3.325. Chậm hoàn thuế cho doanh nghiệp: Trách nhiệm thuộc về ai? 

Chậm hoàn thuế cho doanh nghiệp: Trách nhiệm thuộc về ai? 

(PLO) – Hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực điện, cao su, gỗ, nhựa, xi măng, mì lát… gần đây liên tục kêu cứu vì không được hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Tình trạng này khiến không ít doanh nghiệp lao đao, thậm chí đứng trước nguy phải dừng xuất khẩu, đóng cửa.

Hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực điện, cao su, gỗ, nhựa, xi măng, mì lát… gần đây liên tục kêu cứu vì không được hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Tình trạng này khiến không ít doanh nghiệp lao đao, thậm chí đứng trước nguy phải dừng xuất khẩu, đóng cửa.

Số liệu thống kê sơ bộ từ các hiệp hội doanh nghiệp cho thấy số tiền chưa được hoàn thuế là rất lớn. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: Chỉ riêng số tiền VAT mà hàng trăm doanh nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng chưa được hoàn đã lên đến khoảng 1.000 tỉ đồng.

Việc chậm hoàn thuế đang thực sự tạo ra thách thức cực lớn cho cộng đồng doanh nghiệp vì họ đang gặp khó khăn về dòng tiền. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn tiền để duy trì sản xuất, xuất khẩu, trả lương công nhân đang cạn do các kênh huy động vốn bị tắc nghẽn… thì việc chậm hoàn thuế càng khiến hoạt động của doanh nghiệp đã khó càng thêm khó.

Chậm trễ trong hoàn thuế VAT xuất phát từ nhiều lý do. Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân nêu rõ các công ty xuất khẩu nông sản đang gặp nhiều trở ngại trong việc xin hoàn thuế, do quy trình xác minh nguồn gốc phức tạp, chồng chéo, không nhất quán cách làm giữa các địa phương.

Đáng lo ngại, do nghi ngờ một số công ty, trong đó có công ty nước ngoài lẩn tránh thuế nên cơ quan quản lý đặt ra điều kiện khiến chậm trễ việc hoàn thuế, “giam” tiền hoàn thuế của doanh nghiệp.

Chậm hoàn thuế cho doanh nghiệp: Trách nhiệm thuộc về ai? 

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Đề cập đến vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nhấn mạnh không thể bắt các công ty Việt Nam phải chịu trách nhiệm với cái sai (nếu có) của công ty nước ngoài hoặc một công ty nào đó. Đồng thời, ngành thuế có thể thực hiện mọi biện pháp để chống thất thu thuế nhưng phải dựa trên cơ sở quy định cụ thể của pháp luật. 

Đồng quan điểm, nhiều ý kiến cho rằng Luật Quản lý thuế quy định công ty xuất khẩu chỉ cần đáp ứng các điều kiện như có hợp đồng xuất khẩu, có tờ khai hải quan, thanh toán qua ngân hàng sẽ được hoàn thuế VAT. Điều này có nghĩa ngành thuế không thể vì vài công ty gian lận tiền hoàn thuế VAT mà “đẻ” ra quy định, điều kiện để ách tiền hoàn thuế của các doanh khác. Làm như vậy là có lỗi với cộng đồng doanh nghiệp.

Rõ ràng thời gian qua thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chính sách vẫn còn nhiều vấn đề, mà ví dụ cụ thể là việc hoàn thuế quá chậm khiến môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng và cần phải được chấn chỉnh ngay.

CHÂN LUẬN

——————–

Pháp luật TP HCM 26-11-2022:

https://plo.vn/cham-hoan-thue-cho-doanh-nghiep-trach-nhiem-thuoc-ve-ai-post709483.html

(70/597) #VAT #thue #Hiephoisan #

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.974. Chính thức ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu...

Chính thức ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng. (VOVGT) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,124