3.607. Từ vụ Chủ tịch FLC “bán chui” cổ phiếu-Xử lý nghiêm vi phạm – Để thị trường chứng khoán VN phát triển lành mạnh.

(VOV1) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, đối thoại trực tiếp 7h15 phút trên VOV1, Câu chuyện thời sự ngày 13-01-2022.

Nghe 22 phút tại đây:

http://vov1.vov.gov.vn/cau-chuyen-thoi-su/tu-vu-chu-tich-flc-ban-chui-co-phieu-can-xu-ly-nghiem-vi-pham-de-thi-truong-chu-c47-80466.aspx

—————-

Khách mời: Luật sư Trương Thanh Đức.

Thưa quý vị và các bạn, những ngày qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chấn động, với “tâm chấn” là thông tin Chủ tịch FLC  giao dịch “chui” cổ phiếu được công bố. Ngay sau đó, cơ quan quản lý đã có những động thái “mạnh tay”: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, Bộ Tài Chính ra Quyết định phong tỏa các tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.

Như vậy, hành vi vi phạm về cơ bản đã được ngăn chặn, nhưng hệ lụy của vụ việc này là rất lớn, tác động tới nhiều nhà đầu tư và ảnh hưởng tới uy tín thị trường chứng khoán Việt Nam, trong quá trình hoàn thiện để nâng hạng thị trường.

Câu chuyện Thời sự hôm nay, chúng tôi bàn nội dung: Từ vụ Chủ tịch FLC “bán chui” cổ phiếu-Xử lý nghiêm vi phạm để thị trường chứng khoán VN phát triển lành mạnh, với sự tham gia bàn luận của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên kiêm thành viên Hội đồng Khoa học Pháp lý Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ngọc Diệu: Cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức đã nhận lời tham gia chương trình hôm nay.

Luật sư Trương Thanh Đức: Chào thính giả VOV…

Câu 1. Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, quan sát vụ việc “quên” công bố thông tin giao dịch chứng khoán của ông Chủ tịch FLC, dưới góc độ luật pháp, ông phân tích vụ việc này như thế nào?

– Không phải chỉ vài ngàn người mua của FLC, mà mấy triệu nhà đầu tư & mấy chục triệu người xôn xao, bất bình. Vì số CO rất lớn & liên quan đến tỷ phú, không phải lần đầu. Tất nhiên, pháp luật ko tính tái phạm vì đã hết thời hiệu.

– Quy định công bố thông tin đã có từ rất lâu, là rất cần thiết, càng cần thiết hơn đối với người sở hữu lượng cổ phiếu rất lớn (vài chục %) của những mã cổ phiếu có quy mô lớn trên thị trường;

– Về lỗi vi phạm có 2 loại, vô tình và cố ý, trường hợp này tôi cho là là cố tình. Mặc dù, hành vi không công bố thông tin có vẻ chỉ là dạng vi phạm nhẹ và được người vi phạm lý giải rằng , nhưng cụ thể trưởng hợp này, việc không công bố có thể mang lại khoản lợi hàng trăm tỷ đồng so với nếu như công bố.

– Vì vậy, xét về tính chất,  cùng với việc làm giá, thì đây là trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất xấu tới thị trường và lợi ích của nhà đầu tư kể cả đã bị xử lý.

Ngoài ra, huỷ hoại 1 thương hiệu lớn, danh tiếng của một tập đoàn.

 

Câu 2. Như đã thông tin, đến nay, các cơ quan chức năng đã có những quyết định như: hủy bỏ giao dịch ngày 10/1, phong tỏa toàn bộ các tài khoán chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết để phục vụ quá trình xử lý vi phạm. Ngày hôm qua, nhiều nhà đầu tư đã nhận lại được tiền giao dịch cổ phiếu khớp với lệnh bán của ông Trịnh Văn Quyết, nhưng với các nhà đầu tư, giao dịch mua các cổ phiếu FLC trên thị trường không do ông Quyết bán ra, bị lỗ nặng. Luật sư Trương Thanh Đức, có thể phân tích thêm về hậu quả của vụ việc “bán chui” cổ phiếu này tới thị trường là như thế nào? (ảnh hưởng tới nhà đầu tư, uy tín thị trường….)

– Ảnh hưởng rất lớn đến giá mua bán cổ phiếu của ông Quyết;

– Giá mua bán cổ phiếu FLC;

– Ảnh hưởng đến giả mua bán cả thị trường;

– Nhiều nhà đầu tư thiệt hại nặng nề, vì đã bị làm giá, vống lên; – Chỉ một số nhà đầu tư được trả lại cổ phiếu, nhận lại tiền, còn số đông thì vẫn phải chịu hậu quả thiệt hại, vì mua của người khác;

– Thị trường bị nghi ngờ, mất lòng tin.

– Thị trường chứng khoán là thị trường xây dựng trên cơ sở thông tin & lòng tin.

Câu 3. Có thể thấy hành vi vi phạm công bố thông tin là chuyện xảy khá thường xuyên trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng ta cùng nghe tổng hợp những vụ việc điển hình thời gian qua:

File: V1 13/01 Tổng hợp các vụ bán “bán chui” cổ phiếu Nội dung:

– Cuối năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết từng bị Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) xử phạt vi phạm hành chính do bán chui 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo trước. Ước tính trong thương vụ này ông Quyết có thể đã thu về ít nhất 400 tỉ đồng, số tiền bị phạt chỉ 65 triệu đồng.

– Cũng 2017, CTCP xây dựng FLC Faros (ROS) do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch HĐQT cũng bị SSC phạt với nguyên nhân đã bán chui hơn 13,69 triệu cổ phiếu AMD (CTCP đầu tư và khoáng sản AMD Group). Thời điểm đó nếu ROS mua lại cổ phiếu AMD thì có thể thu được hơn 136 tỉ đồng, song mức phạt chỉ 130 triệu đồng.

– Ngày 18-11-2021, SSC phạt 80 triệu đồng đối với bà Nguyễn Hương Giang (người có liên quan của ông Đặng Tất Thắng – phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC) vì đã mua tổng cộng 140.000 cổ phiếu FLC trong tháng 1 và 2-2021, sau đó bán 140.000 cổ phiếu FLC trong tháng 3-2021 nhưng không công bố thông tin về dự kiến giao dịch.

– Ngày 4-10-2021, SSC phạt ông Nguyễn Quốc Huân – chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán TP.HCM – đã bán 40.000 cổ phiếu HCM trong hai tháng liền nhưng không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch. Theo quy định, mức phạt 20 triệu đồng trong khi theo thị giá thời điểm đó, ông này thu về gần 1,3 tỉ đồng.

Câu 4. Trong 1 số vụ điển hình về “bán chui” cổ phiếu, ta thấy có những vụ liên quan đến cá nhân ông Trịnh Văn Quyết và công ty thành viên FLC do ông làm Chủ tịch HĐQT. Vi phạm có tính toán của các lãnh đạo doanh nghiệp như vậy, phải chăng, mức phạt hiện nay với hành vi vi phạm công bố thông tin là quá nhẹ, không đủ sức răn đe, thưa Luật sư Trương Thanh Đức?

(Luật sư Trương Thanh Đức phân tích về Trước đó, và Nghị định 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2022 quy định nếu giá trị “giao dịch chui” theo mệnh giá cổ phiếu (10.000 đồng/cổ phiếu) từ 50 triệu đồng đến dưới 10 tỷ đồng thì bị phạt từ 5-250 triệu đồng; Trường hợp giá trị giao dịch theo mệnh giá từ 10 tỷ đồng trở lên sẽ bị phạt từ 3-5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế. Mức này vẫn là quá nhẹ??? Vi phạm, lời hàng tỷ, đến cả trăm tỷ đồng, bị phạt thì không đáng kể.)

Điểm b, khoản 3, Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán: Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 đồng đối với cá nhân. Không thể hiểu nổi: Phạt phải nặng hơn số lợi.

Quy định phạt trên doanh thu, để dễ tính toán, áp đặt, nhưng ít có ý nghĩa, tác dụng thực tế.

Kiếm lời hàng trăm tỷ, nhưng chỉ bị phạt 1,5 tỷ, tức bằng một vài %, thì chẳng khác nào khuyến khích vi phạm.

Lý do của việc này là quy định mức phạt tiền cao nhất tại Điều 23, Luật XLVPHC 2012 đối với cá nhân là 1 tỷ, đối với tổ chức là 2 tỷ.

Do đó Điều 132, Luật chứng khoán 2020 quy định mức phạt cao hơn trong lĩnh vực chứng khoán nhưng mức tối đa với cá nhân cũng chỉ là 1,5 tỷ và tổ chức là 3 tỷ, tức gấp rưỡi so với các linh vực khác.

Câu 5. Chúng ta cùng nghe ý kiến của của một số nhà đầu tư: (chuyên gia chứng khoán Đỗ Anh Việt, công ty chứng khoán Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng và ông Trần Đức Minh- nhà đầu tư):

Băng: Việc FLC bán chui cổ phiếu không phải là việc lần đầu, năm 2017 FLC đã từng bán chui số lượng rất lớn khoảng 57 triệu cổ phiếu, theo tính toán thời gian đó họ đã đút túi 400 tỷ đồng. Vậy nên việc bán chui lần này nằm trong tính toán của ban lãnh đạo chứ không có sự nhầm lẫn nào cả. Lần này Uỷ ban chứng khoán đã có những hành động về việc ngăn chặn giao dịch và hoàn lại cổ phiếu. Tuy nhiên ảnh hưởng niềm tin đối với nhà đầu tư là rất lớn, cổ phiếu FLC giảm sàn và rất nhiều cổ phiếu bất động sản khác cũng bị ảnh hưởng. Thời điểm này, cổ phiếu đầu cơ và cổ phiếu bất động sản thì sự việc này làm “xì hơi bong bóng” những cổ phiếu đầu cơ. (52s)

-Tập đoàn FLC bán cổ phiếu ảnh hưởng rất lớn đến nhà đầu tư cá nhân, làm hàng loạt cổ phiếu bất động sản giảm đồng loạt, ảnh hưởng đến niềm tin về thị trường chứng khoán của Việt Nam. Về hình phạt theo tôi chưa đủ sức răn đe với hành động bán chui cổ phiếu, đặc biệt là lãnh đạo nắm trong tay nhiều cổ phiếu, tác động đến thị trường, theo tôi nên có chế tài, răn đe thích đáng đến hành động làm ảnh hưởng đến tính minh bạch của thị trường chứng khoán tại Việt Nam. (30s)

Câu 6. Như vậy chúng ta thấy các ý kiến đều thống nhất, vụ việc ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin của nhà đầu tư với thị trường, cần chế tài răn đe thích đáng đôi với hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán. Nhìn lại động thái của cơ quan quản lý những ngày qua: Việc hủy giao dịch với một trường hợp không công bố thông tin là điều chưa có tiền lệ trên thị trường Việt Nam. Nhưng nội dung này đã được quy định trong Quy chế hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM. Và nay biện pháp này đã được áp dụng, trong trường hợp giao dịch không công bố thông tin của Chủ tịch FLC. Luật sư Trương Thanh Đức bình luận gì về biện pháp này?

(Chế tài nghiêm khắc, khẩn cấp, giảm thiểu thiệt hại cho nhà đầu tư. Điều quan trọng nhất là chế tài phải đủ mạnh để có tác dụng ngăn ngừa…? ) Cần phải sửa ngay luật XLVP HC rất sai, rất bất hợp lý về mức trần vi phạm. Đúng ra là không có giới hạn, sai trái bao nhiêu thì phạt bấy nhiêu và luôn phải cao hơn mới đủ sức phòng ngừa, răn đe & khắc phục.

Trước mắt, sửa NĐ xử lý bằng chế tài bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả và thu hồi số tiền lời bất chính, bất hợp pháp, sai trái. Đối với chứng khoán thì cần phải xử lý: Chế tài nghiêm khắc, giảm thiểu thiệt hại cho nhà đầu tư, hạn chế ảnh hưởng xấu đến thị trường và phải rất kịp thời thì mới phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục được hậu quả không tốt. Chế tài nghiêm khắc cứ làm lợi 1 thì phạt gấp 5 – 10 lần. Khoản 3, Điều 132, Luật CK và Nghị định xử phạt chỉ quy định phạt gấp 5 – 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng lại chỉ áp dụng đối với 2 hành vi.

Vì vậy, nhiều hành vi dù có vi phạm hay làm lợi bất chính đến đến hàng ngàn tỷ thì cũng chỉ bị phạt tối đa 1,5 tỷ, thậm chí không bị phạt, điều đó hoàn toàn không hợp lý, không tương xứng với hành vi vi phạm. Vụ bán chui của ông Quyết nhằm trục lợi rất lớn, nhưng Nghị định xử phạt lại quy định mức phạt rất thấp và đặc biệt không quy định việc buộc phải thu hồi lại số cổ phiếu đã bán, tịch thu khoản lợi bất hợp pháp, và bồi thường cho người mua. Và còn phải xử lý hình sự khi gây ảnh hưởng xấu một cách nghiêm trọng.

Câu 7. Nhìn ra các thị trường chứng khoán thế giới, như thị trường Mỹ- thị trường lâu đời và có tầm quan trọng, sức ảnh hướng lớn tới thị trường tài chính toàn cầu, chún ta cùng nghe một số vụ việc điển hình về xử lý vi phạm về minh bạch thông tin:

File: V1 Tổng hợp nước Mỹ- trả giá lớn nếu vi phạm về minh bạch thông tin #Hôm 10-1, Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Richard Clarida tuyên bố sẽ từ chức vào cuối tuần này. Đây là quan chức Fed thứ ba từ chức sau bê bối giao dịch tiềm ẩn xung đột lợi ích tại ngân hàng trung ương Mỹ. Trước đó, Hãng tin Bloomberg đưa tin ông Clarida đã mua cổ phiếu từ một quỹ đầu tư vào tháng 2-2020, tức chỉ một thời gian ngắn trước khi FED tuyên bố sẽ triển khai một số biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh. Báo Washington Post phát hiện ông Clarida không công bố toàn bộ các giao dịch của mình trong tháng 12-2021. #Nhìn lại năm 2018, khi tỷ phú Mỹ Elon Musk đăng trên Twitter rằng đã “được đảm bảo tài chính” để tư nhân hóa Công ty Tesla với giá 420 USD/cổ phiếu. Kết quả ông này bị phạt 20 triệu USD, mất chức chủ tịch Hội đồng quản trị trong ít nhất 3 năm.

Câu 8. Vâng, trả giá lớn nếu vi phạm về minh bạch thông tin thị trường chứng khoán. đó là thực tế ở Mỹ. Với Việt Nam ta, qua 20 năm thành lập, thị trường chứng khoán nước ta đã có những phát triển vượt bậc, về “lượng”, và “chất” hàng hóa trên thị trường. Hiện nay đang có những nỗ lực để nâng hạng, và một trong những yếu tố quan trọng nhất là tính minh bạch của thị trường. Năm 2021 vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam có 1 năm tăng trưởng mạnh, bất chấp những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid 19 tới toàn nền kinh tế. Đã có những yếu tố tiềm ẩn rủi ro, như tính đầu cơ cao, đe dọa sự phát triển bền vững của thị trường. Vụ “bán chui” cổ phiếu là 1 trong số những vi phạm đang tác động nghiêm trọng tới uy tín thị trường chứng khoán VN. Theo Luật sư Trương Thanh Đức, để thị trường phát triển lành mạnh, đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, cần những giải pháp nào về khung pháp lý?

Hành vi bán chui này, sẽ không quá nghiêm trọng, không bị nhà đầu tư và công chúng phẫn nộ nếu như không kết hợp với một số yếu tố khác thổi giá, thao túng giá, lũng đoạn thị trường, hòng tạo ta những khoản lợi kếch xù, bất chính cho một nhóm người. Để thị trường phát triển lành mạnh, thực sự là thị trường vốn dài hạn quan trọng ổn định, bền vững của nền kinh tế thì thay đổi cơ bản quan điểm xây dựng và bảo vệ thị trường.

Không chỉ tạo hành lang pháp lý để chọn lọc công ty, cổ phiếu, chứng khoán và nhà đầu tư chuyên nghiệp, bài bản, an toàn, hiệu quả mà còn phải có các giải pháp và đặc biệt là chế tài rất hữu hiệu, nghiêm khắc để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý để cho những người có ý đồ vi phạm không dám vi phạm và và phải trả giá rất đắt nếu cố tình vi phạm.

Ngay việc huỷ giao dịch của ông Quyết, chỉ là theo quy chế của Sở giao dịch, giá trị pháp lý như quy chế của một công ty, chứ chưa phải văn bản quy phạm pháp luật.

Có 2 căn cứ giá trị chính để tính mức phạt là theo giá trị giao dịch và theo số lợi kiếm được từ vi phạm. Nếu tính theo giá trị giao dịch thì không chỉ dừng lại ở mức phạt tối đa 5%, mà cần phải tăng lên cao hơn, thậm chí lên đến 50%. Nếu tính theo số lợi kiếm được từ vi phạm nhằm trục lợi, kiếm chác các khoản lợi bất chính, gây hại cho người khác, thì phải phạt gấp nhiều lần số lợi nhuận có được, chứ không thể cứ mãi theo kiểu phạt vướt đuôi; phạt cho tồn tại; phạt mà kẻ phạm pháp vẫn cười, vẫn có lợi; phạt nhưng không làm cho người ta sợ, người ta tránh, mà để cho người ta nhờn, nhởn nhơ, sẵn sàng vi phạm và tái phạm, thậm chí là coi thường, thách thức pháp luật.

Vì vậy phải sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Chứng khoán và Nghị định số 156, mặc dù các văn bản này vừa được ban hành và sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020 và 2021.

Vâng, xin trân trọng cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức đã có những phân tích, bàn luận về câu chuyện Thời sự “Từ vụ Chủ tịch FLC “bán chui” cổ phiếu-Xử lý nghiêm vi phạm – Để thị trường chứng khoán VN phát triển lành mạnh”.

#FLC #trinhvanquyet #banchui

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

3.841. Nhà ở xã hội đang rơi vào tay ai?

Nhà ở xã hội đang rơi vào tay ai? (HTV1) - Trên các diễn đàn, nhiều người chia sẻ...

Trích dẫn 

3.841. Hóa giải ‘ma trận’ sở hữu chéo ngân hàng

(KTSG) Hóa giải ‘ma trận’ sở hữu chéo ngân hàng (KTSG) – Muốn xử...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 222,139