3.634. Tìm cách khơi thông tài chính cho bất động sản

Tìm cách khơi thông tài chính cho bất động sản

(ĐT) – Thiếu vốn được coi là một trong những khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay và nhiều ý kiến cho rằng, khơi thông cung – cầu thị trường thì sẽ khơi thông được dòng vốn. Để làm được điều đó, cần tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm tháo gỡ những ách tắc về pháp lý về đất đai, tăng nguồn cung cho thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng và huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp.
Tìm cách khơi thông tài chính
Thiếu vốn được coi là một trong những khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Tại Tọa đàm “Nhận diện dòng chảy tài chính trên thị trường bất động sản” vừa diễn ra, ông Vũ Văn Thành, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn VNGroup cho biết, việc khơi dòng tài chính cho thị trường bất động sản rất khó, trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là người dân mất niềm tin về thị trường nên không dám bỏ tiền mua dù giá có rẻ.

Bên cạnh đó, theo ông Thành, bất cập trong công tác thẩm định giá tài sản để cho vay cũng làm giảm nguồn vốn giải ngân cho lĩnh vực này. Theo đó, các thẩm định viên sợ việc thẩm định giá, giá lẽ ra được 10 đồng thì nay giảm xuống còn 7 – 8 đồng để an toàn. Sau đó, cán bộ ngân hàng lại hạ thêm lần nữa. Thay vì giá trị ban đầu 10 đồng thì sau các vòng định giá, giá trị tài sản chỉ còn lại 5 đồng và chỉ vay được trên giá trị bị đánh giá thấp. Đó cũng là lý do gây tắc nghẽn dòng tiền, ngân hàng có tiền nhưng khách hàng vay không được bao nhiêu.

Nhìn nhận khó khăn về vốn của thị trường bất động sản, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP. Invest cho rằng, cần tiếp tục khôi phục niềm tin đối với trái phiếu doanh nghiệp bởi rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đang loay hoay với những khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp và khó huy động vốn từ kênh này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bất động sản cần tận dụng tốt dòng vốn FDI hiện có giá hợp lý và khá dồi dào. Mặt khác, các cơ quan liên quan cần sớm có phương án định giá đất cho địa phương áp dụng, đồng thời rút ngắn quy trình để hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp kịp thời hơn.

Từ góc độ khác, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng: “Khơi thông dòng tài chính cho bất động sản chính là việc khơi thông thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản gồm 2 yếu tố chính là sản phẩm bất động sản và tài chính bất động sản. Tài chính bất động sản thúc đẩy sản phẩm, nhưng lại cũng phụ thuộc vào sản phẩm bất động sản. Sản phẩm bất động sản tắc, thì dòng chảy tài chính cũng bế tắc và ngược lại. Bên cạnh đó, cũng đừng đổ lỗi cho việc ách tắc nguồn vốn từ ngân hàng. Họ cũng là nạn nhân đang lâm trọng bệnh”.

Mặt khác, theo ông Đức, thị trường bất động sản vốn rất cạnh tranh nhưng lại bị trói chặt bởi nhiều quy định pháp lý bất cập. Cạnh tranh mà rất nhiều năm mới xin được triển khai một dự án, cạnh tranh mà dù rất muốn nhưng chỉ xây được rất ít căn hộ để bán, cạnh tranh mà rất khó mua được nhà và không dám mua vì quá thiếu hàng, thì đương nhiên là sự cạnh tranh bất thường và đang đi ngược lại quy luật thị trường.

“Nhà nước phải can thiệp vào thị trường, nhưng không nên và không thể làm thay thị trường. Nếu như những thông tin phổ biến mấy năm nay rằng 70% khó khăn thị trường bất động sản là do vướng mắc pháp lý là đúng, thì đó chính là việc mà Nhà nước cần phải giải quyết”, ông Đức nhấn mạnh.

Tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô ngày 7/12/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu vấn đề: “Các doanh nghiệp bất động sản đang kêu khó tiếp cận vốn. Tuy nhiên, trong những năm qua, bất động sản nói chung vẫn tăng giá. Nếu khó khăn mà vẫn muốn giữ giá bán như cũ, vẫn đòi hỏi “một chiều” thì liệu đã có trách nhiệm chung chưa? Các doanh nghiệp bất động sản cần cơ cấu lại phân khúc thị trường hợp lý và hạ giá thành sản phẩm”.

Để góp phần thúc đẩy nguồn vốn cho thị trường bất động sản, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ. Xử lý nghiêm các ngân hàng đưa thêm các điều kiện, yêu cầu không đúng quy định, gây khó khăn cho việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp đầu tư dự án bất động sản và người mua nhà. Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện kịp thời, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng, nhất là Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030.

Xuân Yến

————-

Đấu thầu (Tài chính) 13-12-2023:

https://baodauthau.vn/tim-cach-khoi-thong-tai-chinh-cho-bat-dong-san-post147844.html

(272/1.023)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.416. Nhân viên ngân hàng lại dụ khách góp vốn...

Nhân viên ngân hàng lại dụ khách góp vốn vào công ty con, "núp bóng" gửi tiết kiệm. (TBTC)...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 236,118