3.283. Thanh toán nợ trái phiếu, doanh nghiệp bất động sản muốn nhà đầu tư “hàng đổi hàng”

(ĐT) – Thay vì mua lại trái phiếu phát hành, thanh toán tiền cho trái chủ, doanh nghiệp phát hành khuyến khích nhà đầu tư đổi sang sản phẩm bất động sản.

Cách làm này khá phổ biến ở Trung Quốc thời gian qua, khi vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp lan rộng. Cách làm này cũng đã manh nha xuất hiện ở nước ta.

“Ở Việt Nam, đã có doanh nghiệp bất động sản thực hiện cách làm này. Theo đó, thay vì mua lại trái phiếu đã phát hành, doanh nghiệp cho phép trái chủ chuyển đổi trái phiếu sang sản phẩm bất động sản, bao gồm căn hộ, đất phân lô, thậm chí biệt thự. Nếu giá trị lô đất cao hơn số dư đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư có thể tìm một nhóm trái chủ để gom lại và có thể chuyển đổi sang việc cùng chung sở hữu lô đất đó”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cho biết.

Theo các luật sư, hình thức chuyển đổi này hoàn toàn hợp lệ, hợp pháp. Đồng thời, điều này cũng thể hiện doanh nghiệp phát hành có tài sản, có trách nhiệm.

“Đây là cách chúng ta quy đổi bù trừ, nếu nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi và thấy giá bất động sản hợp lý, có tiềm năng thì có thể chuyển sang bất động sản thay vì trái phiếu. Tất nhiên, giá quy đổi phải phù hợp với thị trường, nếu không sẽ không được nhà đầu tư chấp nhận”, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nhận xét.

Được biết, không chỉ Trung Quốc, Việt Nam, hình thức “hàng đổi hàng” này cũng xuất hiện ở Hàn Quốc.  Mặc dù vậy, hình thức này không phải không có rủi ro, đặc biệt là rủi ro pháp lý, thanh khoản. Các chuyên gia khuyến nghị, nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ tình trạng pháp lý của dự án bất động sản mà doanh nghiệp phát hành muốn “đổi hàng”. Bởi nếu không, trái chủ có nguy cơ chuyển sang một tài sản rủi ro khác.

Tính đến cuối tháng 9/2022, tổng dư nợ TPDN còn lưu hành trên thị trường ước khoảng 1,3 triệu tỷ đồng, tương đương với hơn 13% GDP năm 2021. Trong đó, dư nợ TPDN bất động sản khoảng 455.000 tỷ đồng.

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM Công ty chứng khoán DSC cho hay, nhóm nghiên cứu DSC đã phân tích kỹ chất lượng TPDN bất động sản trên thị trường và cho rằng, lượng trái phiếu cần theo dõi chỉ khoảng 2-3% tổng lượng TPDN đến hạn thanh toán.

“Chúng tôi đã phân tích khá kỹ càng những trái phiếu đến hạn từ năm 2022 đến 2024, theo đánh giá của chúng tôi, có một số trái phiếu cần lưu ý song không gây ra rủi ro hệ thống”, ông Huy nhận định và khuyên nhà đầu tư không nên sợ hãi và hành động đúng để tránh thiệt hại.

Báo cáo của FiinGroup mới đây cũng cho rằng, chất lượng TPDN hiện nay không đáng ngại và không có tính rủi ro lan truyền hệ thống. Do đó, nhà đầu tư tham gia thị trường TPDN nên giữ bình tĩnh và sự tỉnh táo trước các thông tin nhiễu loạn được lan truyền, tránh việc bán tháo và cắt lỗ TPDN đang nắm giữ mà không đánh giá được sức khỏe tài chính của DN phát hành.

Trong trường hợp nhà đầu tư đang sở hữu các trái phiếu mà doanh nghiệp không thể trả lãi và/ hoặc gốc, việc chấp nhận đàm phán và dàn xếp với doanh nghiệp và các tổ chức trung gian sẽ là giải pháp tốt cho các bên.

TL

————–

Đầu tư (Tài chính – Chứng khoán) 28-10-2022:

https://baodautu.vn/thanh-toan-no-trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-muon-nha-dau-tu-hang-doi-hang-d176567.html

(74/667)

#trái phiếu

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,832