(ANTV) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI & Nhà nghiên cứu Phạm Minh Thụy, Viện Kinh tế và Tài chính, đối thoại trong chương trình Câu chuyện cuối tuần (25 phút):
Truyền hình Công an, sẽ phát vào hồi 20h10 ngày hôm nay 05-3-2022 (26 phút):
https://www.youtube.com/watch?v=Izru4cyCWqU
————-
Kịch bản
ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH BÌNH LUẬN
“CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN”
Tên chương trình: Xăng dầu và trách nhiệm điều hành
Đơn vị thực hiện: Ban Chuyên đề – Truyền hình CAND
Thời lượng dự kiến: 25 phút
Kính gửi: Ông (bà)…
Truyền hình CAND đang thực hiện sản xuất chương trình “Câu chuyện cuối tuần” là chương trình bình luận hàng tuần về các vấn đề nóng mà dư luận quan tâm. Trong số này, ekip thực hiện chương trình lựa chọn vấn đề xung quanh câu chuyện “xăng dầu và trách nhiệm điều hành” để bình luận.
Địa điểm ghi hình: trường quay ảo Truyền hình CAND, Số 1 Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Thời gian ghi hình: 14h, thứ Tư, ngày 2/3/2022
Rất mong sự hợp tác, tham gia chương trình của ông (bà).
Khách mời: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.
Nhà nghiên cứu Phạm Minh Thụy, Viện Kinh tế và Tài chính
NỘI DUNG CHI TIẾT
STT | HÌNH ẢNH | NỘI DUNG |
1 | HÌNH HIỆU | CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN |
2 | MC
Nhà báo Trần Anh Tú
| Chào mừng quý vị và các bạn đến với “Câu chuyện cuối tuần” – chương trình bình luận hàng tuần trên ANTV! Tôi là nhà báo Trần Anh Tú. Ngày hôm nay, câu chuyện về xăng dầu sẽ là chủ đề bàn luận của chúng tôi. Có hay không tình trạng thiếu nguồn cung xăng dầu? Làm thế nào để ngăn chặn hành vi găm hàng chờ giá tốt? Các doanh nghiệp và người dân chịu tác động ra sao khi thị trường xăng dầu bất ổn? Và đặc biệt là vai trò điều hành của cơ quan quản lý nhà nước ra sao để hướng đến 1 thị trường xăng dầu minh bạch, cạnh tranh đúng nghĩa? Hàng loạt những câu hỏi này chúng tôi hy vọng sẽ được làm rõ được phần nào qua chương trình. Đồng hành cùng tôi là 2 chuyên gia. Xin giới thiệu luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, thành viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Vị khách thứ hai, xin giới thiệu nhà nghiên cứu Phạm Minh Thụy đến từ Viện Kinh tế – tài chính, Học viện tài chính. Người có nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về thị trường xăng dầu. Trước tiên thì chúng ta hãy cùng nhìn lại 1 vài hình ảnh cho thấy những biến động đáng lo ngại của thị trường xăng dầu thời gian qua. |
3 | PHÓNG SỰ Thị trường xăng dầu đang thiếu hụt nguồn cung? | Khởi phát từ những ngày đầu tháng 2… Hàng loạt cây xăng đóng cửa không bán hàng. Đồng Nai, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Đắk Lắk… sau đó thì lan tới TPHCM, Hà Tĩnh, Thái Nguyên và lẻ tẻ ở 1 số tỉnh thành khác. Hình ảnh ngày 17/2, trên bài báo này, cho thấy người bán xăng tại TPHCM ra ký hiệu: mỗi người chỉ được mua 30 ngàn đồng tiền xăng. Theo báo cáo nhanh từ Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương, từ ngày 28/1-21/2, qua 16.000 lượt kiểm tra, giám sát của lực lượng quản lý thị trường cho thấy, hàng trăm cửa hàng xăng dầu đóng cửa, tạm ngưng hoạt động với nhiều lý do. Nguyên nhân chủ yếu do không có đủ nguồn cung xăng dầu từ các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối nên nhiều cửa hàng không còn xăng dầu để bán. Vụ thị trường trong nước Bộ Công thương thì cho hay: tình trạng này xuất hiện từ trước Tết Nguyên đán do nguồn cung xăng dầu bị ảnh hưởng khi Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn giảm công suất hoạt động. Ngược lại thời gian, đây không phải là lần đầu tiên có tình trạng các cây xăng đóng cửa hàng loạt. Hiện tượng cây xăng treo biển hết xăng đã từng diễn ra hồi tháng 3/2019 và tháng 5/2020 sau khi nhiều doanh nghiệp xăng dầu phản ánh việc “thiếu xăng để bán” do nguồn cung nhỏ giọt. |
4 | Hình Cắt | CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN |
5 | – Chứng kiến cảnh thiếu xăng dầu tại một số cây xăng, cảnh bán xăng dầu nhỏ giọt quả thật khiến chúng ta không thể yên tâm, vậy thưa nhà nghiên cứu Phạm Minh Thụy, nguyên nhân nào khiến chúng ta thiếu xăng dầu? Xxx – Nhiều người nói về việc găm hàng. Vậy làm thế nào để có thể kiểm tra các cây xăng bán nhỏ giọt hay ngừng bán xem họ có găm hàng hay không? Hay nói cách khác làm thế nào để các cơ sở không dám “găm hàng”, ý tôi là chế tài đối với việc này đã đủ mạnh chưa, thưa luật sư Trương Thanh Đức? 1. Găm vì hết hàng, vì để bán giá cao, có lợi. Nhưng găm thì có thể hạ giá, thiệt hơn. Hàng thiếu, hàng hết thì không nên quy… 2. Tuy là mặt hàng chiến lược NN quản lý giá, bình ổn giá, nhưng cần tôn trọng nguyên tắc vận hành của thị trường. 3. Khoản 4, Điều 35, NĐ 99/2020/NĐ-CP (17/2022) Phạt 10 – 20 triệu đồng đối với một trong 3 hành vi vi phạm sau đây mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định: a) Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó; b) Không bán hàng, ngừng bán hàng; c) Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó. – Luật sư Trương Thanh Đức, ông có nhận xét gì khi những quyết định về việc điều hành giá xăng dầu lại bị trễ chỉ bởi vì cơ quan chức năng nghỉ Tết? 1. Điều này thật sự không hợp lý. 2. Tuy nhiên lại đúng với quy định tại khoản 3, Điều 38 về “Nguyên tắc điều hành giá xăng dầu” quy định: Thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày mùng 01, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng. Đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ thì được lùi sang ngày làm việc tiếp theo. Đối với kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thì được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo. Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân, thì Bộ CT có trách nhiệm báo cáo TTg xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp. – Có một điều tôi vẫn chưa hiểu là chúng ta là đất nước khai thác và xuất khẩu dầu thô, nhưng vẫn thiếu xăng dầu thành phẩm bán cho dân, thưa nhà nghiên cứu Phạm Minh Thụy? – Việc điều hành giá xăng dầu có thể linh hoạt hơn không thưa luật sư Trương Thanh Đức, tức là việc điều hành này theo sát hơn với giá cả thị trường thế giới chứ không chờ 10 ngày cho một kỳ điều chỉnh như bây giờ? 1. Giá xăng dầu hoàn toàn phụ thuộc vào giá thị trường của thế giới. Giá xăng dầu thế giới là thứ hàng hóa giá lên xuống hằng ngày. Vậy thì điều hành gì cũng phải bám sát… 2. Không có lý do gì lùi lại chờ 10 ngày, vì thị trường nó vận hành liên tục, không nghỉ 1 phút. 3. Chúng ta đã từng quy định 15 ngày điều chỉnh 1 lần. Tại sao lại là 15, rồi giảm xuống 10 ngày mà không phải là hằng ngày. 4. Nếu không thay đổi thì có thể vài tháng, thậm chi cả năm giữ nguyên. Nếu biến động thì điều chỉnh hằng ngày, thậm chí ngày vài lần. – Thưa nhà nghiên cứu Phạm Minh Thụy, liệu những căng thẳng giữa Nga và Ukraina có đẩy giá dầu thế giới lên cao nữa hay không? Giá xăng tăng sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng, theo nhà nghiên cứu, diễn biến lạm phát quý 1 năm 2022 sẽ ra sao? | |
Nhà báo Trần Anh Tú | Thưa 2 vị khách mời, quay trở lại trong nước thì trong câu chuyện hàng loạt các cây xăng đóng cửa, nhiều đại lý trần tình là do tình trạng kinh doanh thua lỗ. Càng bán càng lỗ. Tại sao lại như vậy? | |
6 | PHÓNG SỰ Người kinh doanh xăng dầu kêu lỗ
| Mức chiết khấu (hay còn gọi là hoa hồng) cho đại lý trên mỗi lít xăng, thông thường từ 200 đồng đến1.000 đồng. Vào tuần đầu tháng 2, khi giá thế giới tăng mạnh, hầu hết đầu mối đều giảm mức hoa hồng xuống rất thấp. Có nơi kéo mức chiết khấu về 0 đồng, thậm chí là âm. Sáng 9/2, các đại lý cho biết mức chiết khấu với xăng RON 95 đang âm hơn 600 đồng, xăng E5 RON 92 âm 650 đồng… Với tỷ lệ hoa hồng này, nếu cộng chi phí vận chuyển từ kho về cửa hàng, thuê nhân công…, doanh nghiệp, đại lý xăng dầu bị lỗ nặng với mỗi lít xăng bán ra. Tức là, giá xăng bán buôn cho các đại lý cao hơn giá bán lẻ công bố trên thị trường. PV chủ đại lý xăng dầu: Chúng tôi đang chịu lỗ Càng bán càng lỗ là tình cảnh của nhiều đại lý kinh doanh xăng dầu hiện nay! |
7 | – Cứ bán là lỗ, biết trước sẽ lỗ. Thưa ông Thụy, ông nói sao về tình cảnh này của các đại lý xăng dầu? -Căn cứ theo Nghị định 83/2014 và Nghị định 95/2021 sửa đổi bổ sung về kinh doanh xăng dầu, đối với trường hợp cửa hàng kinh doanh xăng dầu muốn tạm ngưng hoạt động phải có văn bản đồng ý của Sở Công thương, với lí do chính đáng như: Cháy nổ, lũ lụt, thiên tai… trong trường hợp đóng cửa vì không có lời, treo bảng hết xăng… cơ quan QLTT khẳng định là chưa đúng với quy định. Biết là như vậy nhưng để các đại lý rơi vào tình cảnh kinh doanh mà biết chắc lỗ nhưng vẫn phải bán thì câu chuyện này nên được nhìn nhận như thế nào, thưa Luật sư Trương Thanh Đức. Ở đây tôi đang muốn nói về vai trò điều hành của cơ quan quản lý nhà nước? 1. Khoản 6, Điều 26, Nghị định KD “Chỉ ngừng bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng (cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nỗ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng)”. 2. Quy định sai, không hợp lý. Phải theo các luật khác. Khách quan, không có lỗi. Lý do chủ quan & khách quan. Bất khả kháng & chính đáng. Bộ luật sự 2015 xếp “Trở ngại khách quan” cùng với “Bất khả kháng” và áp dụng chung một cơ chế pháp lý. 3. Do vậy, việc ngừng là đúng. Ngừng vì lý do bất khả kháng thì không bị phạt, ngừng vì trở ngại khách quan cũng vậy. – Nhiều doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh công thức tính giá cơ sở như lợi nhuận định mức, chi phí kinh doanh định mức xăng, dầu cho phù hợp với thực tế. Ý kiến của nhà nghiên cứu Phạm Minh Thụy ra sao? – Chúng ta vừa bàn đến tác động của giá xăng đến người tiêu dùng. Nhưng có một vấn đề là nếu giá xăng không được điều chỉnh phù hợp thì có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp nhập giá cao mà vẫn phải bán giá do liên Bộ ấn định không thưa nhà nghiên cứu Phạm Minh Thụy? – Giá xăng dầu đang phải cõng nhiều loại thuế phí (thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng…). Điều này có hợp lý hay không và trong số thuế, phí áp lên xăng dầu thì có thể giảm ngay loại nào thưa luật sư Trương Thanh Đức? Chúng ta hãy lấy ví dụ từ thuế tiêu thụ đặc biệt, thường thuế này áp dụng cho các mặt hàng xa xỉ, áp dụng cho cả xăng dầu có hợp lý không thưa ông? 1. Rất không hợp lý 2.1. Thuế nhập khẩu 10%: giảm; 2.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 10%: Độc hại & hạn chế tiêu dùng. Tuy nhiên đây là mặt hàng thiết yếu 2.3. Thuế bảo vệ môi trường 4.000đ/lít: Không chính đáng trong mối quan hệ với thuế TTĐB. Chỉ thu 1 -2 trong số 3 2.3. Thuế VAT 10%: Tăng, giữ nguyên, giảm. Trường hợp này không thể tăng. Giữ nguyên nhưng giá tăng thì thành tăng. Ví dụ giá 10K, 20K. Vì vậy cần phải giảm xuống 5% hoặc giữ nguyên 10%. 2.5. Quỹ bình ổn giá 2.6. Tổng cộng chi phí lên đến 62% (Báo Đảng CS mấy hôm trước) Quan trọng nhất là chi phí đầu vào của nền kinh tế. Giảm thu đầu vào, để tăng hiệu quả, cạnh tranh, lợi nhuận thu chính đáng, hợp lý, công bằng hơn. – Nhưng giảm thuế thì ảnh hưởng đến ngân sách. Thưa nhà nghiên cứu Phạm Minh Thụy cần cân bằng như thế nào giữa việc giảm ngân sách và tăng chỉ số giá tiêu dùng nếu giá xăng dầu tăng cao? – Thưa luật sư Trương Thanh Đức, nếu giảm thuế phí dẫn đến giá xăng dầu nước ta thấp hơn giá một vài nước láng giềng lại có thể dẫn đến việc buôn lậu xăng dầu ra nước ngoài? 1. Buôn lậu chỉ là một rất nhỏ trong tổng số tiêu thụ ở trong nước 2. Buôn lậu thì phải có biện pháp chống buôn lậu. Biện pháp hành chính, hình sự có đủ cả. 3. Xăng dầu chỉ có một số đầu mối xuất nhập, sản xuất, kinh doanh. Không thể lấy lý do thứ yếu để áp đặt cho chính yếu, gây ra hệ lụy rất xấu cho nền kinh tế. Cái hại khôn nhìn rõ gấp hàng trăm lần cái hại buôn lậu nhìn thấy. 4. Ít nhất giảm thuế VAT phí bảo vệ môi trường & Quỹ bình ổn. – Làm thế nào để hài hòa lợi ích giữa 3 chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng trong vấn đề giá xăng dầu, thưa luật sư Trương Thanh Đức, ông có thể nêu ý kiến với tư cách một chuyên gia pháp lý. 1. Mở theo hướng thị trường. 2. Tăng cạnh tranh, bảo đảm lợi ích của thương nhân 2. Giảm thuế, phí. Nhà nước xác định không thu lợi chính từ việc kinh doanh xăng dầu, mà thu từ khác. – Thưa Nhà nghiên cứu Phạm Minh Thụy, việc điều hành giá xăng dầu cần có giải pháp tổng thể. Vậy, giải pháp tổng thể ở đây là gì? | |
8 | Dẫn kết | Xin cảm ơn hai vị khách mời đã có những ý kiến trao đổi thú vị xung quanh chủ đề “điều hành giá xăng dầu” của chúng tôi. Rõ ràng, việc điều hành giá xăng dầu hiện tại đã cho thấy một số bất cập ảnh hưởng đến đời sống người dân cũng như tình hình kinh tế xã hội chung. Cần có sự thay đổi trong điều hành giá xăng dầu, tuy nhiên những áp đặt phi thị trường lại có thể dẫn đến những sự méo mó không cần thiết. Vấn đề mà các vị khách mời đặt ra mà chúng tôi rất đồng tình là cơ quan quản lý Nhà nước cần linh hoạt hơn trong điều hành cũng như có những kịch bản sát hơn với diễn biến của tình hình thị trường thế giới. Trong đó lợi ích của cả người tiêu dùng, doanh nghiệp, Nhà nước đều phải hài hòa. Xin cảm ơn hai vị khách mời đã tham dự cuộc trao đổi ngày hôm nay. Cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi chương trình. Xin cảm ơn và chào tạm biệt! |
Bảng chữ cuối | Bảng chữ cuối những người thực hiện Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tướng, TS Mai Văn Hà Chỉ đạo sản xuất: Thượng tá Nguyễn Mai Thao Tổ chức sản xuất: Hồng Thanh –Văn Thịnh – Ngọc Lan – Quang Huy Kịch bản&đạo diễn: Mai Thắng – Anh Tú Biên tập: Mai Thắng – Nguyễn Nhung – Nguyễn Phương Đạo diễn trường quay: Quay phim: Dựng phim: Phụ trách khách mời: Nguyễn Nhung Dẫn chương trình: Nhà báo Trần Anh Tú Đọc lời bình: Chủ nhiệm: Trần Phương |