3.660. Cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ ngân hàng cần công bố thông tin nhân thân, tình trạng tài chính

Cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ ngân hàng cần công bố thông tin nhân thân, tình trạng tài chính

(DN) – Xuất phát từ những trường hợp thực tế, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng những cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ TCTD thì cần công bố các thông tin liên quan nhân thân, tình trạng tài chính để mọi người biết đây là vốn thật, không phải đứng tên thay người khác.

Tại tọa đàm “Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi: Phân bổ hiệu quả nguồn lực” do VnEconomy tổ chức ngày 3/2, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VABM), đánh giá việc giảm trần tỷ lệ sở hữu là nội dung cần thiết nhằm giảm tỷ lệ sở hữu chi phối các tổ chức tín dụng (TCTD), giúp hạn chế thao túng ngân hàng.

Tuy nhiên, để giảm tỷ lệ một cách ổn định, Luật cũng có điều khoản chuyển tiếp thi hành cho đến khi đưa tỷ lệ về mức quy định. Thế nhưng đây chỉ là một trong những nội dung hạn chế chi phối, bên cạnh nhiều điều khoản khác.

Cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ

TS Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. (Ảnh: Vietnam+).

Cũng tại tọa đàm, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, để tránh lũng đoạn dẫn đến rủi ro ngành ngân hàng có nhiều yếu tố. Thứ nhất là tỷ lệ sở hữu, tiếp theo là tỷ lệ cho vay, thứ ba là quản trị điều hành khác.

Theo ông, dù so với thế giới, quy định của Việt Nam khá chặt chẽ tuy nhiên thực tế xảy ra rất nhiều vụ án và bài học, nên bắt buộc phải siết chặt tất cả các khâu. Ngoài ra cần kiểm soát chặt nguồn tiền. Trên thực tế vẫn xảy ra trường hợp rút ruột ngân hàng.

Một điểm quan trọng nữa là Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ chú trọng thực thi điều luật nhưng thực tế liệu có tình trạng vượt tỷ lệ quy định hay không.

Luật sư Trương Thanh Đức kỳ vọng những quy định mới này sẽ tác động được vào thực tế giúp thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.

Cần công khai tất cả cổ đông ngân hàng?

Về vấn đề cổ đông sở hữu trên 1% vốn tại các TCTD phải công bố thông tin, TS. Nguyễn Quốc Hùng đánh giá nội dung này xuất phát trong thực tế, nhiều cổ đông không xuất hiện trong danh sách cổ đông nhưng lại là người đại diện trên 80-90% cổ phần.

“Cần phải minh bạch thông tin, để mọi người thấy được, cổ đông này có thực lực, vốn bỏ vào không hạn chế. Nếu một cổ đông chiếm giữ tỷ lệ 1% vốn điều lệ TCTD thì các thông tin liên quan nhân thân, tình trạng tài chính phải công bố, để mọi người biết đây là vốn thật, không phải là người đứng tên thay người khác, hạn chế được việc chi phối”, ông nói.

Còn theo Luật sư Trương Thanh Đức, thay vì tỷ lệ sở hữu 1% mới công bố thông tin thì cần công khai tất cả danh sách cổ đông, chỉ có công khai minh bạch thì mới thực sự giám sát được. 

Để kiểm soát việc thao túng, các chuyên gia cho rằng không phải chỉ mỗi việc quy định tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng và công bố thông tin người có tỷ lệ sở hữu 1%, mà phải nâng cao vai trò của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát, tăng số lượng thành viên Hội đồng Quản trị độc lập.

Không nên tập trung cho vay một nhóm khách hàng

Về quy định giảm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và nhóm khách hàng liên quan theo lộ trình, ông Hùng nhận định lộ trình 5 năm là phù hợp và sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Ông nhấn mạnh thêm rằng quy định này là cần thiết để hạn chế tập trung tín dụng vào một nhóm khách hàng, từ đó hạn chế rủi ro.

Ông cũng đặt vấn đề làm sao TCTD đồng thuận mở cam kết đồng tài trợ, không nên tập trung vào một nhóm khách hàng. Doanh nghiệp cũng nên mở rộng nguồn vốn vay, không nên tập trung vào một TCTD. Vấn đề là dự án có hiệu quả, các ngân hàng sẽ thu xếp vốn đồng tài trợ đầu tư cho dự án.

Theo ông, lộ trình này cũng sẽ không ảnh hưởng đến tổ chức và doanh nghiệp khi triển khai các dự án, có hành trang để tiếp cận các TCTD khác hoặc mời TCTD tham gia tài trợ cho khách hàng đó.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đồng tình cho rằng cần phải đẩy mạnh và phát triển thị trường vốn để tổ chức và doanh nghiệp huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trên thị trường vốn, không thể đặt áp lực vốn kinh doanh lên các TCTD. Vốn tín dụng ngân hàng chỉ là vốn bổ sung, không phải là vốn đầu tư trung dài hạn.

“Vốn ngân hàng huy động chủ yếu là ngắn hạn không thể có đủ nguồn lực cho vay trung dài hạn. Vì vậy việc đặt tất cả nhu cầu vốn vào TCTD là không hợp lý, do đó phải mở rộng sang các nguồn vốn khác”, ông Hùng nói

Vị này cho rằng doanh nghiệp cũng cần xác định không phải cứ thiếu vốn là nghĩ đến ngân hàng. Thiếu vốn trung dài hạn phải nghĩ đến thị trường vốn, khi thiếu vốn ngắn hạn mới nghĩ đến ngân hàng. Ngoài ra cần có tư duy không nên tập trung vốn vào một ngân hàng mà cần kêu gọi đồng tài trợ cho các dự án lớn và có hiệu quả.

Ông cũng cho rằng có nhiều nội dung trong Luật mới chưa hoàn thiện nhưng cũng hạn chế được phần nào việc sở hữu chéo, thao túng TCTD.

Anh Đào

————-

Doanh nghiệp & Kinh doanh (Tài chính) ngày 05-02-2024:

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/co-dong-so-huu-tu-1-von-dieu-le-ngan-hang-can-cong-bo-thong-tin-nhan-than-tinh-trang-tai-chinh-42202424211530233.htm

(234/1.068)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.416. Nhân viên ngân hàng lại dụ khách góp vốn...

Nhân viên ngân hàng lại dụ khách góp vốn vào công ty con, "núp bóng" gửi tiết kiệm. (TBTC)...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 236,100