(VNB) – Bà Nguyễn Phương Hằng từng để lộ hộ chiếu có quốc tịch đảo Síp, nhiều người sẽ thắc mắc liệu điều này có giúp nữ CEO Đại Nam cứu vãn tình hình.
Hình ảnh của bà Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan công an ngày 25/3.
Trước khi bị bắt tạm giam về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân vào chiều 24/3, bà Nguyễn Phương Hằng từng dính đến lùm xùm với bà Lê Thị Giàu.
Cụ thể, bà chủ công ty Bình Tây Lê Thị Giàu đã từng lập vi bằng để khởi kiện bà Nguyễn Phương Hằng nhọ danh dự, bịa đặt, vu khống làm tổn hại đến bà Giàu và công ty. Khi đó, bà Giàu yêu cầu bà Hằng phải bồi thường 1.000 tỷ đồng.
Ở thời điểm vụ việc nổ ra, bà Hằng từng lên sóng livestream và cho rằng cuốn hộ chiếu nước ngoài của mình đã bị tung lên mạng và lọt vào tay của bà Giàu. Tuy nhiên, bà Giàu phủ nhận thông tin trên và cho rằng bà chủ Đại Nam chính là người gửi cho mình xem quyển hộ chiếu.
Đồng thời, bà chủ Bình Tây còn tiết lộ, sổ hộ chiếu của bà Hằng không mang quốc tịch Canada như lời bà Hằng từng tuyên bố, thay vào đó là Cộng hòa Cyprus (đảo Síp).
Trả lời trên báo Lao Động, bà Giàu cho biết: “Trong lúc chat trên mạng qua lại và nói chuyện với nhau, bà Hằng khoe là có quốc tịch Canada nhưng tôi không tin. Do vậy, bà Hằng đã chụp hình cuốn hộ chiếu mang quốc tịch nước ngoài cho tôi xem.
Tuy nhiên, khi tôi xem thì cuốn hộ chiếu này không phải của Canada mà là của Cộng hoà Cyprus (Đảo Síp). Khi gửi khoe cho tôi xem, bà Hằng không có yêu cầu là giữ kín thông tin này, nên tôi đã chia sẻ lại cho bạn bè cùng xem”.
Quốc tịch đảo Síp thì có thoát án được không?
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết, việc có quốc tịch nước ngoài không ảnh hưởng gì cả, nếu phạm tội ở Việt Nam thì vẫn xử phạt như thường.
“Quốc tịch Mỹ, Nhật… thì cũng vậy thôi. Quốc tịch liên quan đến những gì đáng được can thiệp, đáng được bảo vệ như đường lối ngoại giao, chính trị, làm ăn đầu tư… Trường hợp này chỉ đơn thuần là vi phạm pháp luật hình sự, rõ như ban ngày như vậy thì chẳng ai dại gì can thiệp vào những việc không đáng như vậy”, luật sư Trương Thanh Đức nói.
Ngoài ra, ông Đức cho rằng đây là trường hợp quốc tịch mua, đầu tư tiền để đổi lấy thì khó có cơ hội được bảo vệ. Luật sư cũng loại trừ khả năng trục xuất bà Hằng ra khỏi Việt Nam.
Từ lâu, hộ chiếu vàng Đảo Cuprus (đảo Síp) được xem như tấm vé thông hành châu Âu cho các cá nhân đầu tư tiền vào hòn đảo này.
Để giải cứu nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2013, chính quyền đảo Síp đã thúc đẩy kế hoạch thu hút đầu phát triển kinh tế. Theo đó, đảo Síp đã dùng những tấm hộ chiếu để đổi lấy các khoản đầu tư từ nước ngoài.
Chỉ với khoản đầu tư tài chính tối thiểu 2 triệu euro, người nước ngoài có thể nhận được hộ chiếu của đảo Síp. Điều này cũng đồng nghĩa rằng người đó có thể di chuyển tự do trong EU vì đảo Síp là thành viên của liên minh (gia nhập năm 2004).
Chương trình này đã mang về cho đảo Síp khoảng 7 tỷ euro nhưng đến cuối năm 2020, đảo Síp đã từ bỏ cấp hộ chiếu sau khi EU đã khởi động tiến trình pháp lý nhằm vào Cyprus và Malta khi Ủy ban châu Âu cho rằng các chương trình này vi phạm luật pháp EU.
Doanh Chính
——————–
VietnamBiz (Kinh doanh) 25-3-2022:
(156/726)