3.676. Sẽ sớm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Sẽ sớm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

(MK)- Mới đây, Chính Phủ đã có Chỉ thị yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân để có thể kịp thời hỗ trợ cho người dân.

sớm điều chỉnh mức giảm trừ

Ảnh minh họa

Mới đây, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đời sống của người dân.

Trước đó, tại Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV vào tháng 7/2023, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế TNCN.

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, tổng số thu thuế TNCN năm 2023 trên 155.000 tỷ đồng, trong đó, thuế TNCN từ tiền lương, tiền công chiếm khoảng 70%, tương đương 108.228 tỷ đồng.

Mặc dù có giảm so với mức 166.733 tỷ đồng của năm 2022 nhưng tổng số thu thuế TNCN của năm 2023 vẫn ở mức cao.

Mức thu của năm 2023 tăng gấp 3,3 lần nếu so với số thu năm 2013 (46.458 tỷ đồng), thời điểm mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu đồng/người/tháng lên 9 triệu đồng/người/tháng.

Trên thực tế, vấn đề về mức giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN luôn là vấn đề được người dân quan tâm trong những năm qua.

Hiện tại, những người có mức thu nhập từ 11 triệu đồng trở lên phải đóng thuế TNCN và giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người. Thuế TNCN dựa trên tiền công, tiền lương của người làm công ăn lương với 7 bậc đánh thuế, thấp nhất 5% và cao nhất 35%.

Sau khi giảm trừ gia cảnh, mức thuế các bậc gồm: Thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở xuống mức thuế 5%; từ 5-10 triệu đồng/tháng mức thuế 10%; trên 10-18 triệu đồng mức 15%; từ 18-32 triệu đồng nộp thuế 20%; từ 32-52 triệu đồng nộp thuế 25%; từ 52-80 triệu đồng nộp thuế 30% và trên 80 triệu đồng nộp thuế 35%.

Nhiều ý kiến cho rằng Bộ Tài chính cần tiếp tục nâng mức giảm trừ gia cảnh và mức giảm trừ với người phụ thuộc lên cho phù hợp với bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định cách tính thuế TNCN hiện nay có phần “lạc hậu”, không được cập nhật theo biến động của mức lương tối thiểu, giá cả, lạm phát,… Hệ quả của việc cách tính thuế TNCN không theo kịp chi phí sinh hoạt trong khi thu nhập của nhiều người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 khiến nhiều người phải thắt chặt chi tiêu, từ đó cầu tiêu dùng ảm đạm, ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

Mới đây, thông tin với báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho rằng mức giảm trừ gia cảnh so với lương bình quân là cao, nhưng so sánh với mức sống đô thị của người dân, nhất là khi hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ đều tăng khoảng 20 – 30% từ sau dịch Covid-19 thì mức tính thuế và giảm trừ gia cảnh hiện nay lại là thấp. Thậm chí, ông Phớc cho rằng, mức thu nhập 12 triệu đồng/tháng ở đô thị là không đủ sống.

Dưới góc độ người nộp thuế, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú, một chuyên gia thuế cho rằng từ năm 2017, Bộ Tài chính đã thừa nhận một số quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân với biểu thuế lũy tiến từng phần có 7 bậc là quá nhiều, khoảng cách giữa bậc 1 và 2 quá dày khiến tăng số thuế phải nộp.

Bên cạnh đó, cũng theo ông Tú, mức thu nhập vãng lai phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là từ 2 triệu đồng được quy định từ năm 2013 đã quá lạc hậu, khiến lượng cá nhân phải quyết toán và yêu cầu hoàn thuế tăng cao…

Về tính cần thiết của việc cần sớm sửa Luật Thuế TNCN, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, kiến nghị cần phải sửa Luật thuế thu nhập cá nhân cho đúng nguyên tắc, bản chất của thuế là doanh thu trừ chi phí và có thu nhập mới phải nộp thuế. Do đó, những chi tiêu của bản thân người nộp thuế và người trong gia đình như tiền học của con, tiền khám chữa bệnh, tiền trả lãi ngân hàng (trong trường hợp mua nhà phải vay ngân hàng), tiền thuê nhà… phải được trừ trước khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Đồng thời, theo ông Đức, mức thuế suất của bậc 1 phải giảm xuống mức rất thấp để nhiều người nộp thuế nhưng với mức thuế chỉ 1 – 2%. Ngoài ra, cần giảm bậc thuế xuống còn 5 với thuế suất của bậc cao nhất là 20%.

“Không có lý do gì để thuế thu nhập cá nhân ở bậc 7 hiện là 35%, cao gần gấp đôi thuế thu nhập doanh nghiệp”, ông Đức nói.

Lê Sáng

————-

Market Times (Tiêu điểm) ngày 23-02-2024:

https://markettimes.vn/se-som-dieu-chinh-muc-giam-tru-gia-canh-thue-thu-nhap-ca-nhan-51731.html

(186/938)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,510