bị giấy tờ và thủ  tục gì để đảm bảo được nhận gói hỗ trợ?

12/Có HDV được hưởng, có người không tại sao có thực tế này?

13/ Thưa ông có quy định gì quy trách nhiệm cán bộ giải quyết gói hỗ trợ sai quy định?

 Quy định đối tượng được thụ hưởng gói 62.000 tỷ Chạy chữ
 MC dẫn kếtCác gói hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp của Chính phủ đã ban hành kịp thời và phù hợp với nhu cầu thiết thực của người dân, tuy nhiên việc triển khai còn gặp nhiều vướng mắc cho từng đối tượng và lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như lĩnh vực du lịch quốc tế. Vậy làm thế nào để chính sách đến đúng đối tượng và thực sự hiệu quả cần sự vào cuộc tích cực của các cơ quan quản lý.

—————–

VOV TV (Truyền hình Du lịch) 16-7-2020:

http://truyenhinhdulich.vn/video/doanh-nghiep-lu-hanh-quoc-te-10921.html

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Truy quét hàng giả cuối năm.

Truy quét hàng giả cuối năm. (NLĐ) - Các cơ quan chức năng sẽ tập trung...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,918