3.619. Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế

Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế

(VOV2) – Xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội giao thương cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Song cùng đó cũng xuất hiện không ít tình trạng lừa đảo khiến doanh nghiệp bị thiệt hại.

Số liệu từ Hiệp hội Chuyên gia chống lừa đảo toàn cầu cho thấy, các doanh nghiệp toàn cầu thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo, giá trị trung bình một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD, giá trị trung vị là 117 nghìn USD. Tại Việt Nam các doanh nghiệp bị lừa bởi khách hàng, nhà cung cấp, các bên trung gian.

Năm 2022, vụ việc các doanh nghiệp Việt Nam bị lừa xuất khẩu hạt điều sang Ý gây rúng động dư luận. Từ nguy cơ mất trắng hàng chục container, với trị giá hàng trăm tỉ đồng, do có sự hỗ trợ đắc lực từ các bộ, ngành… các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã không mất một container nào vào tay những kẻ lừa đảo, mặc dù chúng đã chiếm đoạt được gần 40 bộ chứng từ gốc của gần 40 containers.

Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên là bởi các doanh nghiệp đã quá tin tưởng vào công ty môi giới, không kiểm tra thông tin đối tác.

“Sự cố mà 74 container của 5 doanh nghiệp Việt Nam xuất đi Ý trong thời gian qua, Hiệp hội Điều có rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là các doanh nghiệp nên chọn các nhà môi giới có uy tín; từng thời kỳ cũng nên cẩn thận kiểm tra lại để có sự tin tưởng cập nhật mới nhất; tìm hiểu về thông tin của khách hàng. Sự việc 74 container xuất khẩu, xảy ra tình trạng khi tìm hiểu thì địa chỉ của người mua hoàn toàn không có thật; đó là những địa chỉ giả chúng ta cũng phải nên tìm hiểu thị trường mua”, ông Nhựt nói.

lừa đảo trong thương mại quốc tế

Vụ việc các doanh nghiệp Việt Nam bị lừa xuất khẩu hạt điều sang Ý gây rúng động dư luận năm 2022

Tranh chấp và gian lận thương mại là một vấn đề tồn tại trong giao dịch thương mại quốc tế mà các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam luôn phải tính đến, trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động.

Mới đây, đại diện Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập đã đưa ra một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.

Theo đó, từ các vụ tranh chấp thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp sở tại trong thời gian qua, có thể được chia làm 2 loại.

Thứ nhất, tranh chấp thương mại xuất phát từ yếu tố khách quan, chủ yếu do các ngân hàng Ai Cập chậm thanh toán do thiếu ngoại tệ. Điều này khiến hàng hóa có thể phải nằm chờ nhiều ngày tại cảng, dẫn đến các chi phí phát sinh liên quan đến kho bãi.

Thứ hai, tranh chấp có dấu hiệu gian lận thương mại và lừa đảo. Tranh chấp này thường liên quan đến hợp đồng ký ‎qua môi giới. Ngoài ra, nhà nhập khẩu cũng có thể lấy lý do để chậm thanh toán hoặc thanh toán thành nhiều đợt. Bên nhập khẩu sau đó liên tục trễ hẹn và cuối cùng gây sức ép đòi giảm giá hoặc không thanh toán tiền hàng đợt cuối.

Trước các tình huống trên, ông Nguyễn Duy Hưng – Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét kỹ các điều khoản hợp đồng ký với doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt về điều khoản liên quan giao nhận hàng và hình thức thanh toán, cũng như bổ sung điều khoản xử lý các phát sinh để giảm thiểu rủi ro.

“Doanh nghiệp nên hạn chế ký kết hợp đồng qua môi giới. Khi ký hợp đồng với bên môi giới, cần làm rõ trách nhiệm của bên môi giới trong việc thu hồi đầy đủ tiền hàng hoặc các điều kiện liên quan đến thanh toán tiền hoa hồng. Các hợp đồng cần phải có điều khoản thanh toán trước với mức ít nhất 30% giá trị hợp đồng theo thông lệ tại địa bàn. Ngoài ra, khi có bất cứ yêu cầu thay đổi nào từ phía nhà nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm tra, xác thực lại thông tin người gửi và yêu cầu đối tác gửi văn bản chính thức để có cơ sở giải quyết khi xảy ra tranh chấp”, ông Nguyễn Duy Hưng khuyến cáo.

Ông Nguyễn Duy Hưng – Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường từ đối tác. Khi xảy ra vụ việc, cần nhanh chóng báo cáo, nhờ sự trợ giúp của Hiệp hội ngành nghề. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, các doanh nghiệp cần nắm vững pháp luật khi giao dịch. “Vấn đề quan trọng hàng đầu phải nắm vững pháp luật, trong nước thì pháp luật ngoài nước thì luật chơi”.

Các quy tắc các luật lệ quốc tế ngoài việc phòng ngừa phải có phương án ứng phó, phải có kịch bản trước để khi xảy ra rủi ro có thể tự giải quyết nhờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Nếu không có phương án thì sẽ gặp lúng túng. “Chúng ta có thể thông qua chuyên gia, các tổ chức, đơn vị thành thạo việc này”.

Các chuyên gia của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam khuyến nghị, doanh nghiệp nên thận trọng hơn với doanh nghiệp đối tác mới giao dịch lần đầu; nên thuê tư vấn soạn thảo hợp đồng để tránh những rủi ro; đối với môi giới các doanh nghiệp cần hiểu rõ địa vị pháp lý của họ để sử dụng đúng, hạn chế những bất trắc có thể xảy ra.

VOV2

————-

Nghe bài viết tại đây:

VOV2 (Pháp luật) ngày 21-11-2023:

https://vov2.vov.vn/phap-luat/phong-ngua-tranh-chap-lua-dao-trong-thuong-mai-quoc-te-45991.vov2

(116/1.084)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,761