3.640. Cần “hàng rào” để ngăn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Cần “hàng rào” để ngăn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

(KTĐT) – Giảm sở hữu chéo thao túng hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) muốn siết chặt hơn tỷ lệ sở hữu cổ phần, cho vay với nhóm cổ đông để hạn chế “bóng” đại gia phía sau các nhà băng.
Ngân hàng làm “sân sau” cho ông chủ doanh nghiệp

TS Đinh Thế Hiển cho rằng, hiện đã có nhiều ngân hàng quy mô vốn lên tới vài chục nghìn tỷ đồng thì dự thảo Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi) đưa ra nội dung giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với cá nhân, hay nhóm cổ đông tương ứng từ 5% về 3%, từ 15% về 10% là hợp lý.

hàng rào ngăn sở hữu chéo

Ảnh minh hoạ

Tuy vậy, theo TS Đinh Thế Hiển, việc quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần chỉ là một điều kiện cần nhưng quan trọng hơn phải xử lý được tình trạng “ông chủ” đứng sau ngân hàng.

Tỷ lệ cá nhân, tổ chức nắm giữ cổ phần tại ngân hàng hoặc vay vốn có thể dễ dàng được thống kê, theo dõi. Tuy nhiên, các ông chủ thực sự nắm quyền chi phối lại không lộ diện trên hồ sơ nếu họ nhờ hoặc thuê người đứng tên hộ cổ phần hoặc lập doanh nghiệp “ma” để vay vốn.

Đơn cử, theo kết luận của cơ quan điều tra (Bộ Công an) tại Ngân hàng Sài Gòn (SCB), hồ sơ sổ sách chỉ thể hiện bà Trương Mỹ Lan nắm giữ 4,98% vốn điều lệ. Nhưng trên thực tế, bà Trương Mỹ Lan sở hữu hơn 91% cổ phần nhà băng này thông qua nhờ 27 pháp nhân, cá nhân đứng tên hộ (tính đến tháng 10/2022). Từ năm 2012 – 2022, trên 90% dư nợ cho vay của SCB chảy vào nhóm của bà Lan thông qua hàng ngàn công ty “ma” được dựng lên.

Các chuyên gia chỉ ra, dù không công khai nhưng khá nhiều “ông chủ” chỉ đứng tên lãnh đạo tại các ngân hàng nhưng phía sau là cả một hệ sinh thái khủng. Trước vụ án đang khởi tố liên quan SCB và Trương Mỹ Lan, ngành ngân hàng cũng đã có không ít đại án rúng động. Có thể kể đến những đại án như vụ liên quan ông Trầm Bê, bầu Kiên, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh…

“Lâu nay, cội nguồn mọi cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam đều chỉ có duy nhất một nguyên nhân, đó là sở hữu chéo. Tôi đã làm việc trong lĩnh vực ngân hàng cả cuộc đời và chưa thấy cuộc khủng hoảng nào xảy ra với lĩnh vực ngân hàng mà không xuất phát từ nguyên nhân này” – TS Lê Xuân Nghĩa chia sẻ.

Nâng cao vai trò giám sát

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội bất thường có thể diễn ra vào tháng 1/2024. Một nội dung quan trọng được Dự thảo đề cập là quy định nhằm ngăn chặn sở hữu chéo ngân hàng. Đây cũng là vấn đề nhức nhối của hệ thống ngân hàng nước ta hàng chục năm qua.

Để ngăn chặn sở hữu chéo, lũng đoạn ngân hàng, các chuyên gia nhấn mạnh, ngoài điều kiện cần là “siết lại” tỷ lệ sở hữu vốn, vẫn cần có sự giám sát chặt chẽ vấn đề quản trị ngay từ nội bộ ngân hàng và từ cơ quan quản lý Nhà nước.

“Vai trò kiểm soát các tỷ lệ sở hữu thực tế như thế nào và kiểm soát dòng tiền khi đi vào tổ chức tín dụng đấy vận động như thế nào. Điều đấy quan trọng hơn nhiều việc chúng ta hạ thấp cái tỷ lệ sở hữu” – ông Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đánh giá.

TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, tỷ lệ sở hữu chỉ mang tính hình thức để công khai. Vấn đề mà chúng ta cần quan tâm hơn đó là công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị ngân hàng cũng như kiểm tra thực tế phần vốn góp của các bên liên quan cũng như của những nhóm lợi ích. Từ đó, chúng ta mới có thể tránh tình trạng khống chế, thao túng nhằm đưa ra các quyết định mang tính chủ quan của một nhóm lợi ích vì mục tiêu của riêng họ. Đây là giải pháp mà NHNN nên tăng cường trong thời gian tới và cả trong việc luật hóa cụ thể trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi nhằm làm giảm, tiến tới ngăn chặn tình trạng thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng.

Có 2 vấn đề: Thứ nhất là minh bạch thông tin của tất cả các cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng thương mại thay vì giảm tỉ lệ sở hữu; xác định nghĩa vụ công bố thông tin đối với cổ đông (cả tổ chức và cá nhân) và nhóm người có liên quan sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng trên một mức cụ thể. Thứ hai là kiểm soát được dòng tiền, nguồn tiền góp vốn thông qua cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt và áp dụng kiểm soát dữ liệu cá nhân.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, phải công khai, minh bạch tỷ lệ sở hữu thực của các cổ đông lớn và người có liên quan, bên cạnh hệ thống chế tài xử phạt mạnh nếu vi phạm.

Hiện nay, lực lượng thanh tra, giám sát của ngân hàng không được phép yêu cầu các cá nhân không liên quan đến tổ chức tín dụng cung cấp thông tin nên rất khó nắm bắt thực tế. Trong khi đó các cá nhân không liên quan chỉ là trên giấy tờ, còn bản chất có thể đang đứng tên các khoản đầu tư của cùng một ông chủ. “Để chống sở hữu chéo, cần phải tăng cường vai trò của lực lượng thanh tra và giám sát của NHNN, có thể tính đến việc cho phép cơ quan này được điều tra, thậm chí điều tra hình sự một phần” – ông Đức nhấn mạnh.

Thảo Nguyên

————-

Kinh tế & Đô thị (Kinh tế) ngày 26-12-2023:

https://kinhtedothi.vn/can-hang-rao-de-ngan-so-huu-cheo-thao-tung-ngan-hang.html

(154/1.090)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản.Bài được giới thiệu trên trang bìa số 1, bản giấy ra ngày 03-10-2024: (KTSG) - Mục tiêu trực tiếp của việc đánh thuế tài sản là tăng thu ngân sách, tiếp đó là điều tiết cung cầu và tác động vào việc sử dụng bất động sản một cách tiết kiệm, hiệu quả, cuối cùng mới là góp phần hạ giá nhà đất.Theo định hướng, người sở hữu nhiều bất động và các bất động sản bỏ không, lãng phí đều phải bị đánh thuế cao hơn.Ảnh: H.T Giá bất động sản Giá bất động sản thấp quá hay cao quá cũng đều không có lợi cho nền kinh tế. Nhưng giá bất động sản cao hay thấp, chủ yếu phụ thuộc vào quy luật cung - cầu thị trường. Khác với nhiều nước phát triển, nơi nhu cầu bất động sản có xu hướng giảm, do nhà ở từ đô thị đến nông thôn xây dựng qua hàng trăm năm rất nhiều, chất lượng tốt, sử dụng lâu dài, trong khi dân số già, nhu cầu giảm đi, tại Việt Nam, nguồn cung đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân còn thiếu hụt rất lớn.Trong bối cảnh đó, việc giá nhà bị đẩy lên cao, trước hết là do cung - cầu, đặc biệt là khi chính sách thắt chặt, dẫn đến số lượng dự án nhà ở triển khai rất ít trong những năm gần đây. Đáng lẽ, giá nhà cao nhiều năm rồi thì thị trường sẽ phản ứng bằng việc bán ra thu lợi, đồng thời tập trung nguồn lực đầu tư ồ ạt, nhanh chóng tăng cung, hạ giá. Nhưng điều đó đã không diễn ra, vì nhà phải xây dựng trên đất ở, trong khi đất ở thì giá tăng cao; thủ tục phát triển dự án vô cùng chậm trễ, khó khăn, tốn kém, dẫn đến nguồn nhà ở đã bị chặn, siết chặt, vì nhiều lý do, cả vô tình và hữu ý.Bất động sản là một thị trường rất rộng lớn, tính cạnh tranh cao, với hàng vạn nhà đầu tư, phát triển, cùng với hàng triệu người tiêu dùng tham gia, kèm theo điều kiện số vốn rất lớn, pháp lý phức tạp, chặt chẽ, thời gian để ra được một sản phẩm thường tính bằng nhiều năm. Do đó, việc đầu tư là hoàn toàn hợp pháp, chính đáng, cần thiết và cần được khuyến khích đối với thị trường nhà ở. Hoạt động đầu cơ, găm giữ hay thổi giá sẽ không ảnh hưởng đáng kể, thậm chí dễ bị đè bẹp nếu như cung - cầu không bị quá mất cân đối. Chính sách lớn tác động không nhỏ Việc đánh thuế vào người sở hữu bất động sản cũng cần tính đến để ngăn chặn đầu cơ, nhằm giảm giá bất động sản. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay thì dường như mới chỉ là cách giải quyết tác động đến phần nổi của tảng băng chìm."Là một loại thuế tài sản, thì chủ yếu là nhằm thu tiền của nhà giàu, để tăng ngân sách cho cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Nói đơn giản là đánh thuế người có nhiều nhà đất, nhưng thực chất phải là hướng tới người có giá trị nhà đất lớn. 100 mét vuông nhà ở mặt phố trung tâm Hà Nội có thể thuộc diện bị đánh thuế tài sản, nhưng 1.000 mét vuông nhà ở miền núi hẻo lánh thì có thể không".Nhà đầu tư bất động sản bỏ vốn ra và đi vay tiền, là nhằm thu được lợi ích, trong đó quan trọng nhất là gia tăng giá trị của nhà đất, từ đó sẽ mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế và xã hội, trong đó có việc nộp thuế vẫn diễn ra lâu nay.Việc đầu tư của pháp nhân hay cá nhân, lớn hay nhỏ, là một trong những yếu tố quyết định duy trì và phát triển thị trường bất động sản vận hành ổn định, hiệu quả. Việc đầu tư, không chỉ thúc đẩy, mà còn đóng vai trò cân bằng, ổn định thị trường.Đầu tư vào bất động sản nói chung, vào nhà ở nói riêng, không chỉ đơn thuần là việc mua đi bán lại kiếm chênh lệch, mà còn là việc bỏ ra chi phí, công sức, trả lãi tiền vay, khai thác sử dụng, cho thuê bất động sản sao cho hiệu quả cao và tổng thể là việc chấp nhận rủi ro trong đầu tư, kinh doanh.Bản thân việc đầu tư cũng là một yếu tố tham gia vào việc điều tiết thị trường. Khi giá nhà đắt đỏ, sốt nóng thì họ đầu tư xây dựng, phát triển thêm góp phần hạ giá. Khi giá nhà rẻ, đóng băng thì họ giảm đầu tư và mua hàng vào, góp phần giữ giá ổn định, để bảo vệ chính nhà đầu tư. Đó là quá trình cân bằng, hỗ trợ thị trường. Thậm chí, xét theo khía cạnh tích cực, thì về cơ bản, việc đầu cơ nhà đất cũng có tác dụng tương tự.Do đó, nếu không thận trọng xem xét, tính toán để đưa ra các giải pháp phù hợp thì việc ban hành chính sách nói chung, chính sách thuế nói riêng sẽ đi ngược lại với mong muốn, gây hại cho thị trường. Yếu tố tâm lý trong thị trường bất động sản cũng rất quan trọng và rất dễ bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách đánh thuế. Việc nhà đầu tư e dè, không muốn tiếp tục đầu tư có thể khiến chênh lệch cung - cầu lớn hơn, khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, nhất là người có thu nhập chưa cao, còn gặp nhiều thách thức hơn. Mục tiêu của thuế bất động sản Trước hết, cần xác định rõ mục tiêu chính của thuế bất động sản là gì? Là một loại thuế tài sản, thì chủ yếu là nhằm thu tiền của nhà giàu, để tăng ngân sách cho cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Vì vậy, nói đơn giản là đánh thuế người có nhiều nhà đất, nhưng thực chất phải là hướng tới người có giá trị nhà đất lớn. Vì thế đâu có đánh thuế cao, thậm chí còn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. 100 mét vuông nhà ở mặt phố trung tâm Hà Nội có thể thuộc diện bị đánh thuế tài sản, nhưng 1.000 mét vuông nhà ở miền núi hẻo lánh thì có thể không, vì giá trị có khi chưa bằng 1 mét vuông mặt phố."Đánh thuế tài sản là nhằm khuyến khích đầu tư, kinh doanh hiệu quả thông qua chìa khóa thị trường, chứ không phải để ngăn chặn việc đầu tư".Vì vậy, việc đánh thuế phải bảo đảm không triệt tiêu động lực đầu tư, phát triển các sản phẩm bất động sản nói chung, nhà ở nói riêng, nhằm điều tiết tốt hơn cung - cầu của thị trường. Về nguyên tắc, người sở hữu nhiều bất động sản và các bất động sản bỏ không, lãng phí đều phải bị đánh thuế cao hơn.Tuy nhiên, cái khó là phải giải quyết vấn đề bản chất để đạt hiệu quả tổng thể, chứ không chỉ mỗi lĩnh vực tranh cãi nhau về một mục tiêu đơn lẻ của mình là thu thuế, ngăn chặn đầu cơ hay giảm giá nhà ở. Do đó, cần tính đến nhiều giải pháp đồng bộ, chứ không phải chỉ là đánh thuế hay không đánh thuế và áp đặt thuế suất cao hay thấp.Chẳng hạn, vòng 1 vẫn có thể đánh thuế “cào bằng” theo giá trị tài sản. Nhưng vòng 2 phải là bù trừ vào số tiền đã nộp thuế từ chính việc khai thác hay cho thuê tài sản đó. Ví dụ, phải nộp thuế tài sản 100 đồng, nếu tài sản đó đã đưa vào làm cơ sở bán hàng hay cho thuê 50 đồng, thì đương nhiên phải được trừ giảm đi số tiền thuế đã nộp từ hoạt động kinh doanh, cho thuê.Mong muốn hạ giá nhà ở đã quá cao so với thu nhập và người dân, nhất là dân nghèo, có nhà ở là rất chính đáng. Nhưng đánh thuế tài sản là nhằm khuyến khích đầu tư, kinh doanh hiệu quả thông qua chìa khóa thị trường, chứ không phải để ngăn chặn việc đầu tư. Vì thế, nếu chưa có giải pháp đồng bộ, hiệu quả và khả thi thì chưa nên tính đến việc đánh thuế bất động sản.Luật sư Trương Thanh ĐứcGiám đốc Công ty Luật ANVI-----------------Kinh tế Sài Gòn (Địa ốc) 03-10-2024:https://thesaigontimes.vn/hay-nhin-tu-muc-tieu-cua-viec-danh-thue-bat-dong-san/(1.498)

Bình luận 

432. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật lâm sản (Luật...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật lâm sản. (VTV3) – Chương trình giải trí truyền hình Luật siêu dễ - Chủ đề Luật lâm sản (đúng ra là Luật Lâm nghiệp), có sự tham gia của cố vấn: Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.Quay tại S16, VTV, 43 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa sáng ngày 11-9-2024.----------------------VTV3 (Luật siêu dễ) phát hồi 17h ngày 10-11-2024:https://vtv.vn/video/luat-sieu-de-so-19-10-11-2024-704981.htmhttps://www.youtube.com/watch?v=zwrVdQQMKzI(17 phút trên VTV3 & 23 phút trên YouTube)------------------Bộ 10 câu hỏi:Luật Lâm sản (Luật Lâm nghiệp).Cố vấn: Luật sư Trương Thanh ĐứcSTT CÂU HỎI BIÊN TẬP SỬA ĐÁP ÁN HIỆU CHỈNH TIỀN ĐÍNH KÈM Tiền may mắn1 Phát hiện nhiều cây gỗ bị gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng, ông Minh đã gom nhặt, mang về nhà để sử dụng và bán củi cho dân địa phương. Hành vi của ông Minh có vi phạm pháp luật không? Vì sao? Đáp án: Có. Không được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng.Điểm a Khoản 1 Điều 52 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng như sau: a) Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng; 2.000.000  2 Khu rừng cạnh nhà anh Lâm có một con suối rất đẹp. Vợ chồng anh Lâm dùng đá suối kè đắp nắn dòng nước chảy qua trước nhà,  để tạo cảnh quan cho quán cafe. Anh Lâm đã vi phạm hành vi bị nghiêm cấm nào trong hoạt động lâm nghiệp ?A. Khai thác tài nguyên nước; B. Xây dựng trái quy định; C. Đắp đập trái quy định; D. Ngăn dòng chảy tự nhiên. D. Ngăn dòng chảy tự nhiên. Việc làm của vợ chồng anh Lâm liên quan đến cả 4 hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 7, Điều 9 về “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp”, Luật Lâm nghiệp. Tuy nhiên, cả 03 hành vi khai thác, xây dựng hay đắp đập thì đều có 01 dấu hiệu chung là “Ngân dòng chảy tự nhiên”. 3.000.000  3 Công ty Du lịch sinh thái Linh Thông được UBND tỉnh cho thuê rừng tự nhiên, đồng thời được phép chuyển một phần mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017, Công ty Linh Thông phải trồng rừng thay thế bằng mấy lần diện tích rừng bị chuyển mục đích?A. Một lần B. Hai lần C. Ba  lần D. Bốn lần C.Ba lần Khoản 1 Điều 21, Luật Lâm nghiệp quy định, nếu chuyển mục đích rừng trồng thì phải trồng thay thế 01 lần, còn đối với rừng tự nhiên thì phải bằng 03 lần. 2.000.000  4 Năm 2022, hộ gia đình ông Trần Nhâm được Nhà nước giao hai ha rừng sản xuất để sản xuất lâm nghiệp kết hợp kinh doanh. Do thiếu vốn, trong hai năm sau gia đình ông vẫn chưa triển khai bất cứ hoạt động để phát triển rừng. Năm 2024 NN ra quyết định thu hồi rừng. Ông Nhâm bị thu hồi rừng vì lý do gì?A. Sử dụng rừng sai mục đích ban đầu B. Không tiến hành hoạt động phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao rừng C. Không tự nguyện trả lại rừng. D. Chủ rừng chưa được gia hạn giao rừng B. Chủ rừng không tiến hành hoạt động phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao rừng; Khoản 1, Điều 22, Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định 07 trường hợp Nhà nước thu hồi rừng. B là một trong các trường hợp mà Nhà nước thu hồi rừng, vì chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. 2.000.000  5 Xưởng mộc của anh Tứ Thiết bị lực lượng kiểm lâm đột xuất kiểm tra, tìm thấy một cây gỗ đường kính 50 cm, chiều dài 10 mét. Anh Thiết cho rằng lực lượng kiểm lâm không có thẩm quyền kiểm tra nguồn gốc lâm sản trong xưởng của anh. Trong tình huống này, anh Thiết có vi phạm Luật Lâm nghiệp không và vì sao?A. Không vi phạm B. Có. Vi phạm về mua bán lâm sản; C. Có. Vi phạm về chế biến lâm sản; D. Có. Vi phạm về cất giữ lâm sản D. Cất giữ lâm sản Khoản 1 Điều 42, Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định, kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồm cả hoạt động kiểm tra lâm sản trong quá trình cất giữ lâm sản. Trường hợp này, chưa xác định được xưởng của anh Thiết có khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán lâm sản hay không, nhưng đang có việc “cất giữ”. 1.500.000  6 Ông Lưu được Nhà nước giao rừng sản xuất để cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Ông Lưu có quyền nào sau đây?A. Để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế B. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng C. Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng D. Tự do khai thác Đáp án A Để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế Điểm d Khoản 1 Điều 82 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất như sau: "1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất có quyền sau đây: d) cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật." 2.000.000  7Bà Lịch có sổ đỏ và trong đó, cho xây dựng 400 mét vuông đất làm nhà ở, 200 mét vuông đất trồng cây ăn quả, còn lại 11.600 mét vuông đất vẫn là đất rừng. Nhưng bà Lịch tự ý xây dựng nhà ở với tổng diện tích 530 mét vuông. Bà Lịch chưa bị xử lý đối với hành vi này. Vậy trong tình huống này,  bà Lịch có bị xử phạt hình sự hay không?Đáp án: Không, bà Lịch chỉ xử phạt vi phạm hành chính Theo quy định tại Điều 228, bộ Luật hình sự 2015, và Nghị định 91/2019/nd-cp. 5.000.000 ĐỘC ĐẮC8 Anh Chi và chị Thu vào tham quan một cánh rừng ở Sóc Sơn, Hà Nội, vô tình làm cháy rừng gây thiệt hại 100 triệu đồng. Anh Chi và chị Thu bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa với cá nhân là bao nhiêu?A. 10 triệu đồng B. 50 triệu đồng C. 100 triệu đồng D. 300 triệu đồng C. 100 triệu đồng; Khoản 8 Điều 17, Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi 2022), quy định mức phạt tối đa đối với cá nhân là 100 triệu đồng nếu “Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích”. 1.000.000  9 Ông Quảng Đại ở Lương Sơn, Hoà Bình bị phát hiện nuôi sáu con gấu không rõ nguồn gốc. Ông Đại khai, không mua bán gấu, mà chỉ nuôi để lấy mật. Cơ quan chức năng đã lập biên bản và xử phạt với mức cao nhất. Theo bạn, đó là mức phạt nào?A. 100 triệu đồng; B. 400 triệu đồng; C.  500 triệu đồng; D.700 triệu đồng. B. 400 triệu đồng; Khoản 14, Điều 21, Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi 2022) quy định: Hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật thì bị phạt tiền với mức cao nhất là 400 triệu động. 1.000.000 ĐỒNG ĐỘI10 Trong ngày không có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, V thì nông dân được đốt nương làm rẫy vào khung giờ nào?A. Trước 9h, sau 16h B. Từ 9h đến 16h C. Từ 10h đến 13h D. Không được đốt Đáp án A trước 9h, sau 16h Điểm b Khoản 3 Điều 47 Nghị định 156/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 16/11/2018 hướng dẫn Luật Lâm nghiệp: "Điều 47. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng3. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện: b) Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều;" 1.000.000   

Phỏng vấn 

4.387. Cơ hội từ dự án đường sắt tốc độ...

Cơ hội từ dự án đường sắt tốc độ cao. (VTV1) – Chương trình...

Trích dẫn 

3.903. Mở rộng phạm vi kiểm toán để dẹp nạn...

Mở rộng phạm vi kiểm toán để dẹp nạn tăng vốn ảo của doanh nghiệp. (ĐTM)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,004