3.524. Luật sư nói gì khi xuất hiện thông tin TGDĐ yêu cầu giảm giá thuê mặt bằng, nếu không sẽ thanh lý hợp đồng?

(VNB) – Mới đây, một chủ mặt bằng đã nhận văn bản thông báo không thanh toán tiền thuê được TGDĐ gửi tới lần thứ 4. Đáng chú ý, nếu chủ cho thuê không phản hồi, phía TGDĐ sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng thuê.

Trao đổi với chúng tôi, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc công ty luật ANVI cho rằng: “TGDĐ đang gây sức ép đối với những mặt bằng không cần thuê nữa, buộc họ phải đơn phương thanh lý. Trong những trường hợp mặt bằng đang kinh doanh tốt, họ sẽ không làm vậy”. 

Ngoài ra, luật sư Trương Thanh Đức cho biết TGDĐ buộc phải thanh toán tiền thuê đầy đủ cho đối tác nếu muốn đơn phương thanh lý hợp đồng. Nếu không, chủ cho thuê mặt bằng có thể kiện.

Mới đây, CTCP Thế giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) vừa tiếp tục có công văn mới gửi đối tác mặt bằng chuỗi hệ thống cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh (công văn lần thứ 4), theo báo Dân Trí.

Trong công văn được gửi đi ngày 6/10 này, phía Thế Giới Di Động tiếp tục đề nghị việc cấn trừ và giảm giá thuê trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 như văn bản ngày 2/8. TGDĐ thông báo việc không tính tiền thuê và không thanh toán đủ tiền mặt bằng trong thời gian cửa hàng đóng cửa hoàn toàn do yêu cầu bắt buộc từ phía cơ quan Nhà nước.

Cụ thể, TGDĐ sẽ không tính tiền thuê 70% và chỉ thanh toán 30% tiền thuê mặt bằng trong thời gian bị hạn chế bán hàng để phối hợp phòng chống dịch.

Đáng chú ý, TGDĐ yêu cầu chủ mặt bằng phản hồi trước ngày 25/10 tới đây để hai bên đi đến thống nhất mức giảm giá thuê mặt bằng trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong trường hợp hai bên đạt thỏa thuận, hợp đồng thuê sẽ điều chỉnh theo sự thống nhất.

(Ảnh: Đối tác Trần Kỷ Mùi).

Còn nếu sau ngày 25/10, công ty vẫn không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía chủ mặt bằng thì công ty này cho biết sẽ tiến hành các nội dung như đã thông báo trong công văn ngày 2/8, đồng thời sẽ xúc tiến các thủ tục để thanh lý hợp đồng thuê theo điều kiện bất khả kháng được nêu trong hợp đồng mà hai bên đã ký.

Một đại diện từ phía Thế Giới Di Động xác nhận việc đã gửi công văn ngày 6/10 cho một số đối tác mặt bằng mà công ty gửi văn bản đề nghị miễn giảm nhưng chưa có phản hồi trong thời gian vừa qua.

Trước đó, ông Trần Kỷ Mùi, một chủ mặt bằng tại Bình Định cho biết TGDĐ đã tự ý gửi văn bản thông báo không thanh toán cũng như giảm tiền và chuyển khoản mà chưa có sự đồng ý từ chủ cho thuê. Ông Mùi đã có văn bản phúc đáp yêu cầu TGDĐ làm rõ vụ việc, nếu không sẽ tiến hành khởi kiện.

Luật sư Quách Thành Lực – Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Trị (Đoàn luật sư TP Hà Nội) chia sẻ với Dân Trí rằng dù dịch bệnh COVID-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng thì người thuê nhà cũng không thể đương nhiên được miễn tiền hay giảm tiền thuê nhà.

“Trong thời gian hợp đồng thuê chưa được thanh lý thì bên thuê vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền nhà đúng như thỏa thuận ghi nhận tại hợp đồng. Các khoản nợ người thuê chưa trả được người cho thuê nhà có thể thông qua tòa án để buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành. Khả năng chấp hành việc thi hành án với các đơn vị lớn như Thế Giới Di Động là rất khả quan”, ông Lực nhận định.

Vượng Phát

——–

VietnamBiz (Kinh doanh) 08-10-2021:

https://vietnambiz.vn/luat-su-noi-gi-khi-xuat-hien-thong-tin-tgdd-yeu-cau-giam-gia-thue-mat-bang-neu-khong-se-thanh-ly-hop-dong-20211008165557851.htm

(93/701)

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,770