(VTV1) – Luật sư Trrương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI trả lời phỏng vấn PV Chí Sơn, phát trên VTV1 Thời sự 19h27’ ngày 23-7-2020:
Xem Video Clip 3 phút tại đây (19h27’):
https://vtv.vn/video/thoi-su-19h-vtv1-23-7-2020-450247.htm
https://www.youtube.com/watch?v=aVI2_PVjmrI
VTV1 Việt Nam hôm nay ngày 22-7-2020 (phút 1:13):
————
(VTV.vn) – Hàng loạt vụ sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng đột ngột mất hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng đã xảy ra khiến nhiều người gửi tiền không khỏi hoang mang.
Nguyên nhân do đâu? Ngân hàng hay người gửi tiền mắc sai lầm? Liệu có hay không việc nhân viên ngân hàng cấu kết để lừa đảo? Người gửi tiền cần làm gì để bảo vệ quyền lợi cho chính mình?
Để mở sổ tiết kiệm tại bất cứ ngân hàng nào, người gửi tiền phải trực tiếp đến quầy giao dịch. Nhưng cũng có nhiều người ủy quyền cho người thân hoặc nhân viên ngân hàng làm các thủ tục giao dịch sổ tiết kiệm. Sự sơ ý này vô tình đã tiếp tay cho những sai phạm sau đó.
Người dân nên đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các giao dịch.
Không trực tiếp đến quầy giao dịch hoặc chỉ gọi điện cho nhân viên ngân hàng có thể tiện lợi cho người gửi tiền nhưng đây chính là kẽ hở mà người gửi tiền đã vô tình tạo ra cho những sai phạm về gian lận, giả mạo, lừa đảo sổ tiết kiệm.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người gửi tiền bắt buộc phải đến trực tiếp quầy giao dịch để gửi tiền. Đây cũng là cơ sở để phân định đúng sai và trách nhiệm của các bên nếu như xảy ra việc mất tiền trong tài khoản.
Tuy nhiên, một lo ngại nữa đó là thông tin của người gửi tiền có được bảo mật? Điều này cũng đã được phía các cơ quan chức năng nêu ra.
Như vậy, để bảo vệ quyền lợi, tiền và tài sản cho chính mình, người gửi tiền cần tuân thủ các quy trình, quy định của pháp luật hiện hành về gửi tiền tiết kiệm, đồng thời tránh để thông tin cá nhân như số tài khoản, chứng minh thư, căn cước lên mạng xã hội. Vì đây chính là cơ hội để các đối tượng tội phạm lợi dụng để thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người gửi tiền.
—————–
VTV1 (Thời sự) 23-7-2020: