3.564. NHNN nên can thiệp bằng định hướng “nắn dòng”.

(ĐTTC) – Trao đổi với ĐTTC, LS. TRƯƠNG THANH ĐỨC, Giám đốc Công ty luật ANVI, cho rằng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) qua kênh tín dụng cần giám sát chặt. Bởi trong quá khứ, tính hiệu quả của chính sách này không cao, trong khi luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ảnh minh họa.

PHÓNG VIÊN: – Thưa ông, mới đây NHNN đã đồng ý cho một số NHTM nới room tín dụng. Đây được xem là chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ DN tiếp cận thêm nguồn vốn cho sản xuất. Quan điểm của luật sư thế nào?

  1. TRƯƠNG THANH ĐỨC:– Theo quan điểm của tôi, thứ nhất, đối với vấn đề tăng trưởng tín dụng của các NH, không nên cho phép tăng trưởng quá 10%. Bởi khi NH tăng trưởng cao là lúc nền kinh tế đã có vấn đề.

Hiện nay, NHNN vẫn cho một số NHTM nới room tín dụng, nhìn chung vẫn nằm trong giới hạn chấp nhận và kiểm soát được. Thực ra chỉ vài NH được phép “cơi nới” tín dụng, nhiều NH khác rất khó đạt được chỉ tiêu yêu cầu NHNN đặt ra. Nên việc đồng ý cho một số NHTM nới room theo tôi không có vấn đề gì.

Thứ hai, về lo ngại việc dòng tiền có thể được dùng cho đảo nợ. Xét về lý, NH được hoạt động tự do theo cung cầu của thị trường. Hiện nay chúng ta đang nhầm lẫn ở chỗ can thiệp hành chính cho các chỉ tiêu như tăng 5% hay 7%. Tại sao lại là cho? Vì giả sử muốn cho tăng 5% tín dụng NHNN đặt ra chỉ tiêu buộc các NH khác phải theo.

Đơn cử, hiện nay nếu tăng dự trữ bắt buộc của các NH lên 15%, không NH nào ở Việt Nam thực hiện được. Trung Quốc đã buộc tăng dự trữ lên 13%, nhưng ở Việt Nam các NH mới tăng được từ 1-3% so với mức ban đầu, thậm chí một số NH như Agribank ở mức 0%. Tất cả công cụ can thiệp đó là về phương diện hành chính là bắt buộc, đôi khi rất thiếu bám sát với quy luật thị trường.

Ở đây cũng có ý kiến cho rằng dòng vốn tín dụng của các NH nên tập trung cho kích cung (DN sản xuất) hay kích cầu (nhu cầu mua sắm trên thị trường), qua đó gián tiếp kích thích cung sản xuất tăng trưởng.

Tôi cho rằng việc dòng tiền sau khi nới room sẽ chảy về đâu do NHNN can thiệp trong việc định hướng “nắn dòng”, cũng như các NH tự hoạch định. Thí dụ, NHNN đặt ra những chỉ tiêu hạn chế cho vay vốn đầu tư vào chứng khoán giới hạn mức này, bất động sản giới hạn ở mức kia, tức ở góc độ quản lý và điều hành chính sách tiền tệ.

Còn lại là phần việc của các NH, của thị trường tự điều tiết. Đầu tư ở đâu, cho DN thuộc nhóm ngành nào vay là việc của các NH, về nguyên tắc NHNN không được can thiệp. Trừ khi đó là gói vốn thuộc chính sách tài khóa, khi đó muốn thúc đẩy lĩnh vực gì, muốn cho địa phương nào vay Nhà  nước quyết định.

– Ông đánh giá thế nào về khả năng hấp thụ nguồn vốn của các DN khi có những ý kiến lo ngại DN hấp thụ kém, không hiệu quả có thể dẫn đến nợ xấu NH tăng cao hơn?

– Lo ngại này hoàn toàn có cơ sở. Nếu DN không thực hiện đúng, không có chiến lược kinh doanh và phục hồi sau dịch Covid-19 kỹ lưỡng sẽ tự mình rơi vào bẫy nợ. Về phía các NH cũng dẫn đến nợ xấu tăng nhanh, thậm chí mất vốn.

Hiện nay, chủ trương chung của Nhà nước vẫn là NH cần hỗ trợ DN phục hồi sản xuất bằng các biện pháp như giảm lãi suất cho vay, tăng tín dụng… Nhưng về đối tượng cụ thể và ai sẽ bảo lãnh những gói này lại không có.

Tôi được biết các NH rất không muốn nhận trách nhiệm nặng nề này nhưng buộc phải nhận, bởi đây là quy định, trong khi hiệu quả đến đâu và rủi ro ra sao chưa tính được hết. Thậm chí, việc phải giải ngân vốn tín dụng theo chỉ tiêu cũng sẽ dẫn đến tình trạng méo mó, không hiệu quả, không thu hồi được vốn.

Về phía quản lý của Nhà nước, thường là chỉ tiêu mang tính hành chính. Do đó, các DN cũng khó có được sự công bằng. Đơn cử, về hỗ trợ vốn tín dụng và giảm lãi suất cho vay cho DN, các DN bất động sản cho rằng do dịch Covid-19 họ cũng ảnh hưởng, cũng khó khăn, tại sao lại không được tiếp cận nguồn vốn vay, như vậy là thiếu công bằng.

Có nghĩa, ở đây vẫn theo chủ trương, song điều các NH lo ngại là hiệu quả thực sự có đạt được như mong muốn hay không.

– Bài học từ “vết xe đổ” về ưu đãi lãi suất giai đoạn 2008-2009 mang hàm ý như thế nào trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?

– Đây là bài học các NH không được phép quên. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề. 1 năm sau đó, Chính phủ tung ra gói kích cầu 8 tỷ USD để vực dậy DN đang kiệt quệ, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 1 tỷ USD (khoảng 16.000 tỷ đồng).

Gói này dùng trực tiếp ngân sách, thông qua các NH hỗ trợ lãi suất 4%/năm, giúp DN phục hồi sản xuất, xuất khẩu và mở rộng đầu tư. Điều đáng nói, gói hỗ trợ năm 2009 tương đối phức tạp bởi thủ tục giải ngân, quy trình cho vay và đặc biệt là vấn đề kiểm toán.

Cho đến nay, vẫn có nhiều khoản từ gói hỗ trợ năm 2009 chưa thể thanh quyết toán được. Từ đó cho thấy, sự dè dặt của các NH đối với đề xuất hỗ trợ DN từ Chính phủ đưa ra có lý của họ.

Đáng chú ý, gói hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19 hiện có quy mô ra sao, nguồn từ đâu vẫn chưa rõ ràng; việc hỗ trợ theo phương thức nào, lãi suất thế nào chưa cụ thể. Nếu sử dụng theo phương thức cấp vốn tín dụng cho vay qua kênh NH cần đảm bảo 2 yếu tố nguồn và lãi suất.

Về nguồn, hiện nay các NH đủ khả năng không cần đến nguồn từ Chính phủ, tuy nhiên lãi suất cần bàn thêm bởi do thị trường quyết định. Khi ấy, nhân tố quan trọng các NH cân nhắc là DN làm ăn tốt hay không. Nếu DN làm ăn tốt, NH cho vay và DN cũng không quan tâm đến lãi suất.

– Xin cảm ơn ông.

 Mọi thứ cần vận hành theo quy luật cung cầu. Hiện lãi suất cho vay đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử ngành NH là do yếu tố thị trường, không phải do Chính phủ có thể quyết được.

HOÀNG SƠN (thực hiện)

————————

Sài Gòn Đầu tư tài chính 07-12-2021 (1.200/1.270):

https://www.saigondautu.com.vn/tai-chinh/nhnn-nen-can-thiep-bang-dinh-huong-nan-dong-99584.html

(1.200/1.270)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,763