3.241. Vụ chiếm đoạt 430 tỷ đồng: “Ngân hàng không đền thì ai đền?”

(DT) – “Vụ việc này rõ ràng như ban ngày là vân tay giả, chữ ký giả để lừa đảo thì ngân hàng không đền thì ai đền”, Luật sư Trương Thanh Đức khẳng định.

Trao đổi nhanh với phóng viên Dân trí về vụ việc một số cán bộ ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn hơn 430 tỷ đồng của cá nhân và nhóm cá nhân gửi tiền vào ngân hàng, Luật sư Đức cho rằng khách có thể có sai sót, nhưng nếu ngân hàng làm đúng thì không bao giờ có sai nghiêm trọng như vậy.

“Đứng về góc độ luật pháp, pháp nhân thì ngân hàng sẽ phải chịu cho các vấn đề liên quan đến sai phạm của cá nhân. Ngân hàng không được quyền đẩy trách nhiệm cho cá nhân hoặc chia tách trách nhiệm”, ông Đức nói.

Theo ông Đức, hệ thống ngân hàng bài bản, nghiêm chỉnh, chặt chẽ không thể sai lệch hoặc mất số tiền quá lớn được, không có chuyện “nhầm thua, vô ý mất” như ngoài thị trường được.

“Tôi đọc có thấy vài chục luật và quy định thì hai từ “an toàn, chính xác” được nhắc đi nhắc lại chuyện ở các nơi. Nếu nhân viên là tội phạm lừa đảo thì ngân hàng là pháp nhân sẽ phải chịu trách nhiệm bởi để một cá nhân đứng ra chiếm đoạt tiền của khách hàng, không phải một mình họ có thể làm được. Và đối với số tiền lớn như vậy, sẽ phải thông qua nhiều quy trình, kiểm soát rất khắt khe mới có thể chuyển tiền được”, Luật sư Đức cho biết.

Theo ông Đức, ngân hàng là pháp nhân và nhân viên ngân hàng phải là một, bởi vì họ phải thực hiện đúng các quy định thì mới thực hiện các giao dịch với khách hàng. Không thể tách ra làm hai, để trách nhiệm lên cá nhân được.

“Một cá nhân làm trong ngân hàng phải thông qua tất cả các máy móc, hệ thống, qua nhiều con người thì sai ở hệ thống, từ ngân hàng chứ không phải chỉ vài cá nhân được”.

“Nếu trường hợp điều tra phát hiện khách hàng và nhân viên cấu kết với nhau lừa ngân hàng, hoặc chữ ký không giống nhưng nhân viên ngân hàng vẫn chi thì còn phải xem xét. Nhưng vụ việc này, rõ ràng như ban ngày là vân tay giả, chữ ký giả để lừa đảo thì ngân hàng không đền thì ai đền”, Luật sư Trương Thanh Đức nói.

Ông Đức cho rằng, người ta từng nói cho ngân hàng vay thì người cho vay chỉ cầm mỗi chứng minh thư và sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, khi vay lại của ngân hàng thì bao nhiêu thủ tục, giấy tờ, ràng buộc. Nếu ngân hàng muốn được an toàn đồng tiền cho vay, thì người gửi tiền họ cũng muốn được đảm bảo an toàn tương tự.

Ông này cũng nói thêm về các trường hợp có thể mất tiền mà ngân hàng không phải chịu trách nhiệm như. Khách tự làm mất thẻ tín dụng, ATM, mất mật khẩu hoặc ủy quyền cho người khác rút tiền của ngân hàng.

Còn trong trường hợp, ngân hàng trả tiền cho người vay mà không có đủ căn cứ như giấy ủy quyền, người gửi tiền, chứng minh thư người gửi tiền… thì ngân hàng cũng phải đền cho khách hàng.

An Linh


Dân trí (Tài chính đầu tư) 26-01-2021:

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/vu-chiem-doat-430-ty-dong-ngan-hang-khong-den-thi-ai-den-20210126132758133.htm

(640/640)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,584