3.262. Những chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội dịp Tết.

(VOV1) – Thời điểm gần Tết Nguyên đán cùng với những khó khăn do dịch bệnh gây ra, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài sản qua mạng xã hội ngày càng có xu hướng gia tăng với thủ đoạn đa dạng, tinh vi khó lường. Đáng chú ý là nắm bắt nhu cầu vay tiêu dùng của người dân trong dịp Tết gia tăng, các đối tượng đã mạo danh công ty tài chính, lừa đảo những người có nhu cầu vay tiền. Và thực tế đã có rất nhiều người thu nhập thấp, công nhân lao động đã tìm đến các thông tin cho vay tiền tiêu dùng được quảng cáo trên facebook hoặc zalo. Cứ nghĩ là vay tiền từ công ty tài chính như ngân hàng, nhưng sau đó nhiều người mới “té ngửa” mình đã “sập bẫy” vay tiêu dùng lãi suất cao hoặc rơi vào tình trạng bị lừa đảo. Tại sao nhiều người dân vẫn trở thành bị hại của những đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng dù đã nhiều lần được khuyến cáo? Giải pháp nào để khắc phục và ngăn chặn hiệu quả loại tội phạm này

Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật ANVI, tọa đàm trực tiếp trong Chương trình Câu chuyện thời sự, VOV1 sáng 08-02-2021 tại 41 Bà Triệu.

VOV1 (Câu chuyện thời sự) trực tiếp 08-02-2021

Nghe Audio Clip 28’ tại đây:

http://vov1.vov.gov.vn/cau-chuyen-thoi-su/nhung-chieu-tro-lua-dao-qua-mang-xa-hoi-dip-tet-08022021-c47-69147.aspx

https://vov.vn/phap-luat/nhung-chieu-tro-lua-dao-qua-mang-xa-hoi-dip-tet-836310.vov

———–

Kịch bản:

Chương trình theo dòng thời sự

Phát sóng TRỰC TIẾP vào 07h15 thứ hai ngày 08/02/2021

 

Thưa quý vị và các bạn!

Thời điểm gần Tết Nguyên đán cùng với những khó khăn do dịch bệnh gây ra, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài sản qua mạng xã hội ngày càng có xu hướng gia tăng với thủ đoạn đa dạng, tinh vi khó lường. Đáng nói, có đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của hàng nghìn bị hại với cùng một chiêu thức, thủ đoạn.

Tại sao nhiều người dân vẫn trở thành bị hại của những đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng dù đã nhiều lần được khuyến cáo? Loại tội phạm này bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Giải pháp nào để khắc phục và kiểm soát tốt hơn loại tội phạm này? Đây là chủ đề chúng tôi bàn luận trong câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của vị khách mời là luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật Anvi

Quý vị và các bạn quan tâm đến chủ đề này, xin mời gọi điện đến số điện thoại 02439341040 để đặt câu hỏi và cùng trao đổi với vị khách mời của chương trình. Chúng tôi xin nhắc lại số điện thoại là 02439341040.

Bây giờ xin mời BTV bắt đầu cuộc trao đổi.

Trước hết, xin cảm ơn luật sư Trương Thanh Đức đã nhận lời tham gia chương trình cùng chúng tôi.

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời: Xin chào BTV và chào quý thính giả của Đài TNVN

1/ Vâng, thưa luật sư Trương Thanh Đức, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xuất hiện từ khi nào và ông có đánh giá như thế nào về diễn biến, mức độ của loại tội phạm này trong những năm gần đây, thưa luật sư?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

 

2/ Như luật sư vừa phân tích, tính chất, mức độ phạm tội của loại tội phạm này ngày càng phức tạp, tinh vi, đa dạng và phổ biến hơn. Để giúp quý vị và các bạn có thêm thông tin, xin mời quý vị và các bạn cùng luật sư Trương Thanh Đức nghe phóng sự sau của phóng viên Mai Hạnh:

(băng phóng sự: Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phát đi cảnh báo khuyến nghị người dân cần kiểm tra, xác minh kỹ các website, các ứng dụng trong tin nhắn mà người sử dụng nhận được, bởi thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều phương thức phát tán tin nhắn lừa đảo, mạo danh thương hiệu của các ngân hàng, ví điện tử. Rất nhiều người sử dụng nhận được tin nhắn với nội dung: Phát hiện tài khoản của bạn đăng nhập khác vùng bất thường, vui lòng vào trang web vn-sacombank.com để xác nhận thông tin và thay đổi mật khẩu, hoặc “Chúng tôi phát hiện tài khoản của bạn đang tiêu dùng ở nước ngoài. Nếu không phải bạn đang tiêu dùng, vui lòng đăng nhập vào website v-acb.com, để huỷ thanh toán. Điều đáng nói là các tin nhắn này mạo danh, có thương hiệu gần giống với các ngân hàng. Nếu sử dụng điện thoại 2G, thì sẽ thấy xuất hiện các thương hiệu giả mạo, gần giống như vacb, isacombank, mbtkbank,… Tuy nhiên, nhiều điện thoại thông minh có tính năng gộp tin nhắn theo tên thương hiệu, nên đã bị lừa bởi những tên gần giống thật và để chung trong 1 mục tin nhắn của 1 ngân hàng nào đó. Nếu người dùng làm theo, tức là click vào website được gửi đến trong tin nhắn, thì sẽ “rơi vào bẫy” lừa đảo Phishing – lừa đảo mạo danh. Ông Ngô Tuấn Anh – Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng Tập đoàn Công nghệ BKAV – giải thích:

Băng 1 – Ong Ngo Tuan Anh

(Nội dung:Dịp gần đây nhất là trong thời điểm cận kề Tết, thì hoạt động tấn công mạng có thể nói là sôi động hơn so với các giai đoạn trước. Tấn công Phishinghay chúng ta có thể hiểu gọi là tấn công lừa đảo, thì trong các hình thức tấn công này: Kẻ xấu thông thường sẽ bằng các thủ đoạn tạo ra những kịch bản để thu hút nạn nhân, ví dụ như bấm vào một đường link. Rõ ràng thì những người mà nhận được thông tin đấy thường sẽ dễ thực hiện theo. Nhưng khi thực hiện theo những việc như vậy, thì vô tình là chúng ta cũng đã bị kẻ xấu đánh cắp tài khoản và sau khi kẻ xấu có được những tài khoản của chúng ta, thì kẻ xấu tiếp tục chuyển tiền. Thì đối với từng người một, thì số lượng tiền có thể không phải quá nhiều; nhưng với số lượng người nhiều, mà bị lừa như vậy thì tổng thiệt hại rất lớn trong thời gian vừa qua.)

 

Trên thực tế, vẫn có rất nhiều người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến nói riêng, hay tham gia môi trường mạng nói chung đã không ngần ngại cung cấp đầy đủ thông tin, như tài khoản ngân hàng, số điện thoại, chứng minh nhân dân,… để có thể  sử dụng các tiện ích mà nhiều trang web, nhiều ứng dụng đã cung cấp. Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới việc nhận được các tin nhắn giả mạo thương hiệu ngân hàng, tới đúng số điện thoại mà đăng ký dịch vụ ngân hàng trực tuyến trên Internet banking hoặc Mobile banking:

Băng 3– VOXPOP

(Nội dung: Nữ: Nếu muốn tích điểm hay muốn được giảm giá, thì cần phải điền các thông tin cá nhân của mình như số điện thoại email hay địa chỉ nhà riêng. Nói chung là họ hỏi gì thì tôi cung cấp nấy.

Nam: Các trang thương mại điện tử muốn thanh toán tiền trực tuyến thì ngoài các thông tin cơ bản như tên tuổi địa chỉ chứng minh thư, tôi còn phải liên kết cả thẻ ngân hàng hoặc thẻ VISA.

Nữ: Tôi thì có cung cấp nhiều thông tin cá nhân vì nếu không thì cũng không thể sử dụng được hết các tiện ích trên ứng dụng. Còn nếu cung cấp bằng thông tin của người khác hoặc bịa ra thì khó, vì sau đấy có liên quan đến số điện thoại của mình rồi thanh toán trực tiếp bằng thẻ ngân hàng của mình nữa.)

 

3/ Vâng, thưa luật sư Trương Thanh Đức, ông có bình luận gì sau khi nghe phóng sự vừa rồi? Phải chăng đây chỉ là một trong nhiều chiêu thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng trong thời gian qua?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời

 

 

4/ Phóng sự vừa rồi cũng chỉ ra thực tế: không ít người dân đã dễ dàng tin tưởng, không ngần ngại cung cấp các thông tin cá nhân của mình cho các đối tượng, dù không biết bên yêu cầu là ai, chỉ nghe qua điện thoại hoặc các kết nối trên mạng. Tại sao vậy, thưa luật sư Trương Thanh Đức?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời

 

5/ Để giúp người dân nhận thức tốt hơn về vấn đề này, theo ông, công tác tuyên truyền cần được thực hiện như thế nào cho hiệu quả bởi vì thực tế có những chiêu thức cũ như giả danh là nhân viên bưu điện thông báo có quà tặng rồi yêu cầu gửi chứng minh thư, số tài khoản hay giả danh là cán bộ ngành Công an, Viện kiểm sát, Tòa án rồi thông báo cho bị hại biết họ có liên quan đến đường dây tội phạm (ma túy, rửa tiền, buôn lậu.., dù được khuyến cáo nhưng nhiều người dân vẫn bị lừa?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời

 

6/ Người có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngay khi thực hiện hành vi hay khi đã gây ra hậu quả, thưa luật sư? Và theo quy định của pháp luật thì loại tội phạm này sẽ bị xử lý như thế nào, thưa luật sư?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời

 

7/ Trách nhiệm của nhà quản lý mạng và của ngân hàng có cần được xem xét trong trường hợp này không, thưa luật sư?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời

 

8/ Tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng đang ngày càng có xu hướng phát triển với mức độ phức tạp hơn. Theo luật sư, những giải pháp nào cần lưu tâm để kiểm soát tốt hơn tình trạng này?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

Vâng, xin cảm ơn luật sư

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,832