3.143. Cẩn trọng với trái phiếu doanh nghiệp bất động sản lãi cao

(CL) Trong khi lãi suất huy động liên tục chạm đấy thì trên thị trường trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản lại liên tục thiết lập đỉnh mới, liệu có gây rủi ro cho nhà đầu tư?

Kể từ thời điểm lãi suất có xu hướng giảm dần cũng là lúc trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cơ hội tiệm cần với nhà đầu tư, đặc biệt với nhà đầu tư nhỏ lẻ hơn vì đáp ứng được mức lãi suất kỳ vọng.

Tuy nhiên, trong thực tế kênh đầu tư này khác với tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và phù hợp hơn với nhà đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng phân tích và đánh giá rủi ro. Vì thế, nếu trái phiếu doanh nghiệp bất động sản càng được tiếp thị một cách rộng rãi đến nhà đầu tư thì càng buộc nhà đầu tư cẩn trọng hơn, đặc biết với trái phiếu của doanh nghiệp kém minh bạch.

Cần cẩn trọng với trái phiếu doanh nghiệp bất động sản lãi cao.

Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 8, đã có tổng cộng 38.399 tỷ đồng được doanh nghiệp Việt Nam huy động qua kênh trái phiếu. Kỳ hạn phát hành trái phiếu bình quân là 3,97 năm. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở kỳ hạn 3 năm với 22.590 tỷ đồng; kế đó là kỳ hạn 5 năm với 5.150 tỷ đồng; các kỳ hạn 2 năm, 10 năm cũng được doanh nghiệp ưa chuộng với giá trị phát hành lần lượt 3.220 tỷ đồng và 3.080 tỷ đồng.

Trong tháng 8, các doanh nghiệp bất động sản trở thành “quán quân” huy động vốn qua kênh trái phiếu với giá trị phát hành 11.670 tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 30% trong tổng giá trị phát hành.

Theo các chuyên gia nhận định, sỡ dĩ trái phiếu bất động sản chiếm tỷ trọng cao phát hành cao là bởi vì trong bối cảnh dự án đình trệ vì thủ tục pháp lý và ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, trong khi ngân hàng thắt chặt tín dụng. Thậm chí nhiều doanh nghiệp bất động sản nhắm vào tâm lý ham lãi suất cao của nhà đầu tư, thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp đã cố tình chia nhỏ và kéo dài thời gian phát hành mỗi đợt để “mồi” nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Đứng đầu trong những công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao nhất mọi thời đại là Công ty cổ phần Tập đoàn Apec Group – tuy chưa có sản phẩm phân phối nhưng đã nhận cọc tới 93%. Đây được coi là chiêu “hút khách” mà  hệ sinh thái họ “Apec” đang thực thi và trái phiếu của CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam trả lãi suất 13%/năm cũng nằm trong kế hoạch này. Kế tiếp là trái phiếu CTCP Đầu tư bất động sản Đông Dương trả lãi 12%/năm, Công ty đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An trả lãi 11,5%…

Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) phân tích, nếu tình hình sản xuất kinh doanh tốt, thị trường bất động sản diễn biến thuận lợi thì doanh nghiệp có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà đầu tư khi sở hữu trái phiếu.

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ khi hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì rủi ro rất lớn do quy mô năng lực tài chính hạn chế sẽ không thể trang trải được khoản nợ lớn đã phát hành. Đối với doanh nghiệp bất động sản, bên cạnh vay nợ trái phiếu thì các doanh nghiệp này còn vay ngân hàng.

Nếu cứ đẩy lãi suất lên cao để huy động trái phiếu với khối lượng lớn, khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn hoặc thị trường bất động sản gặp khó khăn thì rủi ro rất lớn cho bản thân doanh nghiệp, cũng như tổ chức tín dụng và nhà đầu tư trái phiếu do doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, ông Dương nhận định.

Còn Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, đặc thù của trái phiếu doanh nghiệp là công cụ nợ, do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Hiện có không ít doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong quý I/2020 nhưng vẫn đẩy mạnh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chưa hẳn là huy động vốn để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của  mình, có khi chỉ để cơ cấu lại các khoản nợ. Kênh đầu tư này khác với tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và chỉ phù hợp với nhà đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng phân tích và đánh giá rủi ro, ông Đức nhận định.

Nghị định 81/2020 chỉnh sửa bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/9/2020. Nội dung chính theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, giới hạn về phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm hạn chế hoạt động phát hành quá mức để phân phối cho nhà đầu tư cá nhân. Đồng thời, tăng trách nhiệm của các tổ chức tư vấn, đại lý giam gia vào đợt phát hành trái phiếu.

Đây là bước điều chỉnh được cho là cần thiết để đảm bảo thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp, lành mạnh hơn. Trong đó, hướng đến mục tiêu tách bạch rõ hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng với hoạt động chào bán riêng lẻ – vốn hướng đến các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Ngọc An

————–

Công luận (Kinh tế) 19-9-2020:

https://congluan.vn/can-trong-voi-trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-lai-cao-post97553.html

(160/1.050)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Truy quét hàng giả cuối năm.

Truy quét hàng giả cuối năm. (NLĐ) - Các cơ quan chức năng sẽ tập trung...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,851