3.436. Làm thế nào để nhận được hỗ trợ từ Chính phủ?

(LĐ) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, trả lời Lao Động Media tại số 6 Phạm Văn Bạch, ngày 22-7-2021, phát ngày 25-7-2021.

———————-

KỊCH BẢN TALK

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN ĐƯỢC HỖ TRỢ TỪ CHÍNH PHỦ?

Khách mời:

Luật sư: Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC

Thời gian: 16g ngày 22.7.2021

Địa điểm: Trường quay – Báo Lao Động tại Hà Nội (Số 6 Phạm Văn Bạch – Cầu Giấy – HN)

 

Nội dungLời dẫn
MC chào đầuMC: Thưa quý vị, trước tình hình dịch COVID-19 lan rộng, hàng nghìn doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động, kèm theo đó là hàng trăm ngàn người lao động ở các doanh nghiệp phải tạm ngừng việc để phòng, chống dịch.

Để hỗ trợ cho NLĐ phải tạm ngừng việc và lao động tự do bị ảnh hưởng việc làm, không có thu nhập, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 23/2021/QĐ-TTg Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

 

Vậy, những ai thuộc đối tượng được hỗ trợ và cần làm thủ tục gì để nhận được hỗ trợ này từ Chính phủ?

 

Để làm rõ những quy định này, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Luật sư Trương Thanh Đức Giám đốc Công ty Luật ANVI nhằm giải đáp những thắc mắc của quý bạn đọc

Vâng, xin trân trọng cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức đã nhận lời tham dự chương trình của Báo Lao Động ngày hôm nay.

Giao lưu phần I

 

 

1- MC: Thưa ông, ông có thể giới thiệu tóm tắt những dối tượng sẽ được hỗ trợ theo QĐ 23 của Thủ tướng Chính phủ?

 

LS Trả lời: Theo QĐ 23 của TTg, có một số nhóm NLĐ được hỗ trợ, cụ thể:

1-      Nhóm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

2-      Nhóm người lao động ngừng việc

3-      Nhóm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

4-      Nhóm viên chức hoạt động nghệ thuật

5-      Nhóm hướng dẫn viên du lịch

Ngoài ra, NLĐ còn được hỗ trợ gián tiếp thông qua chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghể để duy trì việc làm cho người lao động.

Cùng với đó, NLĐ và NSDLĐ còn được hỗ trợ thông qua việc tạm dừng đóng BHXH vào Quỹ hưu trí và Tử tuất.

Bên cạnh nhóm NLĐ và NSDLĐ, QĐ 23 cũng hỗ trợ chủ hộ kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động; hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế.

 

2- MC: Có thể nói, QĐ 23 đã đề cập đến nhiều đối tượng được hỗ trợ. Như vậy, ông có thể giới thiệu chi tiết hơn điều kiện, thủ tục để được nhận hỗ trợ với từng nhóm đối tượng?

 

LS trả lời:

Đối với Nhóm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

Từ điều 13 – 16 của QĐ 23: LS có thể nói vắt tắt, tóm ý Đ 13, 14, nhưng cần nói đầy đủ Đ 15, 16.

 

3- MC: Vâng, vậy còn đối với nhóm NLĐ phải ngừng việc thì sao?

LS trả lời: Đối với Nhóm người lao động phải ngừng việc thì áp dụng Điều 17 -20 QĐ 23.  LS có thể nói vắt tắt, tóm ý Đ 17, 18, nhưng cần nói đầy đủ Đ 19, 20.

 

4- MC: Bên cạnh những NLĐ phải tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương, tạm ngừng việc thì còn có những NLĐ phải chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vậy những người này được hưởng hỗ trợ thế nào?

 

LS trả lời: Đối với Nhóm NLĐ phải chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì áp dụng Điều 21 – 24 QĐ 23.  LS có thể nói vắt tắt, tóm ý Đ 21, 22, nhưng cần nói đầy đủ Đ 23, 24.

 

 

5-MC: Lúc đầu ông có đề cập đến việc NLĐ sẽ được hỗ trợ gián tiếp thông qua chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghể để duy trì việc làm cho người lao động. Vậy chính sách này cụ thể thế nào? Và thủ tụ sẽ ra sao?

 

LS trả lời: Việc hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghể để duy trì việc làm cho người lao động, bản chất là hỗ trợ NLĐ. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, có thể dẫn đến NSDLĐ phải thay đổi lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, do đó NLĐ cần được đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ tay nghề để có thể duy trì được việc làm.

Các quy định này từ Điều 9 – 12 QĐ 23.  LS có thể nói vắt tắt, tóm ý Đ 9,10, nhưng cần nói đầy đủ Đ 11, 12.

 

6-MC: Do Dịch bệnh kéo nên nhiều hoạt động vui chơi, giải trí phải tạm ngừng hoạt động nên đã ảnh hưởng lớn đến những người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật. Ông có thể cho biết viên chức hoạt động nghệ thuật thì được hỗ trợ thế nào và cần làm gì để được nhận hỗ trợ này?

 

 

LS trả lời: Theo QĐ 23, thì viên chức hoạt động nghệ thuật sẽ được hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người và chỉ được nhận một lần hỗ trợ (Đ 29, QĐ 23).

Khái niệm Viên chức hoạt động nghệ thuật được quy định rõ tại Đ 28, QĐ 23 (luật sư nói rõ điều này)

Thủ tục nhận hỗ trợ: Điều 30, QĐ 23 (luật sư nói rõ điều này).

 

7-MC: Vậy còn nhóm trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế sẽ được hỗ trợ thế nào và cần thủ tục gì?

 

LS trả lời: Từ Điều 25- 28 QĐ 23. LS có thể tóm ý điều 25, 26 nhưng cần nói đủ điều kiện theo Điều 27, 28.

 

8-MC: Thưa ông, còn một nhóm đối tượng nữa cũng được nhận hỗ trợ theo QĐ 23 của TTg, đó là những hộ kinh doanh. Vậy hộ kinh doanh nào được hỗ trợ và cần làm thủ gì?

 

LS trả lời: Hộ kinh doanh có đăng lý kinh doanh, đăng ký thuế, Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19, thì được hỗ trợ 1 lần 3 triệu đồng (Đ 35, 36 của QĐ 23)

Thủ tục nhận hỗ trợ theo quy định tại Đ 37 của QĐ 23 (Luật sư nói rõ điều này).

MC: Kết

Kính thưa quý vị

Quý vị vừa nghe Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI trao đổi một số thông tin xung quanh đối tượng, điều kiện cũng như thủ tục nhận hỗ trợ theo QĐ 23/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Chúng tôi hi vọng, nhưng thông tin mà Luật sư Trương Thanh Đức cung cấp sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về điều kiện được hỗ trợ và thủ tục để được nhận hỗ trợ từ Chính Phủ.

Chúng tôi mong rằng sẽ tiếp tục nhận được phản hồi từ phía quý bạn đọc.

Những băn khoăn và thắc mắc của quý vị sẽ là những lời gợi ý chân thực nhất để chúng tôi có thể xây dựng nội dung những số phát sóng tiếp theo.

Còn bây giờ, buổi Tư vấn Pháp luật hôm nay đến đây là kết thúc.

Xin chào quý vị và các bạn. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong những chương trình lần sau.

 

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN ĐƯỢC HỖ TRỢ TỪ CHÍNH PHỦ?

 

1- MC: Thưa ông, ông có thể giới thiệu tóm tắt những dối tượng sẽ được hỗ trợ theo QĐ 23 của Thủ tướng Chính phủ?

LS Trả lời:

1.1. Theo QĐ 23 của TTg, có một số nhóm NLĐ được hỗ trợ, cụ thể:

  • Nhóm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
  • Nhóm người lao động ngừng việc.
  • Nhóm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Nhóm viên chức hoạt động nghệ thuật
  • Nhóm hướng dẫn viên du lịch

1.2. Ngoài ra còn một số chính sách hỗ trợ người lao động như:

  • Người lao động còn được hỗ trợ gián tiếp thông qua chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghể để duy trì việc làm cho người lao động.
  • Cùng với đó, người lao động và NSDLĐ còn được hỗ trợ thông qua việc tạm dừng đóng BHXH vào Quỹ hưu trí và Tử tuất.
  • Bên cạnh nhóm NLĐ và NSDLĐ, QĐ 23 cũng hỗ trợ chủ hộ kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động; hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế.

 

2- MC: Có thể nói, QĐ 23 đã đề cập đến nhiều đối tượng được hỗ trợ. Như vậy, ông có thể giới thiệu chi tiết hơn điều kiện, thủ tục để được nhận hỗ trợ với từng nhóm đối tượng?

LS trả lời:

Đối với Nhóm người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ và nghỉ việc không hưởng lương thì được hỗ trợ theo các quy định như sau:

2.1. Điều kiện để được hỗ trợ:

Thứ nhất, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến hệt 2021.

Thứ hai, đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm nghỉ việc.

2.2. Mức hỗ trợ:

Thứ nhất, được hỗ trợ 1,855 triệu đồng nếu nghỉ từ 15 – 29 ngày.

Thứ hai, được hỗ trợ 3,71 triệu đồng nếu nghỉ việc từ 30 ngày trở lên.

Thứ ba, được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng mỗi người đang mang thai, người đang nuôi trẻ dưới 06 tuổi.

2.3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

Thứ nhất, bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

Thứ hai, danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu.

Thứ ba, bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ chứng minh đang mang thai hoặc đang nuôi trẻ dưới 06 tuổi.

2.4. Trình tự, thủ tục thực hiện:

Thứ nhất, người sử dụng lao động đề nghị BHXH xác nhận người lao động đang tham gia BHXH;

Thứ hai, trong 02 ngày làm việc, BHXH xác nhận việc tham gia BHXH của người lao động.

Thứ ba, người sử dụng lao đông gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở chính chậm nhất là 31-01-2022.

Thứ tư, trong 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện thẩm định, trình UBND cấp tỉnh.

Thứ năm, trong 02 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt việc hỗ trợ. Nếu không phê duyệt thì phải trả lời rõ lý do.

 

3- MC: Vâng, vậy còn đối với nhóm NLĐ phải ngừng việc thì sao?

LS Trả lời:

3.1. Người lao động phải ngừng việc được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, người lao động phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa từ 14 ngày trở lên.

Thứ hai, đang tham gia BHXH bắt buộc ngay trước khi ngừng việc.

3.2. Mức hỗ trợ:

Thứ nhất, mỗi người được hỗ trợ: 1 triệu đồng.

Thứ hai, được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng mỗi người đang mang thai hoặc đang nuôi trẻ dưới 06 tuổi.

3.3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

Thứ nhất, bản sao văn bản yêu cầu cách ly của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, danh sách người lao động có xác nhận của BHXH theo Mẫu.

Thứ ba, bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ chứng minh đang mang thai hoặc đang nuôi trẻ dưới 06 tuổi.

3.4. Trình tự, thủ tục thực hiện tương tự như đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện HĐLĐ và nghỉ việc không hưởng lương:

Thứ nhất, người sử dụng lao động đề nghị BHXH xác nhận người lao động đang tham gia BHXH;

Thứ hai, trong 02 ngày làm việc, BHXH xác nhận việc tham gia BHXH của người lao động.

Thứ ba, người sử dụng lao đông gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở chính chậm nhất là 31-01-2022.

Thứ tư, trong 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện thẩm định, trình UBND cấp tỉnh.

Thứ năm, trong 02 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt việc hỗ trợ. Nếu không phê duyệt thì phải trả lời rõ lý do.

Thứ sáu, quy định thêm, trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ, đơn vị sử dụng lao động thực hiện chi trả cho người lao động.

 

4- MC: Bên cạnh những NLĐ phải tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương, tạm ngừng việc thì còn có những NLĐ phải chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vậy những người này được hưởng hỗ trợ thế nào?

LS Trả lời:

4.1. Điều kiện được hỗ trợ:

Thứ nhất, người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc ngay trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ.

Thứ hai, người lao động chấm dứt HĐLĐ từ tháng đến hết năm 2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

4.2. Mức hỗ trợ:

Thứ nhất, mỗi người được hỗ trợ 3,71 triệu đồng.

Thứ hai, được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng đối với mỗi người đang mang thai hoặc đang nuôi trẻ em dưới 06 tuổi.

4.3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

Thứ nhất, đề nghị hỗ trợ theo Mẫu.

Thứ hai, bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau:

– HĐLĐ đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

– Quyết định thôi việc.

– Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.

Thứ ba, bản sao Sổ BHXH hoặc xác nhận của BHXH về việc tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ tư, bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ chứng minh việc đang mang thai hoặc đang nuôi trẻ em dưới 06 tuổi.

4.4. Trình tự, thủ tục thực hiện:

Thứ nhất, người lao động có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐTBXH nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động chậm nhất là 31-01-2022.

Như vậy khác với các trường hợp tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương, tạm ngừng việc do người sử dụng lao động trình lên UBND cấp huyện, người lao động bị chấm dứt việc làm không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tiếp gửi hồ sơ lên Trung tâm dịch vụ việc làm để gửi lên Sở LĐTBXH.

Thứ hai, trước ngày 05 và ngày 20 hằng tháng, Trung tâm Dịch vụ việc làm rà soát, tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ trình Sở LĐTBXH.

Thứ ba, trong 02 ngày làm việc, Sở LĐTBXH thẩm định, trình UBND cấp tỉnh.

Thứ tư, tỏng 03 ngày làm việc UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, thì phải trả lời và nêu rõ lý do.

 

5-MC: Lúc đầu ông có đề cập đến việc NLĐ sẽ được hỗ trợ gián tiếp thông qua chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghể để duy trì việc làm cho người lao động. Vậy chính sách này cụ thể thế nào? Và thủ tục sẽ ra sao?

LS Trả lời:

5.1. Bản chất của việc hỗ trợ:

Việc hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghể để duy trì việc làm cho người lao động, bản chất là hỗ trợ NLĐ.

Đây là việc hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh, dẫn đến NSDLĐ phải thay đổi lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, do đó NLĐ cần được đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ tay nghề để có thể duy trì được việc làm.

5.2. Điều kiện hỗ trợ:

Thứ nhất, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ tháng đến hết tháng 6-2022:

Thứ hai, người sử dụng lao động đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.

Thứ ba, người sử dụng lao động phải thay đổi cơ cấu, công nghệ như

– Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

– Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị SXKD gắn với ngành, nghề SXKD;

– Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

Thứ tư, người sử dụng lao động có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020.

Thứ năm, người sử dụng lao động có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Mẫu.

5.3. Mức hỗ trợ:

Thứ nhất, mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1,5 triệu/  lao động/tháng.

Thứ hai, mức hỗ trợ cụ thể được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học. Trường hợp khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ.

5.4. Thời hạn hỗ trợ:

Tối đa 06 tháng.

5.5. Phương thức chi trả:

Chi trả trực tiếp cho người sử dụng lao động theo phương án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề được phê duyệt.

5.6. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

Thứ nhất, văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động và kê khai về doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020 theo Mẫu.

Thứ hai, văn bản của người sử dụng lao động về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ.

Thứ ba, phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Thứ tư, xác nhận của BHXH về việc người sử dụng lao động đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

5.7. Trình tự, thủ tục thực hiện:

Thứ nhất, người sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đề nghị BHXH nơi đang tham gia BHXH xác nhận về việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ hai, trong 02 ngày làm việc, BHXH xác nhận.

Thứ ba, người sử dụng lao động gửi hồ sơ cho Sở LĐTBXH nơi đặt trụ sở chính.

Thứ tư, trong 07 ngày làm việc, Sở LĐTBXH xem xét, quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì trả lời và nêu rõ lý do.

Thứ năm, trong 03 ngày làm việc, BHXH cấp tỉnh chuyển kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động.

Thứ sáu, trong 02 ngày làm việc, người sử dụng lao động chuyển kinh phí cho cơ sở đào tạo theo phương án đã được phê duyệt.

Thứ bảy, trong 45 ngày kể từ ngày kết thúc việc đào tạo, người sử dụng lao động phải hoàn thành việc thanh quyết toán kinh phí với cơ sở thực hiện việc đào tạo theo thực tế và báo cáo kết quả thực hiện về Sở LĐTBXH.

 

6-MC: Do Dịch bệnh kéo nên nhiều hoạt động vui chơi, giải trí phải tạm ngừng hoạt động nên đã ảnh hưởng lớn đến những người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật. Ông có thể cho biết viên chức hoạt động nghệ thuật thì được hỗ trợ thế nào và cần làm gì để được nhận hỗ trợ này?

LS trả lời:

6.1. Điều kiện hỗ trợ:

Thứ nhất, viên chức hoạt động nghệ thuật là đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

Thứ hai, viên chức phải đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải tạm dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên trong thời gian từ tháng 5 đến hết năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

6.2. Mức hỗ trợ:

3.710.000 đồng/người

6.3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện:

Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật (bao gồm cả đơn vị trực thuộc cơ quan trung ương) lập Danh sách viên chức hoạt động nghệ thuật theo Mẫu gửi Sở quản lý về Văn hóa nơi đặt trụ sở chính chậm nhất là 31-01-2022.

Thứ hai, trong 03 ngày làm việc, Sở quản lý về Văn hóa tổng hợp, thẩm định, trình UBND cấp tỉnh.

Thứ ba, trong 02 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt thì thông báo và nêu rõ lý do.

 

7-MC: Vậy còn nhóm trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế sẽ được hỗ trợ thế nào và cần thủ tục gì?

7.1. Đối tượng được hỗ trợ:

Thứ nhất, trẻ em (người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em).

Thứ hai, người điều trị do nhiễm COVID-19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng, chống COVID- 19 (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

7.2. Mức hỗ trợ:

Thứ nhất, hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người điều trị nhiễm COVID-19 (F0) và người bị cách ly y tế (F1), từ ngày 27-4 đến hết năm 2021.

Thứ hai, thời hạn hỗ trợ theo thời gian thực tế nhưng đối với điều F0 trị tối đa 45 ngày, cách ly F1 tối đa 21 ngày.

Thứ ba, được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng cho trẻ em trong thời gian điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế:

7.3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện:

Thứ nhất, hồ sơ đối với các trường hợp F0 điều trị tại cơ sở y tế;

Thứ hai, hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với các trường hợp F1 thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly gồm:

Thứ ba, hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với F0 đã kết thúc điều trị tại cơ sở y tế trước ngày Quyết định 27 (tức trước ngày 07-7-2021) có hiệu lực thi hành gồm:

Thứ tư, hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với F1 đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly trước ngày trước ngày 07-7-2021 hoặc cách ly tại nhà.

  1. Trình tự, thủ tục:

Thứ nhất, đối với trường hợp đang điều trị, cách ly tại cơ sở y tế, cơ sở cách ly.

Thứ hai, đối với trường hợp F0, F1 đã kết thúc điều trị, hoàn thành cách ly tại cơ sở hoặc cách ly tại nhà.

Thứ ba, quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thời hạn thực hiện của các cơ quan, đơn vị, chức năng

 

8-MC: Thưa ông, còn một nhóm đối tượng nữa cũng được nhận hỗ trợ theo QĐ 23 của TTg, đó là những hộ kinh doanh. Vậy hộ kinh doanh nào được hỗ trợ và cần làm thủ gì?

LS trả lời:

8.1. Điều kiện được hỗ trợ:

Thứ nhất, hộ kinh doanh có đăng lý kinh doanh, đăng ký thuế.

Thứ hai, hộ kinh doanh phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ tháng 5 đến hết năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19

8.2. Mức hỗ trợ:

Được trợ 1 lần 3 triệu đồng

8.3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện:

Thứ nhất, hộ kinh doanh gửi đề nghị hỗ trợ theo Mẫu đến UBND cấp xã nơi có địa điểm kinh doanh chậm nhất là 31-01-2022.

Thứ hai, trong 03 ngày làm việc, UBND cấp xã xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh; niêm yết công khai; tổng hợp, báo cáo gửi Chi cục Thuế.

Thứ ba, trong 02 ngày làm việc, Chi cục Thuế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp.

Thứ tư, trong 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện rà soát, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thứ năm, trong 02 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ, thì thông báo và nêu rõ lý do.

Lao động (Tư vấn pháp luật) 25-7-2021:

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.425. Nhận thưởng Tết Ất Tỵ 2025 sẽ bị trừ...

Nhận thưởng Tết Ất Tỵ 2025 sẽ bị trừ thuế thu nhập cá nhân ra...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,386