(VOV1) – Luật sư Trương Thanh Đức đối thoại trực tiếp 7h15 ngày 25-12-2020 trên VOV1 câu chuyện thời sự 22 phút.
http://vov1.vov.vn/…/hoan-thien-phap-luat-de-ngan-chan…
———-
Đăng FB:
Đa cấp hấp dẫn.
Giàn chủ xị bán hàng đa cấp rất giỏi mưu trò lò nghề mê hoặc.
Đàn vịt đông nghịt bơi theo nhiều con rất béo. Nhưng về bến đỗ thì tuyệt đại đa số bị vặt trụi lông.
VOV1 Thời sự trực tiếp sáng 25-12 (22 phút):
http://vov1.vov.vn/…/hoan-thien-phap-luat-de-ngan-chan…
! Mỗi ngày 1 luật !
————
Kịch bản:
Hoàn thiện pháp luật để ngăn chặn hoạt động kinh doanh đa cấp trá hình lừa đảo người dân
Phát sóng 07h10 thứ sáu 25/12/2020
Khách mời: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI
Địa điểm: Studio 41 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thưa quý vị và các bạn! Hơn 6.000 bị hại tại 49 tỉnh, thành phố tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp do Lê Xuân Giang cầm đầu, với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 1000 tỷ đồng là những con số đáng chú ý trong vụ án ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ xảy ra tại Công ty CP Liên Kết Việt, đang được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm.
Câu hỏi đặt ra là tại sao nhiều người dính bẫy của hoạt động bán hàng đa cấp trá hình đến vậy? Phải chăng do các quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng, công tác quản lý còn chồng chéo, kiểm tra, kiểm soát thiếu đồng bộ; các chế tài xử phạt còn quá nhẹ khiến các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo thông qua hoạt động bán hàng đa cấp trá hình. Vậy, cần hoàn thiện pháp luật như thế nào để sớm ngăn chặn, không để các doanh nghiệp bán hàng đa cấp trá hình lừa đảo người dân? Đây là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI. Quý vị và các bạn có ý kiến muốn tham gia chương trình hãy gọi điện cho chúng tôi theo 2 số máy 0243.934.1040 hoặc 02439349483
- Trước hết xin được cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức đã tham gia Câu chuyện thời sự hôm nay.
Luật sư: Kính chào quý thính giả của Đài TNVN
- Để bắt đầu cuộc trao đổi, mời quý thính giả cùng Luật sư Trương Thanh Đức nghe 1 tổng hợp ngắn sau đây:
– Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, theo đó lần đầu tiên thuật ngữ “bán hàng đa cấp” được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh, đồng thời Luật cũng đưa ra các hành vi bán hàng đa cấp bất chính nghiêm cấm các doanh nghiệp thực hiện. Mặc dù là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên và cao nhất điều chỉnh đối với hoạt động bán hàng đa cấp nhưng Luật Cạnh tranh chưa đưa ra cơ chế quản lý đối với hoạt động này.
– Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 110 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, chính thức thiết lập một cơ chế quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp từ trung ương đến địa phương. Theo Nghị định 110, doanh nghiệp muốn tổ chức bán hàng đa cấp phải thực hiện đăng ký với Sở Công Thương để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
– Ngày 14 tháng 5 năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 42 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, thay thế cho Nghị định 110 với những thay đổi cơ bản, quan trọng theo hướng thắt chặt quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp như nâng cao điều kiện gia nhập, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hoạt động của người tham gia, bổ sung nhiều quy định cấm, tăng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý cũng như giữa các cơ quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn công tác đào tạo người tham gia của doanh nghiệp.
– Ngày 12 tháng 3 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 40 quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, thay thế Nghị định 42 với nhiều quy định mới nhằm nâng cao tính minh bạch của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam cũng như tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Theo đó, khái niệm “kinh doanh theo phương thức đa cấp” được bổ sung và khẳng định “hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa.
- Qua tổng hợp ngắn vừa rồi cho thấy, để quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thì nhiều văn bản pháp luật cũng đã được ban hành. Vậy thưa Luật sư, theo ông nguyên nhân vì sao mà vẫn có nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp trá hình lừa đảo người dân?
Luật sư
- Như vậy có thể thấy là các quy định của pháp luật hiện hành chưa làm tốt được vai trò phòng ngừa các thủ đoạn bán hàng đa cấp trá hình. Nguyên nhân vì sao, thưa Luật sư? Phải chăng vẫn còn nhiều lỗ hổng trong các quy định của pháp luật?
Luật sư (Những bất cập của pháp luật trong lĩnh vực bán hàng đa cấp)
- Nhiều ý kiến cho rằng, những quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa đủ và rất cần 1 công cụ pháp luật mạnh hơn để ngăn chặn các hành vi bán hàng đa cấp trá hình ngay từ mới phát sinh. Quan điểm của Luật sư về vấn đề này như thế nào?
Luật sư
- Thưa Luật sư, việc pháp luật hiện hành không yêu cầu doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở kinh doanh tại địa phương cũng phần nào là nguyên nhân khiến hoạt động bán hàng đa cấp trá hình phát triển lừa đảo người dân. Vì điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng. Quan điểm Luật sư như thế nào?
Luật sư
- Thưa Luật sư, để ngăn chặn hành vi bán hàng đa cấp trá hình thì Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã bổ sung Điều 217a “Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp”. Nhưng trên thực tế cho đến nay, chưa có vụ án nào bị khởi tố theo điều luật này. Theo Luật sư tại sao lại như vậy?
Luật sư
- Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, tham gia 1 chương trình trên kênh Thời sự cách đây ít hôm, khi đề cập nguyên nhân khiến hoạt động bán hàng đa cấp trá hình diễn biến phức tạp, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp có ý kiến cho rằng:
Băng: Hệ thống văn bản luật của chúng ta thì cũng cũng chưa đầy đủ, hoàn thiện, chưa gắn trách nhiệm cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị khi có hoạt động lừa đảo đa cấp xảy ra ở địa phương thì chưa xem xét đến trách nhiệm của người đứng đầu địa phương. Khi để xảy ra sự việc thì không ai nhận trách nhiệm. Cho nên nguy cơ có sự thỏa hiệp buông lỏng là có
- Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, qua ý kiến vừa rồi của Luật sư Đặng Văn Cường cho thấy là công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán hàng đa cấp hiện nay cũng còn nhiều vấn đề đang đặt ra và đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tự tung tự tác để lừa đảo người dân?
Luật sư
- Luật sư có lời khuyên gì với mọi người, để không bị dính vào cạm bẫy của bán hàng đa cấp trá hình? Như chúng tôi thường hay nói đùa là nghe nhạc hiệu đoán chương trình, làm sao để người dân có thể nhận diện ra được đúng bản chất của bán hàng đa cấp ngay từ khi nhận được những lời mời chào tham gia vào hoạt động này?
Luật sư
- Theo Luật sư cần hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này như thế nào để bán hàng đa cấp phát huy được tác dụng tích cực, là một hình thức bán lẻ hàng hóa hiệu quả mà không bị suy nghĩ xấu, tiêu cực như hiện nay?
Luật sư
Vâng, xin cảm ơn Luật sư!
Thưa quý vị và các bạn! Hoàn thiện pháp luật để phòng ngừa, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh, không để các doanh nghiệp lợi dụng bán hàng đa cấp trá hình để lừa đảo người dân là điều cần thiết. Tuy nhiên, bản thân mỗi người dân cũng cần nâng cao cảnh giác để không bị vướng vào “cạm bẫy” của những doanh nghiệp lừa đảo, bán hàng đa cấp trá hình.
Tới đây chúng tôi xin được kết thúc Câu chuyện Thời sự hôm nay. Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI đã tham gia chương trình. Cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý lắng nghe./.
—————-
VOV1 (Câu chuyện thời sự) 25-12-2020: