Theo VNG, 105 bản ghi âm, ghi hình mà công ty này là chủ thể quyền liên quan đã bị TikTok sử dụng trái phép trên hơn 11 triệu video.

Mới đây, Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh đã thụ lí vụ kiện giữa Tập đoàn công nghệ VNG và mạng xã hội TikTok.

Theo đơn kiện của VNG gửi TAND TP. Hồ Chí Minh, VNG cho rằng nền tảng video ngắn TikTok lồng ghép nhạc nhưng lại không có đầy đủ bản quyền cho các bài hát được sử dụng. Trong đó, có những bản ghi âm thuộc sở hữu của Zing – một công ty con của VNG cung cấp dịch vụ âm nhạc trực tuyến – nhưng lại không được sự đồng ý của chủ sở hữu/người nắm quyền khai thác.

Do đó, phía VNG yêu cầu TikTok bồi thường hơn 221,5 tỉ đồng (9,5 triệu USD) và phải xin lỗi công khai qua thư gửi trực tiếp và đăng trên website.

Theo một báo cáo của Zing, có tổng cộng khoảng 150 bản ghi âm mà Zing giữ quyền sở hữu và khai thác được sử dụng trong hơn 11 triệu video trên ứng dụng và website của TikTok.

TikTok begins testing support for paid subscriptions | TechCrunch

Cũng theo VNG, trước đó phía công ty này đã gửi thư khuyến cáo đến TikTok vào tháng 6/2019, song TikTok không gỡ các bài nhạc được VNG khẳng định là vi phạm.

TikTok là ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc, được giới thiệu ra thị trường thế giới từ những năm 2017-2018. Ứng dụng này cho phép người dùng tạo các đoạn video hát nhép hoặc nhảy trên nền nhạc có sẵn, trong đó có sử dụng nhiều bản nhạc và ca khúc do Zing và VNG nắm bản quyền tại Việt Nam.

Mặc dù, Zing MP3 là nền tảng dể upload/download nhạc, không trực tiếp sản xuất, không giữ bản quyền đầy đủ của bài hát. Nhưng với việc Zing MP3 đã mua bản quyền của các bản nhạc này, VNG có đủ căn cứ để khởi kiện TikTok, hay bất kỳ bên liên quan nào sử dụng các bài nhạc mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu (ca sỹ, nhạc sỹ) hoặc bên có quyền sở hữu.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, vụ kiện này dự kiến sẽ phức tạp và kéo dài.

Nhưng trong mọi trường hợp, đây là tín hiệu đánh động thị trường, các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng về nhận biết, phòng tránh việc “xài chùa” các sản phẩm có bản quyền đang diễn ra tràn lan, phổ biến hiện nay.
Những hành động này đang ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ sở hữu thực sự, từ đó ảnh hưởng đến sức sáng tạo của các bên chủ sở hữu.

Dù những vi phạm này không phải mới, đã từng được cơ quan chính quyền quan tâm, nhưng những vi phạm này vẫn diễn ra một cách tự nhiên, và không được nhiều người xem trọng.

Do đó, không chỉ vụ kiện lần này, mà còn nhiều vụ kiện liên quan đến sở hữu bản quyền khác, cần phải được đẩy mạnh xử lý một cách công tâm, khách quan. Song song với đó, các quy định về sở hữu bản quyền cũng nên sát với thực tế hơn và cần có chế tài xử phạt đủ mạnh để răn đe, ngăn ngừa việc vi phạm bản quyền.

Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, khi các nước đều coi trọng quyền sở hữu trí tuệ, thì những vi phạm bản như vậy sẽ còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, đối ngoại, giao lưu hợp tác giữa các bên.