3.666. Giá đánh giày cũng tăng theo giá xăng, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân “gây sốc”

(DV) – Trước loạt hàng hoá tăng theo giá xăng khiến chi phí đội lên, tác động tới lạm phát, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng không nên cấm tăng giá. Chi phí đội lên, nếu không cho tăng thì họ dừng hoạt động vì có kinh doanh cũng thua lỗ. Vậy cho tăng giá hay để họ dừng hoạt động? Vấn đề nằm ở nút thắt cơ chế

LTS: Sau khi giá xăng tăng kỷ lục, ghi nhận của phóng viên Dân Việt từ nhiều vùng miền cho thấy nhiều doanh nghiệp đã “trục lợi”, “té nước theo mưa” để tăng giá hàng hoá. Điều này đã tác động tiêu cực tới đời sống người dân và đặc biệt gây ra ảnh hưởng nhất định tới chương trình phục hồi kinh tế hậu Covid-19 của Chính phủ. Trong bối cảnh người dân đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, việc hàng hóa tiêu dùng tăng cao khiến người dân thêm nặng gánh chi tiêu.

Loạt bài “Loạt hàng hóa ồ ạt tăng theo giá xăng, người dân oằn vai gánh nặng chi tiêu” của Dân Việt sẽ ghi nhận tâm tư của người tiêu dùng trên toàn quốc trước việc hàng loạt mặt hàng tăng giá ồ ạt, giúp cho cơ quan quản lý có cái nhìn bao quát và đưa ra những giải pháp phù hợp để chấm dứt tình trạng này, cũng như có những biện pháp đủ sức răn đe các doanh nghiệp tìm cách trục lợi trong thời điểm hết sức nhạy cảm này. 

Giá rau “quốc dân” tăng đến 50%, giá đánh giày cũng tăng theo giá xăng

Ghi nhận của PV Dân Việt, trưa ngày 15/3, giá một bát phở tại khu vực Trung Kính (Cầu Giấy) đã tăng từ 30.000 đồng/bát lên mức 35.000 đồng/bát, tương ứng tăng 16,6%. Trao đổi với người viết, một chủ quán phở cho biết, mức giá này được quán áp dụng gần 1 tháng nay.

“Bây giờ hầu như nguyên, vật liệu sử dụng để nấu phở hầu như đều tăng giá, nếu vẫn giữ mức giá cũ thì quán bán sẽ không có lời”, chủ quán phở cho hay.

Tại chợ Cốm Mễ Trì (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), chị Trần Thị Tuyết, chủ một sạp bán rau chia sẻ, gần 2 tuần nay, giá bán các loại rau, củ, quả đều tăng lên đáng kể.

Ví dụ, giá một bó rau muống, món rau “quốc dân” trước đây có giá 10.000 đồng/bó, hiện nay được bán với 15.000/đồng bó; giá rau ngót tăng từ 7.000 đồng/bó lên 10.000 đồng bó; giá rau mùng tơi tăng từ 10.000 đồng/bó lên 13.000 đồng bó…

Người dân buôn bán tại một khu chợ ở Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Quang Dân.

Trong khi đó, đối với các mặt hàng thực phẩm khác cũng đã bắt đầu ghi nhận mức giá thay đổi theo chiều hướng đi lên. Chị Nguyễn Thị Thúy Vân, chủ tạp hóa tại Mễ Trì cho biết, giá một thùng Mì tôm Hảo Hảo đang là 98.000 đồng/thùng so với mức 93.000 đồng/thùng; Dầu thực vật có giá 55.000 đồng/chai/lít, tăng 3.000 đồng/chai/lít so với 15 ngày trước.

“Trước mắt thì một số mặt hàng như mì tôm, dầu ăn, bánh kẹo là lên giá, còn những hàng hoá, mĩ phẩm, nước ngọt thì vẫn xêm xêm như ngày xưa”, chị Vân nói.

Không dừng lại ở mặt hàng thực phẩm, anh Đỗ Quang Thắng (Cầu Giấy) cho biết, giá đánh một đôi giày đã lên đến 15.000 đồng/đôi.

“Đánh giày thì chẳng liên quan gì đến xăng tăng giá mà tăng theo cả. Bây giờ thấy cái gì cũng lên giá, chỉ có lương là mãi không thấy tăng”, anh Thắng bức xúc nói.

Tăng giá hoặc dừng kinh doanh?

Trả lời cho vấn đề làm thế nào để ngăn chặn đà tăng giá các mặt hàng trong thời gian gần đây, Chuyên gia kinh tế, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng thay vì đặt câu chuyện ngăn chặn tăng giá, ngược lại phải khuyến khích tăng giá. 

“Không thể tưởng tượng nổi đầu vào như thế, giá thành như thế mà lại cứ áp đặt các nhà cung cấp không được tăng giá”, ông Đức nêu vấn đề.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, đầu tiên, phải nói về giá xăng, nếu bản thân nó theo cơ chế thị trường thì chúng ta không cần bàn tới, lúc này xăng có tăng lên 300.000 đồng/lít cũng phải chấp nhận vì đó theo nguyên tắc thị trường.

Thế nhưng cần phải nhấn mạnh rằng, giá xăng không phải theo cơ chế thị trường. Xung quanh nó là câu chuyện nhà máy lọc dầu, cơ chế, hạn mức.. cuối cùng đang gánh mức thuế lên đến 30% giá nhập, giá bán. Chưa kể đến thuế bảo vệ môi trường và ti tỉ thứ thuế khác.

Một cửa hàng tạp hóa trên đường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Quang Dân.

“Trước biến động này, thứ cần dùng nhất là quỹ bình ổn thì không còn đồng nào để dùng, cơ chế thế thì làm sao mà dùng được vì vốn dĩ đã sai từ đầu. Đơn cử, thuế bảo vệ môi trường thì không dùng cho môi trường. Kể cả có ảnh hưởng môi trường cũng phải khuyến khích”, ông Đức đánh giá.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, mà không phải thiết yếu dùng cho nghĩa bình thường mà là thiết yếu của an ninh tiền tệ, kinh tế, năng lượng, vận tải… xăng dầu là thiết yếu của thiết yếu. Tuy nhiên khâu quản lý chưa ổn dẫn đến việc thời kỳ xăng dầu rẻ 10.000 đồng/lít thì nộp thuế GTGT 1.000 đồng, đến bây giờ phải nộp gần đến 3.000 đồng/lít.

Chưa kể, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng tương ứng, thuế xuất, nhập khẩu tăng tương ứng vì giá đầu vào tăng.

Một điểm bất cập nữa ở thuế tiêu thụ đặc biệt, đây là khoản thuế áp dụng với mặt hàng độc hại, hay xa xỉ cần phải hạn chế. Nhưng như đã phân tích ở trên, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu của thiết yếu thì hạn chế cái gì? Do vậy, nếu giá cao, không phải do giá thế giới cao, mà do thuế phí cao, muốn giảm phải giảm từ chỗ đó.

“Giảm để làm gì cuối cùng ”nút thắt” cơ chế vẫn thế. Hôm nay thu được 1 đồng tiền thuế nhưng cuối cùng làm chết đi nền kinh tế, đến lúc đó lấy đâu ra nguồn lực mà thu thuế nữa. Thay vì thế thu ít, nhưng thu từ lợi nhuận, thu từ quay vòng, thu từ hàng hoá, luân chuyển, giao thông..”, Luật sư Trương Thanh Đức nói.

Ông Đức lấy dẫn chứng, giá thành vận chuyển Việt Nam đã cao thuộc Top đầu thế giới, nay xăng lại liên tiếp tăng. Nhưng tăng giá dịch vụ ô tô lại không cho tăng, hệ lụy là các hãng như Be, Go phải dừng hoạt động vì càng kinh doanh càng lỗ. Như vậy, thay vì tăng giá hơn, hay dừng hoạt động hơn?.

Quang Dân

—————

Dân Việt (Kinh tế) 16-3-2022:

https://danviet.vn/gia-danh-giay-cung-tang-theo-gia-xang-chuyen-gia-chi-ra-nguyen-nhan-gay-soc-bai-3-20220315164801694.htm

(633/1.246)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,705