(NĐT) – Hội thảo nhằm góp ý, nâng cao chất lượng Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi, trong đó, tập trung vào những vướng mắc, khó khăn của các TCTD trong xử lý nợ xấu, thu hồi tài sản đảm bảo.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Trọng Hiếu.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn cho biết: Luật Các tổ chức tín dụng sau 12 năm ban hành và 1 lần sửa đổi đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý cũng như tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn.
Theo báo cáo của NHNN, lũy kế từ tháng 8/2017 đến cuối tháng 1/2023, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 416 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42; trung bình khoảng 6,3 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn nhiều so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ năm 2012 – 2017 trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng/tháng).
Cùng với Luật các TCTD, ngày 15/8/2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, tạo ra khung khổ pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu của các TCTD, Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).
Việc thực hiện Nghị quyết số 42 đã mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020.
Hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC cũng đạt kết quả tích cực. Lũy kế từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực đến cuối tháng 12/2022, VAMC đã xử lý ước đạt 276,5 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc, gấp 4,9 lần so với tổng dư nợ gốc xử lý giai đoạn 2013 – 2016.
Mặc dù, việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng trước những diễn biến bất lợi của tình hình kinh tế, chính trị thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, khả năng thanh toán của nhiều doanh nghiệp suy giảm, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống đến cuối tháng 2/2023 đã lên tới 2,91%, so với mức 2% cuối năm 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021.
Tổng nợ xấu gộp (nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng) đến cuối tháng 2/2023 ước chiếm 5%/tổng dư nợ – gần tương đương với tỷ lệ nợ xấu nền kinh tế phải đối diện khi Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu lực.
Trong khi đó, Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025” đã đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3%.
Đây là mục tiêu đầy thách thức và để đạt được, đòi hỏi phải tạo hành lang pháp lý đồng bộ, mang tính đột phá và thực tiễn cho vấn đề xử lý nợ xấu.
Để đáp ứng yêu cầu này và không tạo khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết 42 của Quốc hội hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023, Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến. Theo đó, đã bổ sung thêm 1 chương quy định về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm.
Cụ thể, chương XI trong dự thảo Luật sửa đổi gồm 9 điều liên quan đến các nội dung: khái niệm nợ xấu; bán nợ xấu và tài sản bảo đảm; mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm; mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án; thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm; hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, vụ việc vi phạm hành chính; và chuyển nhượng tài sản bảo đảm.
Việc bổ sung các quy định này nhận được sự ủng hộ của các ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đối với nội dung của các quy định cụ thể, vẫn còn những ý kiến khác nhau.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp tỏ ra băn khoăn về việc một số nội dung của Nghị quyết 42 đã không được đưa vào dự thảo Luật TCTD như: xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản, bán nợ xấu có tài sản bảo đảm đang bị kê biên, phân bổ lãi dự thu, quy định về áp dụng thủ tục xét xử rút gọn…
Những nội dung này sẽ được quy định tại văn bản pháp luật nào và khi nào được ban hành là vấn đề đang được các ngân hàng và doanh nghiệp hết sức quan tâm.
Nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi), đặc biệt góp ý về các quy định liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu, hôm nay, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo “Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật Các TCTD (sửa đổi)”.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước, Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, Bộ Tư pháp, Hiệp hội Ngân hàng, các chuyên gia tài chính, chuyên gia pháp lý, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp.
Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tin tưởng với kiến thức, hiểu biết và ý thức trách nhiệm của mình, các chuyên gia sẽ thảo luận, đề xuất được các giải pháp thiết thực, hữu ích nhằm góp ý cho Dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi, đặc biệt là vấn đề xử lý nợ xấu.
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Thông tin về Hội thảo được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Nhadautu.vn và chuyên trang tiếng Anh Theinvestor.vn.
Dưới đây là điểm danh:
PHẦN I: THAM LUẬN
Thực trạng nợ xấu rất đáng lo ngại
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA).
Việt Nam cần xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường
“Xử lý nợ xấu ngân hàng nhìn từ kinh nghiệm quốc tế. Góp ý Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi)”, ông Darryl Dong, Cán bộ Quốc gia Cao cấp, IFC Việt Nam.
Ngân hàng gặp khó khi thu giữ tài sản
“Khó khăn trong xử lý nợ xấu, thu hồi tài sản bảo đảm từ thực tiễn ngân hàng. Góp ý dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi)”, ông Hoàng Hải Vương, Giám đốc phụ trách Khu vực miền Bắc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
PHẦN II: THẢO LUẬN
Người điều phối Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn: Phiên I hôm nay chúng ta đã được nghe 3 tham luận với nội dung rất sâu về các quy định trong dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đặc biệt là chương 9 về xử lý nợ.
Mở đầu phiên II – phiên thảo luận, tôi muốn nghe ý kiến ông Phan Đức Hiếu, với tư cách đại biểu Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông có thể cho biết Quốc hội kỳ họp tới đây đã sẵn sàng cho dự thảo luật này chưa và ông kỳ vọng gì nhất ở hội thảo này, về phía chuyên gia cũng như doanh nghiệp?
Tránh tình trạng bảo vệ chủ nợ nhưng ảnh hưởng đến người đi vay nợ
Cần mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng xử lý nợ
Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Khối Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Nam Á.
Người vay đang rất mạnh thế
TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển kinh doanh.
2 phương án xử lý nợ xấu
TS. Võ Trí Thành.
GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Xử lý nợ xấu không đồng nghĩa với người xấu, doanh nghiệp xấu
TS Nguyễn Anh Tuấn: Về đề xuất cần có trọng tài để rút gọn thủ tục, xin mời ý kiến LS. Trương Thanh Đức.
Luật sư Trương Thanh Đức: Thực nguyên tắc được trọng tài xử lý hết nhưng luật chúng ta không rõ ràng. Thứ nhất còn chờ Luật Đất đai sửa đổi thông qua. Thứ hai, là không ai mua nợ, mà mua quyền tài sản. Luật chung để xử lý nợ xấu đã bàn cách đây 6 năm nhưng không ai làm. Do đó, hiện nay, việc chỉ dành cho các tổ chức tín dụng là không được, ưu tiên thì có. Đặc biệt, từ lúc khởi thảo Nghị quyết 42 không có cơ chế cho công ty xử lý nợ, thêm nữa là một loạt quỹ phát triển địa phương, quỹ phát triển doanh nhỏ và vừa…
LS. Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI. Ảnh: Trọng Hiếu.
Quan điểm xử lý nợ xấu không đồng nghĩa với người xấu, doanh nghiệp xấu, ngân hàng xấu, chúng ta phải tách biệt rõ ràng. Nợ xấu không phải là sở hữu của ngân hàng mà của doanh nghiệp, người đi vay. Vì vậy, phải làm nợ xấu tốt lên. Trong thời gian qua, nợ xấu cao, lãi suất cao… và phong trào tung hô “bùng nợ” nên chúng ta cần nghĩ đến cơ chế, xử lý. Việc ban hành Nghị quyết 42 là tốt, nhưng chỉ là giải pháp tình thế.
Về giải pháp, trong dài hạn, xây dựng một luật chung về xử lý nợ xấu. Thứ hai, bổ sung một quy định, có thể là đối tượng áp dụng rộng ra. Cuối cùng, cơ chế cho người mua nợ kèm theo tài sản, kế thừa tiếp tục thu giữ, được quyền thế chấp. Tôi nhất trí với IFC khi mở cửa để nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào việc xử lý nợ xấu. Nước ngoài vào thì mới thực sự xử lý nợ xấu, sẽ tốt cho nền kinh tế.
Bà Liên Anh, IFC:
Ông Phạm Thanh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước.
Bà Phạm Thị Hằng, Thư ký TAND tối cao.
Ông Bùi Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc Thường trực Ngân hàng ACB.
Ông Lê Thanh Quý Ngọc, Giám đốc Khối Quản trị rủi ro Ngân hàng Phương Đông.
Mở cửa thị trường sẽ cho phép các bên mua lại nợ xấu nhận ra giá trị thực
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp).
Có những khoản nợ bán đến 30 phiên nhưng không có khách quan tâm
Ông Phạm Văn Phòng, Phó Giám đốc Khối quản lý rủi ro.
Nhóm phóng viên
————-
Nhà đầu tư (Tài chính) ngày 17-5-2023:
(333/2.085)