3.187. Thua lỗ chứng khoán thật chuyển sang đầu tư chứng khoán “ảo”: Nhà đầu tư mất cả “chì lẫn chài”

(VTV.vn) – Thị trường chứng khoán gần đây liên tục giảm điểm, khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ.

Ứng dụng StockX kêu gọi đầu tư chứng khoán trái phép.

Nhiều người đã chuyển sang đầu tư chứng khoán tại ứng dụng StockX, 1 ứng dụng chưa được cấp phép vì lợi nhuận cao. Nhưng chỉ sau 2 tuần, ứng dụng này đã không cho rút tiền, khiến nhiều người mất trắng.

Cam kết lợi nhuận cao tới 600%/năm

Trao đổi với phóng viên VTVmoney, anh T.M.H – một nhà đầu tư chia sẻ: Cách đây gần 1 tháng, anh nhận được 1 cuộc gọi từ số máy lạ. Người này hỏi có phải anh đang thua lỗ từ đầu tư chứng khoán không, nếu phải thì hãy chuyển sang đầu tư chứng khoán bên ứng dụng có tên là StockX, cam kết sẽ có lợi nhuận cao. Thậm chí người này còn hứa: “Anh cắt hết các mã bên đấy đi, rồi sang bên này thì em sẽ gỡ lỗ lại cho anh”.

Ban đầu, anh H không tin, nhưng người này ngày nào cũng nhắn tin, gọi điện cho anh giục anh mở tài khoản miễn phí và đầu tư thử. Đang trong lúc bị thua lỗ chứng khoán cơ sở, anh H nghĩ thôi thì vào thử 1 ít xem sao. “Vừa mở tài khoản xong thì họ chuyển tặng tôi luôn 1 triệu đồng trong tài khoản. Họ nói cái này là quỹ chia cổ tức cho những người mở tài khoản mới. Tôi nghi ngờ thử rút tiền ra thì rút được ngay, thế nên tôi mới tin tưởng”, anh H tâm sự.

Cùng 1 mã chứng khoán, trong cùng 1 thời điểm nhưng app StockX lại cho phép nhà đầu tư được mua cổ phiếu với giá thấp hơn nhiều so với thị trường.

Sau khi tải app và truy cập vào app này, anh H thấy app cũng hiển thị biến động về giá của các mã chứng khoán giống như trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam nên càng tin tưởng hơn. Thậm chí môi giới ứng dụng này còn gửi cho anh 1 bản hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng cổ phiếu với tên là :Công ty TNHH Sequoia. Do vậy, anh H đã chuyển 20 triệu đồng vào để đầu tư thử. Mỗi ngày qua nhóm Zalo, nhân viên môi giới của ứng dụng này chỉ cho anh mua 1 mã cổ phiếu nhất định và cam kết sẽ có lãi từ 2-7%/ngày, mục tiêu đạt lãi 600%/năm. Sau 1 vài ngày đầu tư thấy có lãi thật, cũng rút được tiền ra, nên anh H đã nạp thêm 250 triệu đồng để đầu tư tiếp.

Cam kết cho giao dịch T+0

Ngoài lợi nhuận cao, nhân viên môi giới của ứng dụng StockX còn cam kết cho phép các nhà đầu tư được giao dịch mua bán trong ngày, tức T+0. “Nếu chiều hôm trước mình mua cổ phiếu lúc 14h30 thì đến sáng hôm sau là đã có thể bán được ngày và bán xong, nếu cổ phiếu đó bị giảm thì mình có thể mua lại được luôn và bán luôn trong ngày nếu nó tăng giá trở lại”, chị L.T.N, 1 nhà đầu tư khác tâm sự.

Tin nhắn mời chào giao dịch T+0

Khi được hỏi chị có biết quy định hiện nay của Luật Chứng khoán hiện hành chỉ cho phép các nhà đầu tư được bán cổ phiếu theo chu kỳ T+3 trên thị trường chứng khoán cơ sở, tức là sau khi mua thì 3 ngày sau mới được bán. Vậy việc mua bán T+0 của ứng dụng StockX là rất bất thường không? Chị N cho biết: “Tôi có biết quy định này vì thực tế tôi cũng đã từng đầu tư chứng khoán cơ sở rồi. Tuy nhiên, nhân viên môi giới app Stock lại giải thích với tôi là họ là 1 quỹ có tên là Sequoia. Quỹ của họ đã mua và nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu nên họ có thể bán T+0 như vậy.Mấy ngày đầu giao dịch tại ứng dụng StockX, tôi và các nhà đầu tư khác cũng thực hiện được việc mua bán cổ phiếu trong ngày nên chúng tôi càng tin tưởng”.

Cam kết cho phép mua cổ phiếu thấp hơn với giá thị trường

Sau vài ngày đầu tư, app StockX hiển thị có mã chứng khoán lãi tới 196%

Mỗi ngày, nhân viên môi giới của StockX sẽ cho các nhà đầu tư mua 1 mã cổ phiếu nhất định, thậm chí có mã được mua giá thấp hơn so với giá trên sàn chứng khoán Việt Nam từ 30 đến 50%. “Được mua với giá thấp hơn nhiều như vậy nên khi mua vào xong là tôi có lợi nhuận ngay, bán ra trong ngày có mã lãi hơn 50%”, anh N.V.D chia sẻ. Ban đầu, anh cũng hơi có nghi ngờ về việc tại sao ứng dụng Stock lại có thể bán cổ phiếu với giá rẻ như vậy thì được nhân viên môi giới giải thích là Họ là quỹ Sequoia, đã mua số lượng lớn cổ phiếu từ lâu với giá thấp nên bây giờ bán lại ưu đãi cho các nhà đầu tư.

Chuyển tiền vào 1 tài khoản cá nhân

Mặc dù nhân viên môi giới của ứng dụng StockX luôn khẳng định app StockX là của Công ty TNHH Sequoia, và còn đưa ra cả giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư nạp tiền vào tài khoản để giao dịch thì chỉ được hướng dẫn chuyển tiền cho 1 vài cá nhân không quen biết,chứ không phải là 1 tài khoản của doanh nghiệp nào cụ thể. “Khi tôi thắc mắc thì nhân viên StockX giải thích: theo quy định họ phải nạp tiền qua bên thứ 3 để hợp thức hóa giao dịch, nên tôi cũng không hỏi thêm”, chị N chia sẻ.

Ứng dụng chứng khoán “ảo” StockX lộ diện

Lợi nhuận “khủng” lên tới 600%/năm, cam kết cho giao dịch T+0, cho phép mua cổ phiếu với giá thấp hơn nhiều so với thị trường, rút được tiền từ tài khoản ra nhanh chóng… Tất cả những chiêu trò này của ứng dụng StockX đã khiến nhiều nhà đầu tư dù nghi ngờ nhưng vẫn mất cảnh giác mà nạp tiền vào để đầu tư. Đến một 1 ngày, nhân viên môi giới của StockX mời chào các nhà đầu tư mua cổ phiếu quỹ của 1 số mã với giá rất rẻ, chỉ bằng 1 nửa so với giá thị trường, nhưng yêu cầu cam kết 15 ngày sau mới được bán. Thấy giá rẻ, lại bị nhân viên môi giới hối thúc nạp tiền mua liên tục, nếu không nhanh sẽ mất cơ hội, nhiều nhà đầu tư đã vội vàng nạp thêm tiền để mua. Thế nhưng, 15 ngày sau khi bán được cổ phiếu, các nhà đầu tư đặt lệnh rút tiền thì lại không thấy tiền chuyển về tài khoản ngân hàng như mọi lần. “Tôi vội vàng liên hệ với nhân viên môi giới thì họ cho biết tôi phải đóng thêm 20% tổng số tiền rút gọi là tiền phí mới cho rút tiền. Nhưng tôi không đóng nữa mà thấy nghi ngờ vì nếu họ cho rút tiền thật thì sao họ không giữ lại luôn 20% tiền phí rồi chuyển mình số tiền còn lại mà bắt mình đóng”, anh D chia sẻ.

Tuy nhiên, vì nôn nóng cũng đã có nhà đầu tư vội vàng đóng thêm 20% tiền phí nhưng sau đó vẫn không rút được tiền. “Có một chị ở Đắk Nông nạp thêm 360 triệu đồng để rút được tiền gốc 1,8 tỷ đồng ra mà không rút được”, chị N tâm sự.

Sợ mất tiền, các nhà đầu tư tham gia ứng dụng StockX mới vội vàng lần tìm các thông tin trong bản Hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu đã được môi giới ứng dụng StockX gửi cho trước đây. Trong bản hợp đồng có ghi rõ bên chuyển nhượng là Công ty TNHH Sequoia, theo giấy phép đăng ký kinh doanh có địa chỉ tại 97, Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Tuy nhiên, khi phóng viên VTVmoney tìm đến công ty này được đại diện của Công ty Sequoia cho biết, công ty đã bị ứng dụng StockX mạo danh. Giấy đăng ký kinh doanh của Công ty đã bị ứng dụng này chỉnh sửa rồi đăng lên mạng nhằm lừa đảo nhà đầu tư. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, Công ty Sequoia chỉ hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học, không có liên quan gì đến lĩnh vực chứng khoán.

Ứng dụng StockX không được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Theo ông Lưu Chí Kháng, Công ty cổ phần chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam, ứng dụng Stock chưa có trong danh sách các đơn vị được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Vì vậy, StockX đang hoạt động trái phép.

Ông Lưu Chí Kháng, Công ty cổ phần chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam

Theo quy định, nhà đầu tư muốn giao dịch chứng khoán sẽ phải mở tài khoản qua công ty chứng khoán là các thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, các ứng dụng không rõ nguồn gốc và chủ sở hữu như StockX về cơ bản sẽ không thể thực hiện giao dịch với các cổ phiếu trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc ứng dụng này cũng không có kết nối gì với các sàn chứng khoán của Việt Nam. Các nhà đầu tư bỏ tiền mua cổ phiếu thực chất lại không hề được sở hữu cổ phiếu, và có rủi ro rất lớn. “Nhà đầu tư khi mà giao dịch mua bán chứng khoán thông qua StockX thì giao dịch của nhà đầu tư không hoàn toàn sở hữu cổ phiếu, mà cổ phiếu chỉ được hiển thị trên phần mềm của cái StockX này. Chứ trên VSD không lưu giữ bất kỳ thông tin gì về mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư. Ở đây tiềm ẩn nhiều rủi ro khi nhà đầu tư không hoàn toàn sở hữu cổ phiếu. Khi cái app này sập thì nhà đầu tư hoàn toàn mất tiền”, ông Lưu Chí Kháng nhận định.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, với những chi tiết như cam kết cho giao dịch T+0, cho phép nhà đầu tư nhỏ lẻ mua cổ phiếu thấp hơn nhiều so với giá của thị trường, nạp tiền qua tài khoản cá nhân… đều là những chi tiết ngay từ ban đầu cho thấy ứng dụng StockX này có dấu hiệu lừa đảo bởi những hoạt động này không hề khớp với các quy định thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng: “Đây có dấu hiệu rõ ràng là lừa dối khách hàng. Nộp tiền thì cũng phải qua công ty chứng khoán, qua tài khoản chứng khoán và ngân hàng trung gian. Những đơn vị không rõ lai lịch như StockX đứng ra tổ chức như vậy thì có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Những người tham gia vào ứng dụng này cũng khó mà lấy lại được tiền, khi không rõ ai là chủ của ứng dụng”.

Dù có nhiều dấu hiệu bất thường, vi phạm pháp luật nhưng hiện nay ứng dụng StockX vẫn đang hoạt động khá rầm rộ thu hút hàng trăm người trên mỗi nhóm Zalo, Telegram khác nhau. Theo hình ảnh về các biên nhận tiền được gửi lên các nhóm, số tiền các nhà đầu tư chuyển vào ứng dụng này có thể đã lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Khánh Huyền

—————–

VTV.vn (Kinh tế) 25-6-2022:

https://vtv.vn/kinh-te/thua-lo-chung-khoan-that-chuyen-sang-dau-tu-chung-khoan-ao-nha-dau-tu-mat-ca-chi-lan-chai-20220625185251059.htm

(91/2.044)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152" align="alignleft" width="428"] Bài được giới thiệu trên trang bìa số 1, bản giấy ra ngày 03-10-2024:[/caption] (KTSG) - Mục tiêu trực tiếp của việc đánh thuế tài sản là tăng thu ngân sách, tiếp đó là điều tiết cung cầu và tác động vào việc sử dụng bất động sản một cách tiết kiệm, hiệu quả, cuối cùng mới là góp phần hạ giá nhà đất. [caption id="attachment_42226" align="alignright" width="450"] Theo định hướng, người sở hữu nhiều bất động và các bất động sản bỏ không, lãng phí đều phải bị đánh thuế cao hơn.Ảnh: H.T[/caption]Giá bất động sảnGiá bất động sản thấp quá hay cao quá cũng đều không có lợi cho nền kinh tế. Nhưng giá bất động sản cao hay thấp, chủ yếu phụ thuộc vào quy luật cung - cầu thị trường. Khác với nhiều nước phát triển, nơi nhu cầu bất động sản có xu hướng giảm, do nhà ở từ đô thị đến nông thôn xây dựng qua hàng trăm năm rất nhiều, chất lượng tốt, sử dụng lâu dài, trong khi dân số già, nhu cầu giảm đi, tại Việt Nam, nguồn cung đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân còn thiếu hụt rất lớn.Trong bối cảnh đó, việc giá nhà bị đẩy lên cao, trước hết là do cung - cầu, đặc biệt là khi chính sách thắt chặt, dẫn đến số lượng dự án nhà ở triển khai rất ít trong những năm gần đây. Đáng lẽ, giá nhà cao nhiều năm rồi thì thị trường sẽ phản ứng bằng việc bán ra thu lợi, đồng thời tập trung nguồn lực đầu tư ồ ạt, nhanh chóng tăng cung, hạ giá. Nhưng điều đó đã không diễn ra, vì nhà phải xây dựng trên đất ở, trong khi đất ở thì giá tăng cao; thủ tục phát triển dự án vô cùng chậm trễ, khó khăn, tốn kém, dẫn đến nguồn nhà ở đã bị chặn, siết chặt, vì nhiều lý do, cả vô tình và hữu ý.Bất động sản là một thị trường rất rộng lớn, tính cạnh tranh cao, với hàng vạn nhà đầu tư, phát triển, cùng với hàng triệu người tiêu dùng tham gia, kèm theo điều kiện số vốn rất lớn, pháp lý phức tạp, chặt chẽ, thời gian để ra được một sản phẩm thường tính bằng nhiều năm. Do đó, việc đầu tư là hoàn toàn hợp pháp, chính đáng, cần thiết và cần được khuyến khích đối với thị trường nhà ở. Hoạt động đầu cơ, găm giữ hay thổi giá sẽ không ảnh hưởng đáng kể, thậm chí dễ bị đè bẹp nếu như cung - cầu không bị quá mất cân đối. Chính sách lớn tác động không nhỏ Việc đánh thuế vào người sở hữu bất động sản cũng cần tính đến để ngăn chặn đầu cơ, nhằm giảm giá bất động sản. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay thì dường như mới chỉ là cách giải quyết tác động đến phần nổi của tảng băng chìm."Là một loại thuế tài sản, thì chủ yếu là nhằm thu tiền của nhà giàu, để tăng ngân sách cho cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Nói đơn giản là đánh thuế người có nhiều nhà đất, nhưng thực chất phải là hướng tới người có giá trị nhà đất lớn. 100 mét vuông nhà ở mặt phố trung tâm Hà Nội có thể thuộc diện bị đánh thuế tài sản, nhưng 1.000 mét vuông nhà ở miền núi hẻo lánh thì có thể không".Nhà đầu tư bất động sản bỏ vốn ra và đi vay tiền, là nhằm thu được lợi ích, trong đó quan trọng nhất là gia tăng giá trị của nhà đất, từ đó sẽ mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế và xã hội, trong đó có việc nộp thuế vẫn diễn ra lâu nay.Việc đầu tư của pháp nhân hay cá nhân, lớn hay nhỏ, là một trong những yếu tố quyết định duy trì và phát triển thị trường bất động sản vận hành ổn định, hiệu quả. Việc đầu tư, không chỉ thúc đẩy, mà còn đóng vai trò cân bằng, ổn định thị trường.Đầu tư vào bất động sản nói chung, vào nhà ở nói riêng, không chỉ đơn thuần là việc mua đi bán lại kiếm chênh lệch, mà còn là việc bỏ ra chi phí, công sức, trả lãi tiền vay, khai thác sử dụng, cho thuê bất động sản sao cho hiệu quả cao và tổng thể là việc chấp nhận rủi ro trong đầu tư, kinh doanh.Bản thân việc đầu tư cũng là một yếu tố tham gia vào việc điều tiết thị trường. Khi giá nhà đắt đỏ, sốt nóng thì họ đầu tư xây dựng, phát triển thêm góp phần hạ giá. Khi giá nhà rẻ, đóng băng thì họ giảm đầu tư và mua hàng vào, góp phần giữ giá ổn định, để bảo vệ chính nhà đầu tư. Đó là quá trình cân bằng, hỗ trợ thị trường. Thậm chí, xét theo khía cạnh tích cực, thì về cơ bản, việc đầu cơ nhà đất cũng có tác dụng tương tự.Do đó, nếu không thận trọng xem xét, tính toán để đưa ra các giải pháp phù hợp thì việc ban hành chính sách nói chung, chính sách thuế nói riêng sẽ đi ngược lại với mong muốn, gây hại cho thị trường. Yếu tố tâm lý trong thị trường bất động sản cũng rất quan trọng và rất dễ bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách đánh thuế. Việc nhà đầu tư e dè, không muốn tiếp tục đầu tư có thể khiến chênh lệch cung - cầu lớn hơn, khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, nhất là người có thu nhập chưa cao, còn gặp nhiều thách thức hơn. Mục tiêu của thuế bất động sản Trước hết, cần xác định rõ mục tiêu chính của thuế bất động sản là gì? Là một loại thuế tài sản, thì chủ yếu là nhằm thu tiền của nhà giàu, để tăng ngân sách cho cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Vì vậy, nói đơn giản là đánh thuế người có nhiều nhà đất, nhưng thực chất phải là hướng tới người có giá trị nhà đất lớn. Vì thế đâu có đánh thuế cao, thậm chí còn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. 100 mét vuông nhà ở mặt phố trung tâm Hà Nội có thể thuộc diện bị đánh thuế tài sản, nhưng 1.000 mét vuông nhà ở miền núi hẻo lánh thì có thể không, vì giá trị có khi chưa bằng 1 mét vuông mặt phố."Đánh thuế tài sản là nhằm khuyến khích đầu tư, kinh doanh hiệu quả thông qua chìa khóa thị trường, chứ không phải để ngăn chặn việc đầu tư".Vì vậy, việc đánh thuế phải bảo đảm không triệt tiêu động lực đầu tư, phát triển các sản phẩm bất động sản nói chung, nhà ở nói riêng, nhằm điều tiết tốt hơn cung - cầu của thị trường. Về nguyên tắc, người sở hữu nhiều bất động sản và các bất động sản bỏ không, lãng phí đều phải bị đánh thuế cao hơn.Tuy nhiên, cái khó là phải giải quyết vấn đề bản chất để đạt hiệu quả tổng thể, chứ không chỉ mỗi lĩnh vực tranh cãi nhau về một mục tiêu đơn lẻ của mình là thu thuế, ngăn chặn đầu cơ hay giảm giá nhà ở. Do đó, cần tính đến nhiều giải pháp đồng bộ, chứ không phải chỉ là đánh thuế hay không đánh thuế và áp đặt thuế suất cao hay thấp.Chẳng hạn, vòng 1 vẫn có thể đánh thuế “cào bằng” theo giá trị tài sản. Nhưng vòng 2 phải là bù trừ vào số tiền đã nộp thuế từ chính việc khai thác hay cho thuê tài sản đó. Ví dụ, phải nộp thuế tài sản 100 đồng, nếu tài sản đó đã đưa vào làm cơ sở bán hàng hay cho thuê 50 đồng, thì đương nhiên phải được trừ giảm đi số tiền thuế đã nộp từ hoạt động kinh doanh, cho thuê.Mong muốn hạ giá nhà ở đã quá cao so với thu nhập và người dân, nhất là dân nghèo, có nhà ở là rất chính đáng. Nhưng đánh thuế tài sản là nhằm khuyến khích đầu tư, kinh doanh hiệu quả thông qua chìa khóa thị trường, chứ không phải để ngăn chặn việc đầu tư. Vì thế, nếu chưa có giải pháp đồng bộ, hiệu quả và khả thi thì chưa nên tính đến việc đánh thuế bất động sản.Luật sư Trương Thanh ĐứcGiám đốc Công ty Luật ANVI-----------------Kinh tế Sài Gòn (Địa ốc) 03-10-2024:https://thesaigontimes.vn/hay-nhin-tu-muc-tieu-cua-viec-danh-thue-bat-dong-san/(1.498)

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.388. "Phải đổi mới tư duy về thể chế để...

"Phải đổi mới tư duy về thể chế để bước vào Kỷ nguyên mới". (VNN) -...

Trích dẫn 

3.903. Mở rộng phạm vi kiểm toán để dẹp nạn...

Mở rộng phạm vi kiểm toán để dẹp nạn tăng vốn ảo của doanh nghiệp. (ĐTM)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,157