3.577. Loạt chiêu trò đầu tư BĐS “siêu lợi nhuận” từ Nhật Nam và các công ty “lùa gà” đa cấp

Loạt chiêu trò đầu tư BĐS “siêu lợi nhuận” từ Nhật Nam và các công ty “lùa gà” đa cấp

(24h) – Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt chiêu trò đầu tư BĐS “siêu lợi nhuận” kiểu “lùa gà”, đa cấp đã bị cơ quan điều tra phanh phui. Trong đó, hàng chục nghìn nhà đầu tư trở thành nạn nhân cùng với số tiền thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Hàng chục nghìn nhà đầu tư trở thành nạn nhân của BĐS Nhật Nam

Lợi dụng tâm lý ham làm giàu và làm giàu nhanh của nhiều nhà đầu tư BĐS, thời gian qua nhiều mô hình đầu tư BĐS kiểu đa cấp, “lùa gà” đã được nhiều cá nhân lợi dụng để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Mới nhất, vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến bà Vũ Thị Thúy – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Bất động sản Nhật Nam đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư khi có hàng chục nghìn nạn nhân liên quan đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp này.

Công ty Nhật Nam tung ra nhiều chính sách kêu gọi hợp tác đầu tư rất hấp dẫn với mức lãi suất trung bình khoảng 46%, thậm chí tới 80%/năm. Nhà đầu tư chỉ cần ký hợp đồng và lĩnh tiền, không cần quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Ngày 8/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội ra thông báo về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và tạm giữ người đối với bà Vũ Thị Thuý (SN 1983), Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam (Công ty BĐS Nhật Nam).

Nhật Nam và các công ty lùa gà

Bà Vũ Thị Thuý đã bị bắt tạm giam

Theo thông báo, bà Thuý đã có hành vi đưa ra thông tin sai sự thật về Công ty BĐS Nhật Nam có nhiều bất động sản, dự án đầu tư, có lợi nhuận cao để huy động vốn của nhiều cá nhân, rồi sử dụng một phần tiền này để trả lãi cho các cá nhân trên. Sau đó, bà Thúy đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.

Những năm gần đây, công ty Nhật Nam tung ra nhiều chính sách kêu gọi hợp tác đầu tư rất hấp dẫn với mức lãi suất trung bình khoảng 46%, thậm chí tới 80%/năm. Nhà đầu tư chỉ cần ký hợp đồng và lĩnh tiền, không cần quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên, phần lớn những vị trí đất trên đứng tên chủ sử dụng là cá nhân khác (không phải lãnh đạo Công ty Nhật Nam).

Bên cạnh đó, cứ đầu tư 4 tỷ sẽ có 1 sổ cổ đông chiến lược, mỗi tháng ngoài lợi nhuận, nhà đầu tư được lĩnh thêm 15 triệu đồng/tháng. Ngoài tặng sổ cổ đông, công ty Bất động sản Nhật Nam còn hào phóng tặng cổ phiếu nội bộ cho các nhà đầu tư. Gói 100 triệu đồng được tặng 125 cổ phiếu. Gói 5 tỷ đồng tặng 10.000 cổ phiếu. Với giá 1 cổ phiếu do Nhật Nam tự quy định là 16.000 đồng và cam kết 10 tháng sau công ty sẽ mua lại với giá 20.000 đồng, thậm chí là 27.000 đồng/cổ phiếu.

Nhiều nhà đầu tư mất ăn mất ngủ sau khi đầu tư vào Nhật Nam

Để tạo lòng tin với các nhà đầu tư, Công ty Bất động sản Nhật Nam tự giới thiệu sở hữu quỹ đất trải dài từ Bắc vào Nam, như: Hà Nội, Thanh Hóa, Buôn Mê Thuột, Phú Quốc… Đặc biệt quỹ đất này đều nằm ở những vị trí đắc địa do Nhật Nam sở hữu trong tay nhiều sổ đỏ với diện tích rộng lớn.

Tuy nhiên, phần lớn những vị trí đất trên đứng tên chủ sử hữu là cá nhân khác (không phải lãnh đạo Công ty Nhật Nam). Bên cạnh đó, từ khoảng 8/2022, Công ty Nhật Nam đã ngừng chi trả tiền khiến các nhà đầu tư “đứng ngồi không yên”. Không ít người rơi vào cảnh nợ nần, phải bán đất, bán nhà, gia đình lục đục… vì trót dốc hết vốn liếng, tài sản, thậm chí vay tiền ngân hàng để đầu tư vào doanh nghiệp này.

Theo cơ quan điều tra, dù chỉ hoạt động trong vòng hơn 3 năm, Vũ Thị Thúy đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khoảng hơn 10.000 người, với tổng số tiền hàng nghìn tỷ đồng.

Dù chỉ hoạt động trong vòng hơn 3 năm, Vũ Thị Thúy đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khoảng hơn 10.000 người, với tổng số tiền hàng nghìn tỷ đồng.
Chiêu trò “lùa gà” như Nhật Nam… không hiếm

Loại hình kêu gọi vốn đầu tư bằng hình thức “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” như tại Nhật Nam không phải hiếm và cũng không phải chỉ có ở lĩnh vực BĐS. Trước đó, cũng đã từng có các công ty áp dụng phương thức tương tự trong nhiều lĩnh vực khác như: đầu tư tiền ảo, dự án truyền thông… Trong số đó phải kể đến những cái tên như: Công ty Bank Land, Công ty cổ phần Truyền thông và Tổ chức sự kiện Tâm Lộc Phát; Tiến Phát, Thái Tuấn, Greenland, Smartland, và đặc biệt là Alibaba… Siêu lừa Nguyễn Thái Luyện trong vụ đại án Alibaba lừa 4.300 người là điển hình nhất.

Tương tự “chiêu trò” siêu lợi nhuận để “lùa gà” như Nhật Nam, còn hàng chục công ty tương tự ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó Siêu lừa Nguyễn Thái Luyện trong vụ đại án Alibaba lừa 4.300 người là điển hình nhất.

Công ty CP Địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba, thành lập năm 2016) với mức vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Hơn một năm sau, tháng 9/2017, vốn điều lệ được điều chỉnh tăng lên 1.600 tỷ đồng, gấp… 1.600 lần so với ban đầu.

Trong đó, để huy động vốn từ các nhà đầu tư, Nguyễn Thái Luyện chỉ đạo thành lập 22 công ty trực thuộc hoạt động nhiều lĩnh vực (bất động sản, truyền thông, vận tải…), bổ nhiệm người thân trong gia đình (em trai, vợ…) đứng tên giám đốc điều hành và dùng các “chiêu trò” siêu lợi nhuận để “lùa gà”.

Hàng nghìn nhà đầu tư đã trở thành nạn nhân của Công ty CP Địa ốc Alibaba

Luyện cho người thân, nhân viên thân tín đứng tên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với số lượng lớn, tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận.

Sau đó, những cá nhân đứng tên lập “hợp đồng ủy quyền” cho các pháp nhân do Luyện thành lập để tự vẽ “dự án” không có thật trên nền đất nông nghiệp, phân lô, tách thửa trái quy định.

Một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản phân tích: Công ty Alibaba đã dùng thủ thuật “tự mua đi bán lại, ủy quyền” lòng vòng giữa các công ty do tự mình lập ra để tạo “pháp lý giả” của dự án, đồng thời tự ghi nguồn gốc đất thổ cư, thời hạn sử dụng lâu dài, sau đó dùng truyền thông nội bộ, mạng xã hội… để quảng cáo bán sản phẩm.

Tiếp theo, Luyện tiếp tục chỉ đạo các công ty con trong hệ thống 22 công ty do mình tự lập ký hợp đồng hợp tác kinh doanh phân phối bán đất nền trong dự án (tự vẽ) với Công ty Alibaba để Alibaba trở thành đại lý phân phối đất nền cho các khách hàng.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm đã “vẽ” ra 58 dự án không có thật, thực hiện giao dịch, chuyển nhượng chiếm đoạt hơn 2.264 tỷ đồng của 4.316 bị hại.
Nguyễn Thái Luyện – chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Alibaba bị tuyên án tù chung thân sau những sai phạm của mình

Trong số đó, nhiều nhà đầu tư là nông dân, trình độ có hạn, ít thông tin – họ đầu tư theo đám đông, thấy có lời là hùa theo. Nhiều người dốc hết tiền tiết kiệm cả đời, bán cả nhà cửa, đất đai lấy vốn để mua đất nền của Nguyễn Thái Luyện.

Cũng với thủ đoạn tương tự, một cái tên khác từng lừa được giới đầu tư bất động sản với các bản Hợp đồng hợp tác kinh doanh với mức lãi suất không tưởng là Công ty cổ phần Tập đoàn Bank Land (Công ty Bank Land).

Cụ thể, doanh nghiệp này kêu gọi các nhà đầu tư bất động sản bằng công nghệ Blockchain. Theo tự giới thiệu của Bank Land, doanh nghiệp này được thành lập vào ngày 21/12/2021, vốn điều lệ là 99 tỷ đồng, có trụ sở tại Tầng 8, tòa nhà Sannam, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, du lịch, tư vấn thiết kế thi công các công trình xây dựng và nội thất, sản phẩm công nghệ, tổ chức sự kiện,…. do ông Quản Văn Dương làm đại diện pháp luật.

Theo quảng cáo, doanh nghiệp này đang nắm trong tay quỹ đất tập trung chủ yếu ở khu vực vùng ven Hà Nội như Phú Xuyên, Thường Tín, Đông Anh, Mê Linh. Công ty Bank Land lúc nào cũng sẵn sổ đỏ, để khách đầu tư có thể xem ngay, khách được chọn sổ. Đáng chú ý, Bank Land đặt ra mục tiêu sẽ trở thành tập đoàn bán lẻ bất động sản lớn nhất Việt Nam, đầu tư vào các dự án quốc tế, xây dựng thương hiệu 10 tỷ USD.

Công ty Bank Land cũng thu hút lượng nhà đầu tư lớn với những dự án “bánh vẽ”

Theo cơ quan điều tra, Công ty Bank Land có 2 danh mục hợp tác đầu tư kinh doanh và phân chia lợi nhuận. Theo đó, công ty này có 2 hình thức để nhà đầu tư lựa chọn: Hoặc là trở thành cổ đông của công ty, hoặc trở thành nhà đầu tư.

Tại Công ty Bank Land, nếu nhà đầu tư “rót vốn” 1 tỷ thì mỗi ngày lãi suất nhận được là 1,7 triệu đồng, tương đương 51 triệu đồng/tháng.

Bank Land đưa ra đến 15 gói “đầu tư nhỏ lợi tức cao”, từ thấp nhất 10 triệu đồng cho đến cao nhất là 100 tỷ đồng (hơn cả vốn điều lệ của doanh nghiệp này), cùng với đó là các kỳ hạn đầu tư từ 6 tháng đến 72 tháng, tương ứng với mức % lợi nhuận tăng dần, từ thấp nhất 3%/tháng cho đến cao nhất 5,1%/tháng.Với mức lãi suất này, nếu nhà đầu tư “rót vốn” 1 tỷ thì mỗi ngày lãi suất nhận được là 1,7 triệu đồng, tương đương 51 triệu đồng/tháng. Hấp dẫn hơn, cũng với mức đầu tư từ 1 tỷ, khách hàng sẽ nhận được sổ đỏ tuỳ chọn và sang tên cho mình (giá trị sổ đỏ 45% của mức đầu tư).

Đối với cổ đông, khách hàng sẽ được hưởng quyền lợi như: Được cấp thẻ VIP để giảm 5-10% khi mua sản phẩm, sử dụng các dịch vụ;…Tuy nhiên, các nhà đầu tư góp vốn chỉ được nhận lãi suất trong khoảng 3 tháng đầu năm 2022. Những người đầu tư đất thì chưa được nhận mặt bằng hay sổ đỏ.

Cảnh sát xác định có khoảng 4.000 nhà đầu tư đã ký hơn 7.000 hợp đồng hợp tác đầu tư và nộp hơn 400 tỷ đồng vào công ty Bank Land.
Cẩn trọng với lãi suất hợp tác đầu tư cao

Cùng với chứng khoán, vàng, gửi tiết kiệm, thời gian qua BĐS cũng là một lĩnh vực đầu tư được nhiều người có tiền nhàn rỗi quan tâm. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà đầu tư BĐS đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Do đó, nhiều đối tượng lừa đảo đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.

Là một nhà đầu tư có hơn 10 năm kinh nghiệm, chị Minh Phương (TP HCM) chỉ ra là khi quyết định dấn thân vào đầu tư BĐS thì nhà đầu tư cần đi nhiều, xem nhiều để có thể so sánh, quen biết nhiều người có kinh nghiệm để nắm thông tin chuẩn và sớm, tránh đầu tư theo hiệu ứng đám đông.

Theo chị Phương, đầu tư BĐS thì yếu tố pháp lý là quan trọng nhất, tài sản có giấy tờ đầy đủ là tốt nhất, với những dự án chưa có giấy chứng nhận thì phải xem xét uy tín của chủ đầu tư.

Có khoảng 4.000 nhà đầu tư đã nộp hơn 400 tỷ đồng vào công ty Bank Land.

Với những dự án được chủ đầu tư cam kết với mức lợi nhuận “trên trời” thì nhà đầu tư nên cẩn trọng và phải tìm hiểu thật kỹ tránh “tiền mất, tật mang”.

“Phương thức huy động vốn theo kiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh với cam kết lợi nhuận cao của các công ty không khác gì mô hình tiền gửi đa cấp, là hình thức dùng tiền người gửi trước để trả cho người gửi sau.” – GS.TS Đinh Trọng Thịnh.

Ở góc độ chuyên gia, GS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, phương thức huy động vốn theo kiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh với cam kết lợi nhuận cao của các công ty không khác gì mô hình tiền gửi đa cấp, là hình thức dùng tiền người gửi trước để trả cho người gửi sau, điều này ẩn chứa rất nhiều “vấn đề”. Đến một lúc nào đó, công ty này sẽ không huy động được vốn nữa, sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ.

Còn theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, quy định hiện hành không cấm hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, dù lợi nhuận lên đến hàng trăm phần trăm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tỉnh táo vì lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn.

Những chính sách kêu gọi hợp tác đầu tư rất hấp dẫn của Nhật Nam khiến nhiều nhà đầu tư bị tổn thất

Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng khó có thể có hoạt động sản xuất kinh doanh nào hiện nay có được lợi nhuận cao, để có thể chi trả cho các nhà đầu tư như của Công ty Nhật Nam. Giữa bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn trong khoảng 3 năm trở lại đây, mức lãi suất này là “không tưởng”.

Nếu có làm ăn thật, có dự án thật, có hoạt động tốt, thuận lợi thì không thể nào có được lãi suất cao như vậy. Nếu có thì cũng phải phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau thời gian nhất định. Ít nhất là 1 năm mới đánh giá được lợi nhuận, hiệu quả ra sao. Còn trả lãi cao như thế này chỉ có cách là huy động đa cấp, nhận của người sau trả cho người trước.

Hồng Hương – Trung Kiên

————-

24h (Magazine) ngày 13-9-2023:

https://us.24h.com.vn/toi-tieu-tien/loat-chieu-tro-dau-tu-bds-sieu-loi-nhuan-tu-nhat-nam-va-cac-cong-ty-lua-ga-da-cap-c851a1500243.html

(64/2.642)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,773