3.248. Toạ đàm: “Ma trận” hàng giả, hàng nhái dịp cuối năm: Làm thế nào để xử?

(LĐ) – Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lộng hành vào dịp cuối năm không chỉ gây bức xúc cho người tiêu dùng, còn làm “đau đầu” các doanh nghiệp chân chính. Chính vì vậy, các chuyên gia nhận định, cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp quyết liệt và đồng bộ trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

Những thủ đoạn buôn bán hàng giả tinh vi

Phát biểu tại tọa đàm “Ma trận hàng giả, hàng nhái dịp cuối năm: Làm thế nào để xử lý” do Báo Lao Động tổ chức chiều 28.1, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, vào những tháng cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán 2021, tình hình buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái có xu hướng gia tăng, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng phục vụ tiêu dùng.

Theo đó, hàng giả, hàng nhái tại thị trường nội địa có mặt từ các cửa hàng tạp hóa, các chợ truyền thống, đến hè phố các đô thị; thậm chí trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những khu đô thị. Những đối tượng này sử dụng nhiều chiêu thức tinh vi, như cất giấu khi có mặt các cơ quan chức năng, bán hàng qua mạng, lưu trữ hàng hóa cùng với nơi ở tại các khu chung cao cấp được kiểm soát chặt chẽ việc ra vào.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái – theo ông Nguyễn Mạnh Hùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng khi xâm hại cả vào lĩnh vực thực phẩm như đồ ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh… qua cả các con đường kinh doanh xuất nhập khẩu hợp pháp và bất hợp pháp.

Ngoài ra, hàng giả còn được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh ở một nơi, sau đó đặt gia công ở một nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành phẩm, sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và giao liền cho khách hàng đặt mua, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ chờ tiêu thụ.

Cũng phân tích về những thủ đoạn buôn bán hàng giả, hàng nhái dịp cuối năm, luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty luật ANVI (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, việc vận chuyển hàng tiêu dùng vào những ngày giáp Tết về Việt Nam thường rất lớn. Thủ đoạn phổ biến là hoạt động về ban đêm, dùng tàu biển công suất lớn, sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại để liên lạc và theo dõi chặt chẽ các lực lượng chức năng chống buôn lậu. Khi bị kiểm tra phát hiện, bắt giữ, các đối tượng này sẵn sàng vứt hàng xuống biển để phi tang và chống trả quyết liệt.

Mặc dù lực lượng QLTT vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên, vẫn chưa thể xử lý dứt điểm tình trạng này. Do nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân ngày càng cao, nhưng việc sản xuất số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hóa vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Các đối tượng thường bố trí kho hàng, nơi sản xuất chung với nơi ở gây khó khăn cho hoạt động khám nơi cất giữ tang vật vi phạm hành chính của lực lượng QLTT.

Làm thế nào để ngăn chặn hàng giả dịp cuối năm

Để ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái dịp cuối năm, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, lực lượng QLTT cần chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn trong công tác trao đổi thông tin, nắm tình hình để thẩm tra, xác minh, địa bàn, rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.

Đồng thời, tăng cường kiểm soát tuyến trọng điểm gần các cửa khẩu, các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hoá gần biên giới, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, cảng hàng không. Tập trung lực lượng kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giầy dép, lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, đường, hoa quả, rượu bia, thuốc lá, xì gà, nước giải khát, xăng dầu, động vật và sản phẩm chế biến từ động vật…

Còn theo luật sư Trương Thanh Đức, doanh nghiệp cũng cần giám sát hoạt động tiêu dùng hàng hóa như nơi thực hiện tem chống hàng giả, ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc thiết kế, chế tạo, bảo mật sản phẩm. Nếu phát hiện sản phẩm bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nên chủ động gửi đơn khiếu nại và công bố sản phẩm bị làm giả nhằm bảo vệ thương hiệu và tránh để người tiêu dùng mua nhầm. Còn người tiêu dùng cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng giả, hàng nhái.

ANH TUẤN

—————

Lao động TV (Video) 28-01-2021:

https://laodong.vn/video/toa-dam-ma-tran-hang-gia-hang-nhai-dip-cuoi-nam-lam-the-nao-de-xu-875037.ldo

https://laodong.vn/kinh-te/ma-tran-hang-gia-hang-nhai-dip-cuoi-nam-lam-the-nao-de-xu-ly-875108.ldo

—————-

Kịch bản

KỊCH BẢN TỌA ĐÀM

“MA TRẬN HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI DỊP CUỐI NĂM: LÀM THẾ NÀO ĐỂ XỬ LÝ”

Khách mời:

– Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng VN.

– Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Thờigian: 14h ngày 28.1.2021

Địađiểm: Trường quay – Báo Lao Động

Nội dung – thời gianLờidẫn
MC dẫn vào (14h – 14h05)MC: Chào mừng quý vị đến với Chương trình giao lưu trực tuyến: “CHẶN “VÒI” HÀNG GIẢ TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG”do Báo Lao Động tổ chức. Khách mời giao lưu hôm nay, chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu:

– Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng VN

– Ông Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

MC chào đầu (14h05-14h10)MC: – Thưa quý vị và các bạn, Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng cao. Chính vì vậy, lợi dụng dịp này, các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để trà trộn, đưa ra lưu thông trên thị trường.

–       Đặc biệt, năm 2020, tình hình dịch COVID-19 khiến cho thị trường gặp nhiều biến động, việc khan hiếm hàng hóa như vật tư y tế phòng, chống dịch khiến nhiều đối tượng vì chạy theo lợi nhuận đã tổ chức sản xuất, buôn bán, lưu thông hàng hóa kém chất lượng, giả mạo nhãn hàng, bao bì, tên thương mại, địa chỉ của các doanh nghiệp uy tín, mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

–       Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “MA TRẬN HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI DỊP CUỐI NĂM: LÀM THẾ NÀO ĐỂ XỬ LÝ”, với mong muốn cùng các khách mời đưa ra những giải pháp đồng bộ,để đấu tranh, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vụ vi phạm về buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, nguồn gốc xuất xứ, tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh.

–       Khách mời giao lưu ngày hôm nay, chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu:

* Ông Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI

* Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

Giao lưu phần I

(14h10-14h40)

Phần I: THỰC TRẠNG HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI DỊP CUỐI NĂM

MC: Dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao cũng là cơ hội để các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng gian, hàng giả, thực phẩm “bẩn” lũng đoạn thị trường, thu lợi bất chính. Xin ông cho biết, thời điểm cuối năm 2020, ông nhận định thế nào về thực trạng này?

–       Ông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời

MC: Hàng nhái, hàng nhái, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứđược “tuồn” vào Việt Nam từ những nguồn nào, thưa ông?

–       Luật sư Trương Thanh Đức trả lời

MC: Thưa ông, đâu là những mặt hàng bị làm nhái, làm giả nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán?

–       Ông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời

MC: Hiện nay, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tại thị trường nội địa có mặt từ các cửa hàng tạp hoá, các chợ truyền thống, đến hè phố các đô thị, thậm chí trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp. Xin ông cho biết những cách thức tinh vi mà các đối tượng sử dụng để buôn bán hàng giả, qua mặt người tiêu dùng và cơ quan chức năng?

–       Ông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời

MC: Thưa luật sư Trương Thanh Đức, hàng lậu có giá trị cao “lọt” vào trong nước vào dịp giáp Tết như rượu, nước hoa, áo quần hàng hiệu mới là nỗi lo lớn cho nạn thất thu thuế. Vậy, vấn đề quản lý rủi ro với loại hình buôn lậu này khó khăn như thế nào? Bởi hiện nay có thực trạng nếu doanh nghiệp nhập khẩu từng bị hải quan phát hiện vi phạm, tịch thu hàng, họ sẽ lập công ty khác tiếp tục nhập khẩu.

–       Luật sư Trương Thanh Đức

MC: Không thể phủ nhận thời gian qua cơ quan chức năng đã nỗ lực trong công tác chống hàng nhái, hàng giả. Tuy nhiên, sau mỗi đợt cao điểm ra quân, tình trạng này vẫn tiếp diễn và ngày càng hoạt động tinh vi, nguyên nhân của tình trạng này là gì, thưa ông?

–       Ông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời

MC: Nói về thực trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái dịp cuối năm, trong nhiều cuộc hội thảo, có ý kiến cho rằng, hiện nay có tình trạng một số đối tượng đã móc nối giữa cá nhân và tổ chức nước ngoài làm hàng giả hoặc lợi dụng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để sản xuất, trà trộn hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam đem lưu thông, tiêu thụ trên thị trường, ông nhận định thế nào về vấn đề này?

–       Ông Nguyễn Mạnh Hùng

MC:Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Thưa ông, hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý như thế nào?

–       Luật sư Trương Thanh Đức trả lời

MC: Trong năm 2020, Thủ tướng ban hành Nghị định 98/2020-NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm trên đã được nâng lên. Liệu đây có phải là chế tài đủ mạnh để ngăn chặn được vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng đang tồn tại hiện nay?

–       Luật sư Trương Thanh Đức trả lời

MC: Theo ông, những khó khăn, thách thức trong vấn đề ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong thời điểm cuối năm là gì?

–       Đại diện Quản lý thị trường trả lời

MC: Hiện nay có tình trạng – khi Việt Nam đã cam kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA), hàng hóa từ các nước bị áp thuế suất cao tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo, hợp thức hóa xuất xứ Việt Nam sau đó xuất khẩu vào thị trường Mỹ, châu Âu… để lẩn tránh mức thuế suất cao do các nước này áp dụng.

Hành vi này dẫn đến nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp ở mức rất cao, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Việt Nam. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, ông có thể phân tích những hệ luỵ mà hàng hoá Việt Nam gặp phải?

–       Luật sư Trương Thanh Đức

Giao lưu phần II

(14h40-15h10)

Phần II: GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ LÀNH MẠNH HOÁ THỊ TRƯỜNG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.

MC: Mua sắm, tiêu thụ sản phẩm là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Thế nhưng, nạn hàng nhái, hàng giả không chỉ tác động xấu đến các thương hiệu, doanh nghiệp chân chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng. Vào những dịp lễ tết, ma trận hàng nhái, hàng giả càng lộng hành. Vậy, các giải pháp nào để xử lý vấn đề này, thưa ông?

–       Ông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời

–       Luật sư Trương Thanh Đức trả lời

MC:Đối với các kênh bán hàng trực tuyến, việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái cần được triển khai và thực hiện như thế nào? Trách nhiệm của phía doanh nghiệp như thế nào để giám sát hoạt động tiêu dùng hàng hóa, ngăn chặn hàng giả?

– Ông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời

– Luật sư Trương Thanh Đức trả lời

MC: Với tư cách là cơ quan đồng hành và bảo vệ người tiêu dùng, ông có khuyến nghị gì với người tiêu dùng và doanh nghiệp, để đồng hành với lực lượng quản lý thị trường, chung tay ngăn chặn hàng giả, hàng nhái?

–       ÔngNguyễn Mạnh Hùng trả lời

–       Luật sư Trương Thanh Đức

Kết thúc

(15h15-15h20).

MC: Kết

–       Nạn hàng nhái, hàng giả không chỉ tác động xấu đến các thương hiệu, doanh nghiệp chân chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng. Vào những dịp lễ tết, ma trận hàng nhái, hàng giả càng lộng hành. Vì vậy, để ngăn chặn cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng, trong đó trực tiếp là quản lý thị trường, lực lượng công an và hải quan.

–       Phía doanh nghiệp cũng cần giám sát hoạt động tiêu dùng hàng hóa như nơi thực hiện tem chống hàng giả, ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc thiết kế, chế tạo, bảo mật sản phẩm. Nếu phát hiện sản phẩm bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nên chủ động gửi đơn khiếu nại và công bố sản phẩm bị làm giả nhằm bảo vệ thương hiệu và tránh để người tiêu dùng mua nhầm.

–       Phía người tiêu dùng cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng giả, hàng nhái. Người mua nên trang bị kiến thức về nhận dạng các thương hiệu sản phẩm, cũng như các phân biệt hàng hóa như xem kỹ xuất xứ hàng hóa, đánh giá chất lượng. Đồng thời, nên tìm mua ở những cửa hàng, siêu thị uy tín, có dán nhãn, tem xuất xứ nguồn gốc, để dễ dàng khiến nại hoặc khiếu kiện nếu phát sinh.

Buổi tọa đàmMA TRẬN HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI DỊP CUỐI NĂM: LÀM THẾ NÀO ĐỂ XỬ LÝ” đến đây là kết thúc. Xin chào quý vị và các bạn, hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong những chương trình lần sau.

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,575