3.639. Chặn tín dụng “sân sau”, khó vẫn phải làm

Chặn tín dụng “sân sau”, khó vẫn phải làm

(ĐT) – Để tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, một trong những yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với ngành ngân hàng là xử lý nghiêm các sai phạm về sở hữu chéo, cho vay sân sau, cho vay theo lợi ích nhóm. Nhiều ý kiến cho rằng, để thực hiện được yêu cầu này, giải pháp hiệu quả nhất là đẩy mạnh vai trò thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng và xử lý nghiêm các sai phạm.
Chặn tín dụng sân sau
Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ ngân hàng để ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng trong hệ thống ngân hàng. Ảnh: Nhã Chi

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 527/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng, kịp thời cảnh báo, phát hiện sớm rủi ro và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm theo quy định đối với tình trạng sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng, việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái, doanh nghiệp sân sau, việc tư vấn, giới thiệu khách hàng đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành, việc tư vấn, bán bảo hiểm tại các tổ chức tín dụng, hoàn thành trong tháng 1/2024.

Thủ tướng cũng yêu cầu chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái hoặc thuộc sân sau của tập đoàn. Đẩy mạnh thanh tra, nghiêm cấm việc cấp tín dụng, lãi suất thấp cho ban lãnh đạo, ban điều hành và người có liên quan, lợi ích nhóm của các ngân hàng thương mại.

Liên quan đến nội dung này, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ ngân hàng của một cá nhân từ mức 5% xuống còn 3%. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (hiện tại là 15%), trừ ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt hoặc sở hữu của Nhà nước tại ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu tối đa của nhóm cổ đông và người liên quan cũng được đề xuất giảm từ 20% xuống 15%.

Dư nợ cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng dự kiến giảm từ mức 15% như hiện hành xuống còn 10% tính trên vốn tự có của ngân hàng. Tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại (hiện tại là 25%).

Về nội dung này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nêu rõ quan điểm cần tăng cường các giải pháp để giải quyết tình trạng sở hữu chéo, thao túng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, các giới hạn về tỷ lệ nắm giữ cổ phần ở ngân hàng vẫn có thể bị “lách”. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành ngân hàng, các bộ, ngành, địa phương, cũng như cần có hệ thống thông tin về doanh nghiệp, cá nhân thực sự minh bạch. Việc minh bạch sẽ giúp xác thực được rõ mối quan hệ sở hữu trong ngân hàng, giữa người đi vay với những người có liên quan. Đây là điều NHNN sẽ nghiên cứu và có quy định cụ thể. Hiện tại, theo Thống đốc NHNN, Dự thảo Luật cũng quy định rõ là cổ đông sở hữu cổ phần trên 1% của một ngân hàng phải công bố công khai các thông tin để thực hiện giám sát.

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định cổ đông sở hữu cổ phần trên 1% của một ngân hàng phải công bố công khai các thông tin để thực hiện giám sát. Ảnh: Thiên Nam

TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, tình trạng cho vay sân sau và thao túng trong ngân hàng đã gây hậu quả rất nghiêm trọng trong thời gian qua. Đặc biệt, trong lúc nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng, việc dòng vốn này đổ vào những kênh đầu cơ vừa gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng, vừa thu hẹp nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh tích cực. Do đó, chỉ đạo của Thủ tướng về việc xử lý các sai phạm trong cho vay sân sau là phù hợp để khơi thông nguồn tín dụng và cần thiết để xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tín dụng lành mạnh và bền vững.

Tuy nhiên, theo ông Thịnh, việc phát hiện và xử lý các hành vi cho vay “sân sau” là rất khó khăn. Đơn cử việc thao túng xảy ra tại Ngân hàng SCB, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát chỉ đạo thành lập nhiều công ty “ma”, thuê hàng trăm người đứng tên lập khống hồ sơ hơn 1.000 khoản vay. Sai phạm này diễn ra trong thời gian dài mà không được phát hiện cho thấy, vẫn có nhiều thủ đoạn tinh vi để “lách” các quy định và cơ chế giám sát hiện hành.

Do đó, ông Thịnh cho rằng, bên cạnh việc củng cố các quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu và cho vay, cần tăng cường cơ sở pháp lý về giám sát hoạt động cho vay trong ngân hàng. Đồng thời, tăng chế tài xử phạt với các sai phạm.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, việc khống chế tỷ lệ sở hữu vốn tại ngân hàng không giải quyết triệt để được những rủi ro và hậu quả nghiêm trọng từ việc cho vay sai nguyên tắc. Bên cạnh đó, vấn đề lớn nhất trong sở hữu ngân hàng hiện nay là tình trạng “đầu tư núp bóng”. Đây là nguyên nhân khiến sở hữu chéo khó nhận diện.

Vì vậy, theo ông Đức, việc giới hạn tỷ lệ sở hữu của cổ đông không quan trọng bằng việc phải công khai, minh bạch tỷ lệ sở hữu thực của các cổ đông lớn và người có liên quan, bên cạnh hệ thống chế tài xử phạt mạnh nếu vi phạm. Hiện nay, lực lượng thanh tra, giám sát của ngân hàng không được phép yêu cầu các cá nhân không liên quan đến tổ chức tín dụng cung cấp thông tin nên rất khó nắm bắt thực tế. Trong khi đó các cá nhân không liên quan chỉ là trên giấy tờ, còn bản chất có thể đang đứng tên các khoản đầu tư của cùng một ông chủ.

“Để chống sở hữu chéo, cần phải tăng cường vai trò của lực lượng thanh tra và giám sát của NHNN, có thể tính đến việc cho phép cơ quan này được điều tra, thậm chí điều tra hình sự một phần”, ông Đức nhấn mạnh.

Xuân Yến

————-

Đấu thầu (Tài chính) ngày 22-12-2023:

https://baodauthau.vn/chan-tin-dung-san-sau-kho-van-phai-lam-post148298.html

(243/1.299)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản.Bài được giới thiệu trên trang bìa số 1, bản giấy ra ngày 03-10-2024: (KTSG) - Mục tiêu trực tiếp của việc đánh thuế tài sản là tăng thu ngân sách, tiếp đó là điều tiết cung cầu và tác động vào việc sử dụng bất động sản một cách tiết kiệm, hiệu quả, cuối cùng mới là góp phần hạ giá nhà đất.Theo định hướng, người sở hữu nhiều bất động và các bất động sản bỏ không, lãng phí đều phải bị đánh thuế cao hơn.Ảnh: H.T Giá bất động sản Giá bất động sản thấp quá hay cao quá cũng đều không có lợi cho nền kinh tế. Nhưng giá bất động sản cao hay thấp, chủ yếu phụ thuộc vào quy luật cung - cầu thị trường. Khác với nhiều nước phát triển, nơi nhu cầu bất động sản có xu hướng giảm, do nhà ở từ đô thị đến nông thôn xây dựng qua hàng trăm năm rất nhiều, chất lượng tốt, sử dụng lâu dài, trong khi dân số già, nhu cầu giảm đi, tại Việt Nam, nguồn cung đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân còn thiếu hụt rất lớn.Trong bối cảnh đó, việc giá nhà bị đẩy lên cao, trước hết là do cung - cầu, đặc biệt là khi chính sách thắt chặt, dẫn đến số lượng dự án nhà ở triển khai rất ít trong những năm gần đây. Đáng lẽ, giá nhà cao nhiều năm rồi thì thị trường sẽ phản ứng bằng việc bán ra thu lợi, đồng thời tập trung nguồn lực đầu tư ồ ạt, nhanh chóng tăng cung, hạ giá. Nhưng điều đó đã không diễn ra, vì nhà phải xây dựng trên đất ở, trong khi đất ở thì giá tăng cao; thủ tục phát triển dự án vô cùng chậm trễ, khó khăn, tốn kém, dẫn đến nguồn nhà ở đã bị chặn, siết chặt, vì nhiều lý do, cả vô tình và hữu ý.Bất động sản là một thị trường rất rộng lớn, tính cạnh tranh cao, với hàng vạn nhà đầu tư, phát triển, cùng với hàng triệu người tiêu dùng tham gia, kèm theo điều kiện số vốn rất lớn, pháp lý phức tạp, chặt chẽ, thời gian để ra được một sản phẩm thường tính bằng nhiều năm. Do đó, việc đầu tư là hoàn toàn hợp pháp, chính đáng, cần thiết và cần được khuyến khích đối với thị trường nhà ở. Hoạt động đầu cơ, găm giữ hay thổi giá sẽ không ảnh hưởng đáng kể, thậm chí dễ bị đè bẹp nếu như cung - cầu không bị quá mất cân đối. Chính sách lớn tác động không nhỏ Việc đánh thuế vào người sở hữu bất động sản cũng cần tính đến để ngăn chặn đầu cơ, nhằm giảm giá bất động sản. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay thì dường như mới chỉ là cách giải quyết tác động đến phần nổi của tảng băng chìm."Là một loại thuế tài sản, thì chủ yếu là nhằm thu tiền của nhà giàu, để tăng ngân sách cho cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Nói đơn giản là đánh thuế người có nhiều nhà đất, nhưng thực chất phải là hướng tới người có giá trị nhà đất lớn. 100 mét vuông nhà ở mặt phố trung tâm Hà Nội có thể thuộc diện bị đánh thuế tài sản, nhưng 1.000 mét vuông nhà ở miền núi hẻo lánh thì có thể không".Nhà đầu tư bất động sản bỏ vốn ra và đi vay tiền, là nhằm thu được lợi ích, trong đó quan trọng nhất là gia tăng giá trị của nhà đất, từ đó sẽ mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế và xã hội, trong đó có việc nộp thuế vẫn diễn ra lâu nay.Việc đầu tư của pháp nhân hay cá nhân, lớn hay nhỏ, là một trong những yếu tố quyết định duy trì và phát triển thị trường bất động sản vận hành ổn định, hiệu quả. Việc đầu tư, không chỉ thúc đẩy, mà còn đóng vai trò cân bằng, ổn định thị trường.Đầu tư vào bất động sản nói chung, vào nhà ở nói riêng, không chỉ đơn thuần là việc mua đi bán lại kiếm chênh lệch, mà còn là việc bỏ ra chi phí, công sức, trả lãi tiền vay, khai thác sử dụng, cho thuê bất động sản sao cho hiệu quả cao và tổng thể là việc chấp nhận rủi ro trong đầu tư, kinh doanh.Bản thân việc đầu tư cũng là một yếu tố tham gia vào việc điều tiết thị trường. Khi giá nhà đắt đỏ, sốt nóng thì họ đầu tư xây dựng, phát triển thêm góp phần hạ giá. Khi giá nhà rẻ, đóng băng thì họ giảm đầu tư và mua hàng vào, góp phần giữ giá ổn định, để bảo vệ chính nhà đầu tư. Đó là quá trình cân bằng, hỗ trợ thị trường. Thậm chí, xét theo khía cạnh tích cực, thì về cơ bản, việc đầu cơ nhà đất cũng có tác dụng tương tự.Do đó, nếu không thận trọng xem xét, tính toán để đưa ra các giải pháp phù hợp thì việc ban hành chính sách nói chung, chính sách thuế nói riêng sẽ đi ngược lại với mong muốn, gây hại cho thị trường. Yếu tố tâm lý trong thị trường bất động sản cũng rất quan trọng và rất dễ bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách đánh thuế. Việc nhà đầu tư e dè, không muốn tiếp tục đầu tư có thể khiến chênh lệch cung - cầu lớn hơn, khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, nhất là người có thu nhập chưa cao, còn gặp nhiều thách thức hơn. Mục tiêu của thuế bất động sản Trước hết, cần xác định rõ mục tiêu chính của thuế bất động sản là gì? Là một loại thuế tài sản, thì chủ yếu là nhằm thu tiền của nhà giàu, để tăng ngân sách cho cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Vì vậy, nói đơn giản là đánh thuế người có nhiều nhà đất, nhưng thực chất phải là hướng tới người có giá trị nhà đất lớn. Vì thế đâu có đánh thuế cao, thậm chí còn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. 100 mét vuông nhà ở mặt phố trung tâm Hà Nội có thể thuộc diện bị đánh thuế tài sản, nhưng 1.000 mét vuông nhà ở miền núi hẻo lánh thì có thể không, vì giá trị có khi chưa bằng 1 mét vuông mặt phố."Đánh thuế tài sản là nhằm khuyến khích đầu tư, kinh doanh hiệu quả thông qua chìa khóa thị trường, chứ không phải để ngăn chặn việc đầu tư".Vì vậy, việc đánh thuế phải bảo đảm không triệt tiêu động lực đầu tư, phát triển các sản phẩm bất động sản nói chung, nhà ở nói riêng, nhằm điều tiết tốt hơn cung - cầu của thị trường. Về nguyên tắc, người sở hữu nhiều bất động sản và các bất động sản bỏ không, lãng phí đều phải bị đánh thuế cao hơn.Tuy nhiên, cái khó là phải giải quyết vấn đề bản chất để đạt hiệu quả tổng thể, chứ không chỉ mỗi lĩnh vực tranh cãi nhau về một mục tiêu đơn lẻ của mình là thu thuế, ngăn chặn đầu cơ hay giảm giá nhà ở. Do đó, cần tính đến nhiều giải pháp đồng bộ, chứ không phải chỉ là đánh thuế hay không đánh thuế và áp đặt thuế suất cao hay thấp.Chẳng hạn, vòng 1 vẫn có thể đánh thuế “cào bằng” theo giá trị tài sản. Nhưng vòng 2 phải là bù trừ vào số tiền đã nộp thuế từ chính việc khai thác hay cho thuê tài sản đó. Ví dụ, phải nộp thuế tài sản 100 đồng, nếu tài sản đó đã đưa vào làm cơ sở bán hàng hay cho thuê 50 đồng, thì đương nhiên phải được trừ giảm đi số tiền thuế đã nộp từ hoạt động kinh doanh, cho thuê.Mong muốn hạ giá nhà ở đã quá cao so với thu nhập và người dân, nhất là dân nghèo, có nhà ở là rất chính đáng. Nhưng đánh thuế tài sản là nhằm khuyến khích đầu tư, kinh doanh hiệu quả thông qua chìa khóa thị trường, chứ không phải để ngăn chặn việc đầu tư. Vì thế, nếu chưa có giải pháp đồng bộ, hiệu quả và khả thi thì chưa nên tính đến việc đánh thuế bất động sản.Luật sư Trương Thanh ĐứcGiám đốc Công ty Luật ANVI-----------------Kinh tế Sài Gòn (Địa ốc) 03-10-2024:https://thesaigontimes.vn/hay-nhin-tu-muc-tieu-cua-viec-danh-thue-bat-dong-san/(1.498)

Bình luận 

432. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật lâm sản (Luật...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật lâm sản. (VTV3) – Chương trình giải trí truyền hình Luật siêu dễ - Chủ đề Luật lâm sản (đúng ra là Luật Lâm nghiệp), có sự tham gia của cố vấn: Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.Quay tại S16, VTV, 43 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa sáng ngày 11-9-2024.----------------------VTV3 (Luật siêu dễ) phát hồi 17h ngày 10-11-2024:https://vtv.vn/video/luat-sieu-de-so-19-10-11-2024-704981.htmhttps://www.youtube.com/watch?v=zwrVdQQMKzI(17 phút trên VTV3 & 23 phút trên YouTube)------------------Bộ 10 câu hỏi:Luật Lâm sản (Luật Lâm nghiệp).Cố vấn: Luật sư Trương Thanh ĐứcSTT CÂU HỎI BIÊN TẬP SỬA ĐÁP ÁN HIỆU CHỈNH TIỀN ĐÍNH KÈM Tiền may mắn1 Phát hiện nhiều cây gỗ bị gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng, ông Minh đã gom nhặt, mang về nhà để sử dụng và bán củi cho dân địa phương. Hành vi của ông Minh có vi phạm pháp luật không? Vì sao? Đáp án: Có. Không được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng.Điểm a Khoản 1 Điều 52 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng như sau: a) Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng; 2.000.000  2 Khu rừng cạnh nhà anh Lâm có một con suối rất đẹp. Vợ chồng anh Lâm dùng đá suối kè đắp nắn dòng nước chảy qua trước nhà,  để tạo cảnh quan cho quán cafe. Anh Lâm đã vi phạm hành vi bị nghiêm cấm nào trong hoạt động lâm nghiệp ?A. Khai thác tài nguyên nước; B. Xây dựng trái quy định; C. Đắp đập trái quy định; D. Ngăn dòng chảy tự nhiên. D. Ngăn dòng chảy tự nhiên. Việc làm của vợ chồng anh Lâm liên quan đến cả 4 hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 7, Điều 9 về “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp”, Luật Lâm nghiệp. Tuy nhiên, cả 03 hành vi khai thác, xây dựng hay đắp đập thì đều có 01 dấu hiệu chung là “Ngân dòng chảy tự nhiên”. 3.000.000  3 Công ty Du lịch sinh thái Linh Thông được UBND tỉnh cho thuê rừng tự nhiên, đồng thời được phép chuyển một phần mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017, Công ty Linh Thông phải trồng rừng thay thế bằng mấy lần diện tích rừng bị chuyển mục đích?A. Một lần B. Hai lần C. Ba  lần D. Bốn lần C.Ba lần Khoản 1 Điều 21, Luật Lâm nghiệp quy định, nếu chuyển mục đích rừng trồng thì phải trồng thay thế 01 lần, còn đối với rừng tự nhiên thì phải bằng 03 lần. 2.000.000  4 Năm 2022, hộ gia đình ông Trần Nhâm được Nhà nước giao hai ha rừng sản xuất để sản xuất lâm nghiệp kết hợp kinh doanh. Do thiếu vốn, trong hai năm sau gia đình ông vẫn chưa triển khai bất cứ hoạt động để phát triển rừng. Năm 2024 NN ra quyết định thu hồi rừng. Ông Nhâm bị thu hồi rừng vì lý do gì?A. Sử dụng rừng sai mục đích ban đầu B. Không tiến hành hoạt động phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao rừng C. Không tự nguyện trả lại rừng. D. Chủ rừng chưa được gia hạn giao rừng B. Chủ rừng không tiến hành hoạt động phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao rừng; Khoản 1, Điều 22, Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định 07 trường hợp Nhà nước thu hồi rừng. B là một trong các trường hợp mà Nhà nước thu hồi rừng, vì chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. 2.000.000  5 Xưởng mộc của anh Tứ Thiết bị lực lượng kiểm lâm đột xuất kiểm tra, tìm thấy một cây gỗ đường kính 50 cm, chiều dài 10 mét. Anh Thiết cho rằng lực lượng kiểm lâm không có thẩm quyền kiểm tra nguồn gốc lâm sản trong xưởng của anh. Trong tình huống này, anh Thiết có vi phạm Luật Lâm nghiệp không và vì sao?A. Không vi phạm B. Có. Vi phạm về mua bán lâm sản; C. Có. Vi phạm về chế biến lâm sản; D. Có. Vi phạm về cất giữ lâm sản D. Cất giữ lâm sản Khoản 1 Điều 42, Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định, kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồm cả hoạt động kiểm tra lâm sản trong quá trình cất giữ lâm sản. Trường hợp này, chưa xác định được xưởng của anh Thiết có khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán lâm sản hay không, nhưng đang có việc “cất giữ”. 1.500.000  6 Ông Lưu được Nhà nước giao rừng sản xuất để cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Ông Lưu có quyền nào sau đây?A. Để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế B. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng C. Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng D. Tự do khai thác Đáp án A Để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế Điểm d Khoản 1 Điều 82 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất như sau: "1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất có quyền sau đây: d) cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật." 2.000.000  7Bà Lịch có sổ đỏ và trong đó, cho xây dựng 400 mét vuông đất làm nhà ở, 200 mét vuông đất trồng cây ăn quả, còn lại 11.600 mét vuông đất vẫn là đất rừng. Nhưng bà Lịch tự ý xây dựng nhà ở với tổng diện tích 530 mét vuông. Bà Lịch chưa bị xử lý đối với hành vi này. Vậy trong tình huống này,  bà Lịch có bị xử phạt hình sự hay không?Đáp án: Không, bà Lịch chỉ xử phạt vi phạm hành chính Theo quy định tại Điều 228, bộ Luật hình sự 2015, và Nghị định 91/2019/nd-cp. 5.000.000 ĐỘC ĐẮC8 Anh Chi và chị Thu vào tham quan một cánh rừng ở Sóc Sơn, Hà Nội, vô tình làm cháy rừng gây thiệt hại 100 triệu đồng. Anh Chi và chị Thu bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa với cá nhân là bao nhiêu?A. 10 triệu đồng B. 50 triệu đồng C. 100 triệu đồng D. 300 triệu đồng C. 100 triệu đồng; Khoản 8 Điều 17, Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi 2022), quy định mức phạt tối đa đối với cá nhân là 100 triệu đồng nếu “Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích”. 1.000.000  9 Ông Quảng Đại ở Lương Sơn, Hoà Bình bị phát hiện nuôi sáu con gấu không rõ nguồn gốc. Ông Đại khai, không mua bán gấu, mà chỉ nuôi để lấy mật. Cơ quan chức năng đã lập biên bản và xử phạt với mức cao nhất. Theo bạn, đó là mức phạt nào?A. 100 triệu đồng; B. 400 triệu đồng; C.  500 triệu đồng; D.700 triệu đồng. B. 400 triệu đồng; Khoản 14, Điều 21, Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi 2022) quy định: Hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật thì bị phạt tiền với mức cao nhất là 400 triệu động. 1.000.000 ĐỒNG ĐỘI10 Trong ngày không có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, V thì nông dân được đốt nương làm rẫy vào khung giờ nào?A. Trước 9h, sau 16h B. Từ 9h đến 16h C. Từ 10h đến 13h D. Không được đốt Đáp án A trước 9h, sau 16h Điểm b Khoản 3 Điều 47 Nghị định 156/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 16/11/2018 hướng dẫn Luật Lâm nghiệp: "Điều 47. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng3. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện: b) Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều;" 1.000.000   

Phỏng vấn 

4.387. Cơ hội từ dự án đường sắt tốc độ...

Cơ hội từ dự án đường sắt tốc độ cao. (VTV1) – Chương trình...

Trích dẫn 

3.903. Mở rộng phạm vi kiểm toán để dẹp nạn...

Mở rộng phạm vi kiểm toán để dẹp nạn tăng vốn ảo của doanh nghiệp. (ĐTM)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,004