(VNN) – “Việc quản lý công ty tài chính đang được đánh đồng như việc quản lý ngân hàng với nhiều tiêu chí, giới hạn chặt chẽ như nợ xấu bao nhiêu phần trăm, hồ sơ cho vay, tỷ lệ… nên không dễ phát triển hoạt động của các công ty này”.
Phóng viên VietNamNet đã có cuộc trao đổi với LS. Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) về vấn đề này.
– Thời gian vừa qua, thông tin về tín dụng đen, các App cho vay với lãi suất và phí “cắt cổ” đã gây bức xúc trong dư luận. Tại sao tín dụng đen, các App cho vay tiêu dùng này ngày càng nở rộ trong khi các công ty tài chính lại chưa đáp ứng được nhu cầu của người vay tiền, thưa ông?
Các công ty tài chính tiêu dùng dù đã mở rộng hoạt động cho vay nhưng không đủ sức phủ hết nhu cầu của người vay, dẫn đến việc tín dụng đen nở rộ là điều tất yếu do yếu tố cung cầu. Do nhu cầu vay quá lớn, trong khi các ngân hàng đòi hỏi người đi vay phải chứng minh được mục đích vay, chứng minh thu nhập, khả năng trả nợ… nên việc cho vay tiêu dùng này chỉ có thể dựa vào các công ty tài chính. Nhưng mười mấy năm qua, số công ty tài chính được thành lập còn rất hạn chế. Trong số các công ty tài chính đang hoạt động, chỉ khoảng 1/2- 1/3 là có hoạt động rộng rãi, còn lại là cho vay tiêu dùng không đáng kể.
Nhu cầu vay tiêu dùng tăng mạnh so với ngày xưa, trong khi số đơn vị được phép cho vay lại rất hạn chế, cho nên dẫn đến tình trạng “tín dụng đen”, các App cho vay tràn lan như chúng ta đã thấy.
– Vậy theo ông, những hành vi cho vay thế nào thì có thể bị liệt vào dạng “tín dụng đen”?
“Tín dụng đen” chưa được pháp luật định nghĩa chính thức, nhưng có thể hiểu đó là loại tín dụng bất hợp pháp theo nghĩa rộng và cho vay bất hợp pháp theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên, không hẳn là cứ cho vay trái với quy định của pháp luật thì đều bị coi là “tín dụng đen”. Có nhiều yếu tố bất hợp pháp trong hoạt động tín dụng liên quan đến đồng tiền cho vay, mục đích vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, bảo đảm tiền vay và việc đòi nợ vay hay việc lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình cho vay, tính lãi và đòi nợ.
– Vì sao độ bao phủ của các công ty tài chính tiêu dùng lại còn khiêm tốn, thưa ông?Tuy nhiên, “tín dụng đen” thường là phải có yếu tố đòi nợ bất hợp pháp, cùng với 1 hoặc 2 yếu tố bất hợp pháp điển hình khác là: “Cho vay bất hợp pháp” (người cho vay không được phép cho vay) và “lãi suất bất hợp pháp” (lãi suất cho vay vi phạm pháp luật). Nếu việc cho vay có 2 yếu tố “cho vay bất hợp pháp” và “lãi suất bất hợp pháp”, nhưng không “đòi nợ bất hợp pháp” thì chưa thể xác định đó là “tín dụng đen”, vì nếu người vay không tự nguyện trả nợ thì sẽ đưa ra giải quyết tại Tòa án, không ảnh hưởng gì đến tài sản, danh dự, sức khỏe, tính mạng của người đi vay và không ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, kể cả trường hợp “lãi suất bất hợp pháp” lên đến 100%/năm trở lên.
Vì ràng buộc về pháp lý, vì sự cạnh tranh chưa lớn. Điều kiện hoạt động của công ty tài chính rất khắt khe vì nằm trong ngành ngân hàng. Theo tôi, tài chính tiêu dùng phải tách ra khỏi hệ thống tín dụng vì nếu nằm trong ngành ngân hàng thì phải chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước với những điều kiện chặt chẽ, phải đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ, tâm lý, thị trường… Nhưng bản chất của công ty tài chính khác so với ngân hàng. Nếu ngân hàng có vấn đề thì thị trường, người dân nao núng, ảnh hưởng, mất uy tín. Nhưng công ty tài chính nếu gặp vấn đề nào đó thì không phải là điều phải đáng lo ngại do họ không huy động tiền từ công chúng. Còn ngân hàng là huy động từ tiền gửi của dân nên mới phải quản lý chặt. Chúng ta lại “đánh đồng” việc quản lý công ty tài chính như với ngân hàng, lập ra các chỉ tiêu, tiêu chí, giới hạn chặt chẽ như nợ xấu bao nhiêu phần trăm, hồ sơ cho vay, tỷ lệ thế nào… nên không dễ phát triển được.
– Vậy là theo ý ông hãy cứ để các công ty tài chính được hoạt động tốt hơn thì không nên ràng buộc bởi các tiêu chí như dành cho ngân hàng?
Đúng vậy. Phải tạo ra hành lang pháp lý để không chỉ các công ty tài chính mà cả các công ty khác đều được tham gia cho vay. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cho vay, bao gồm cả phương thức cho vay ngang hàng. Ví dụ việc cho vay ngang hàng cũng là toàn dân tham gia,như thế mới giải quyết được quan hệ cung cầu. Cuối cùng mới tính đến chuyện đưa ra giới hạn này, hạn chế kia, nếu vi phạm thì bị xử lý. Còn bây giờ đề cao xử lý hình phạt thì không ăn thua, đó chỉ là ngọn thôi.
Đánh giá tín dụng công dân chắc chỉ có Trung Quốc áp dụng, còn các công ty đều có bảng đánh giá của họ. Họ tính được “điểm” của khách hàng về tài sản, thu nhập, uy tín và khả năng trả nợ… Các công ty cho vay đều dựa trên những thông tin đó, chứ đâu phải tự dưng họ cho vay.– Ở một số nước có hệ thống đánh giá tín dụng công dân, nếu công dân đạt số điểm nào đó thì được vay một khoản tiền với thủ tục khá dễ. Ông nghĩ sao về điều này?
Còn việc đánh giá tín dụng công dân như Trung Quốc làm, tôi nghĩ điều gì cũng có hai mặt của nó. Về mặt quản lý, nếu ra được hệ thống theo dõi, đánh giá như vậy thì quá tốt. Nhưng phương Tây không làm thế được vì hệ quy chiếu khác nhau. Cho nên rất khó để nói học cái này, học cái kia, mà chỉ nên học tư duy, phương pháp, thứ nào có điều kiện giá trị chung thì chúng ta tham khảo được.
– Vậy ngân hàng số, tài chính 4.0 có giúp ích gì cho việc đẩy mạnh vay tiêu dùng không, thưa ông?
Điều này mang tính quyết định. Cho vay tiêu dùng liên quan hàng triệu khách hàng, không áp dụng công nghệ số thì không thể làm được.
– Xin cảm ơn ông!
Mai Hà (thực hiện)
————-
Vietnamnet (Kinh doanh) 27-12-2021:
(1.046/1.255)