3.720. Bịt lỗ hổng ngân hàng

Bịt lỗ hổng ngân hàng

(ĐĐK) – Gần đây, nhiều người lo lắng khi tiền trong tài khoản bị mất. Nhất là khi tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết, bỗng dưng bị mất nửa tỷ đồng trong tài khoản của mình. Đến một vị chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng bị kẻ trộm đánh cắp tiền trong tài khoản, huống hồ người bình thường. Điều đó cho thấy hệ thống bảo mật ngân hàng bộc lộ lỗ hổng lớn.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động của 14 tổ chức tín dụng. Trong đó có 4 ngân hàng “nhóm Big4” là Agribank, VietinBank, BIDV và Vietcombank. Cùng 10 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Việc ngăn chặn các nguy cơ rủi ro trong hoạt động mang tính hệ thống là rất cần thiết.

Nhiều chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, việc tài khoản ngân hàng bị mất tiền chứng tỏ hệ thống này đang có lỗ hổng. Lỗ hổng có thể tới từ quy trình của ngân hàng, có thể là việc thực hiện các quy định và quy trình nội bộ, cũng có thể là do đạo đức kinh doanh của một số cán bộ ngân hàng.

Vậy ngân hàng sẽ có trách nhiệm tới đâu? Ai là người trả tiền cho những khách hàng bị mất tiền trong tài khoản? Nạn nhân của vụ việc sẽ được bảo vệ như thế nào? Trách nhiệm của các bên liên quan ra sao khi mà tiền trong tài khoản ngân hàng “không cánh mà bay”.

Thực tế cho thấy tội phạm công nghệ đang ngày một nhiều. Người dân rất khó bảo vệ được tiền của mình trong tài khoản ngân hàng do tính chất tinh vi của loại tội phạm này. Việc tự bảo vệ của người dân là vô cùng khó khăn. Gửi tiền vào ngân hàng là người dân đã đặt trọn niềm tin vào sự an toàn, sau đó mới tính đến yếu tố sinh lợi. Do đó, trách nhiệm của ngân hàng phải là trước tiên và sau cùng. Kể cả việc nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tài sản của người dân thì phía ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm với người gửi tiền.

Về vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, trong các trường hợp khách hàng bị mất tiền liên quan tới ngân hàng trong thời gian gần đây, đa số là lỗi từ phía ngân hàng. Ngân hàng cần đảm bảo quy trình giao dịch an toàn và có các biện pháp giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo sự tuân thủ của nhân viên.

Còn theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, với trường hợp có tổn thất, thiệt hại xảy ra mà không phải do lỗi của khách hàng thì chủ thể chịu trách nhiệm đầu tiên phải là ngân hàng, cho dù là lỗi vô ý hay có chủ ý của nhân viên ngân hàng, hay kẻ gian ngoài ngân hàng. Ngân hàng phải chịu trách nhiệm hoàn trả cho khách hàng khoản tiền bị thất thoát. Trong quá trình đàm phán, thỏa thuận với ngân hàng, nếu hai bên không thể đạt được tiếng nói chung, khách hàng có thể khởi kiện ngân hàng đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu ngân hàng hoàn trả lại số tiền bị mất.

Đó là phía ngân hàng, còn phía người gửi tiền thì sao? Trước hết phải kiểm tra kỹ nội dung giao dịch trước khi ký các giấy tờ, không được giao dịch “ngang tắt” với nhân viên ngân hàng. Không nên giao dịch ngoài trụ sở mà phải đến thẳng các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng để trực tiếp giao dịch. Trong trường hợp không may rơi vào tình huống mất tiền hay nghi vấn bị lừa đảo, khách hàng cần bình tĩnh tập hợp đầy đủ các hồ sơ chứng từ, tài liệu giao dịch, sau đó liên hệ với ngân hàng nơi mình gửi tiền, thông báo về sự cố và cung cấp đầy đủ thông tin giao dịch để ngân hàng xác minh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Hệ thống bảo mật của ngân hàng được coi là chắc chắn bậc nhất, với “vòng trong vòng ngoài” tầng tầng lớp lớp bảo vệ. Việc chiếm đoạt tiền trong tài khoản gửi ngân hàng là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, khi công nghệ bùng nổ thì cũng kéo theo tội phạm công nghệ. Loại tội phạm này có kiến thức cao về công nghệ mà đa số người dân không theo kịp.

Chính vì thế, để tiền trong tài khoản không bị “bốc hơi”, thì cùng với sự thận trọng tuyệt đối của người gửi tiền, rất cần tới việc ngân hàng phải đầu tư nâng cấp hệ thống bảo mật của mình, và sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của cơ quan chống tội phạm mạng.

Tuy nhiên, trong khi chờ “lỗ hổng” trong hệ thống ngân hàng được lấp kín thì người dân cần tuân thủ đầy đủ quy trình giao dịch với ngân hàng. Tuyệt đối không ký khống bất cứ giấy tờ gì kể cả khi được nhân viên ngân hàng yêu cầu. Tuyệt đối không cung cấp mật khẩu giao dịch ngân hàng điện tử cho người khác. Không truy cập các đường link lạ có nguy cơ bị hacker xâm nhập tài khoản đánh cắp dữ liệu.

Thế Tuấn

————-

Đại đoàn kết ngày 05-4-2024:

https://daidoanket.vn/bit-lo-hong-ngan-hang-10276898.html

(74/969)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.415. Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc...

Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc học trước giờ G. (NĐT) -...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,914