3.680. Gia hạn Nghị quyết 42: Tiếp tục tạo hành lang pháp lý giải quyết nợ xấu trên thị trường

(VTV1) – Để gia tăng hiệu quả, Chính phủ vừa thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc gia hạn Nghị quyết 42 thêm 3 năm nữa. Việc này sẽ tác động thế nào tới hoạt động xử lý nợ xấu?

Xử lý nợ xấu tăng gấp 4,5 lần

Việc gia hạn thời gian xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 hiện được đặc biệt quan tâm bởi chỉ đến ngày 15/8 tới đây Nghị quyết này sẽ hết hiệu lực. Đây vốn được xem là chìa khóa quan trọng để giải quyết cục máu đông nợ xấu.

Theo Công ty quản lý tài sản VAMC, từ năm 2017 đến nay, đã có hơn 266,3 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý, tăng gấp 4,7 lần so với giai đoạn trước. Số nợ thu hồi được ước đạt 121 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,9 lần. Đáng chú ý, Nghị quyết 42 cho phép VAMC và Tổ chức tín dụng được linh hoạt mua bán nợ bằng Trái phiếu đặc biệt hoặc theo giá trị thị trường.

Nhiều giải pháp mang tính đột phá khác trong nội dung nghị quyết cũng đã góp phần quan trọng kéo giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng về dưới mức 1,49% vào cuối năm 2021.

Theo thống kê, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được người vay tự trả nợ đã tăng gần gấp đôi, lên 39% vào cuối năm ngoái. Vì thế, việc gia hạn thời gian thực hiện Nghị quyết 42 được các Tổ chức tín dụng hết sức mong chờ.

Gia hạn Nghị quyết 42 để hỗ trợ xử lý nợ xấu

Ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank nhận định: “Kéo dài Nghị quyết 42 là cần thiết, thể hiện sự thống nhất và ổn định chính sách. tức là mình duy trì ổn định chính sách xử lý nợ, đặc biệt giai đoạn hiện nay, dưới ảnh hưởng của COVID-19, nợ xấu có thể gia tăng nên cần thiết gia hạn”.

Nếu không được gia hạn Nghị quyết 42, những khoản nợ tiềm ẩn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ khó xử lý hơn. Vì khi đó, VAMC sẽ khó mua bán nợ với các NH. Nếu nợ xấu tăng cao, các NH cũng khó có thể cấp vốn ra cho doanh nghiệp.

Hiện Nghị quyết 42 cho phép VAMC được mua bán nợ xấu đã xử lý rủi ro, đang hạch toán ngoài bảng của NHTM. Đồng thời, được bán nợ xấu cho cả tổ chức, cá nhân. Do đó, gia hạn Nghị quyết 42 sẽ tạo điều kiện cho mua bán nợ theo giá thị trường.

Cùng với việc kéo dài thời gian, trong dự thảo Nghị quyết được Ngân hàng Nhà nước xây dựng, cũng có đề xuất mở rộng phạm vi các khoản nợ được áp dụng bởi Nghị quyết 42 mới chỉ áp dụng với các khoản nợ trước ngày 15/8/2017. Nhưng với tình hình khó khăn của dịch bệnh, thì cần cho phép xử lý cả những khoản nợ xấu phát sinh gần đây.

Đề xuất sửa đổi quy định về thủ tục rút gọn khi xử lý nợ xấu

Một sửa đổi quan trọng khác cũng được nhắc tới là việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xử lý tài sản đảm bảo. Dù Nghị quyết 42 đã đề cập tới vấn đề này, nhưng thực tế gần như không có mấy vụ việc có thể được áp dụng thủ tục rút gọn.

Nếu thực hiện rút gọn, thời gian không quá 1 năm, còn hiện nay nhiều vụ tranh chấp kéo dài 4-5 năm. Nguyên nhân cũng 1 phần vì quy định ngân hàng muốn thu giữ tài sản đảm bảo cần có thỏa thuận đồng ý của người đi vay.

Ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia cho biết: “Lâu này nếu trường hợp bên đi vay không đồng ý thì không xử lý được nên thời gian tới cái cưỡng chế phải mạnh hơn. Chúng ta nên giống như nước ngoài là gửi thông báo 2,3 lần không được thì thu giữ luôn”.

Đồng tình với việc cần sửa đổi các quy định về tài sản đảm bảo nhưng nhiều ý kiến cũng cho rằng cần cân đối lợi ích giữa cả ngân hàng và người vay nợ bởi tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu đa phần là BĐS, giá trị từ khi vay đến khi thành nợ xấu thường tăng cao hơn.

Ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết: “Cần giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng – người có tài sản đảm bảo cũng cần được bảo vệ, tránh tình trạng dìm giá, mất giá thì gây khó khăn, thiệt hại cho khách nên cần có quy định chi tiết”.

Việc đề xuất kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 còn nhằm tránh khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết này hết hiệu lực thi hành. Đồng thời, dự thảo cũng đề xuất Chính phủ nghiên cứu, xây dựng 1 Luật riêng về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng để đảm bảo hành lang pháp lý thống nhất cho quá trình xử lý nợ xấu.

————-

VTV1 (Tài chính kinh doanh) tối 28-3-2022 (phút 11:42):

https://vtv.vn/video/tai-chinh-kinh-doanh-toi-28-3-2022-552044.htm

https://vtv.vn/kinh-te/gia-han-nghi-quyet-42-tiep-tuc-tao-hanh-lang-phap-ly-giai-quyet-no-xau-tren-thi-truong-20220329004002094.htm

(59/940)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,166