3.729. Tiền trong tài khoản bốc hơi, ai chịu?

Tiền trong tài khoản bốc hơi, ai chịu?

(GT) – Bên cạnh những trường hợp mất tiền trong tài khoản ngân hàng do bị chiếm quyền điều khiển thiết bị (điện thoại), thời gian gần đây tiếp tục nổi lên tình trạng mất tiền do bị chính nhân viên ngân hàng lừa đảo mà vụ việc tại MBS là điển hình.

Việc mất tiền trong ngân hàng trước đây rất hy hữu, nhưng trên thực tế gần đây lại có rất nhiều trường hợp như vậy. Nhiều trường hợp khách hàng bị mất tiền do lỗi cá nhân, hay thậm chí vì muốn xử lý nhanh nên cố gắng rút ngắn các bước khi làm việc với nhân viên ngân hàng.

Tiền trong tài khoản bốc hơi, ai chịu?

Gần đây xảy ra nhiều trường hợp mất tiền trong tài khoản ngân hàng (ảnh minh họa).

Theo quan điểm của tôi, khách hàng có thể được phép sai do không có hiểu biết, không lường trước được rủi ro hay không thành thạo về công nghệ. Dù vậy, nếu tất cả các ngân hàng đều làm đúng quy trình, từng bộ phận cũng đều làm chuẩn thì khách hàng hoàn toàn yên tâm giao dịch ở mọi hình thức và việc mất tiền hay sai sót rất khó xảy ra.

Nhưng thực tế, nhiều vụ việc xuất hiện thời gian qua cho thấy chính bản thân nhân viên đã cố tình vi phạm nhằm mục đích lừa đảo. Thậm chí, khách hàng vì tin tưởng, muốn có những ưu đãi riêng, lãi suất hấp dẫn hơn nên chuyển tiền trực tiếp cho nhân viên ngân hàng.

Vì thế, khách hàng cần đề cao cảnh giác trong các tình huống như: giao dịch, làm việc với đúng nhân viên phụ trách, đọc kỹ các điều khoản trước khi đặt bút ký. Đặc biệt, không nên làm việc riêng với nhân viên ngân hàng để sử dụng những dịch vụ không chính thống.

Nếu không may rơi vào tình huống mất tiền hay nghi vấn bị lừa đảo, trước tiên cần tập hợp đầy đủ các hồ sơ chứng từ, tài liệu giao dịch và tìm đến một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín để tiến hành thủ tục mời luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Về trách nhiệm sau khi những vụ mất tiền xảy ra, việc đánh giá lỗi do phía nào sẽ là bước quan trọng và mất nhiều thời gian nhất. Khi xác định được, việc xử lý và đền bù sẽ vô cùng dễ dàng.

Trong trường hợp khách hàng bị lừa đảo, cài đặt ứng dụng lạ dẫn đến bị đánh cắp thông tin, sinh trắc học và mất tiền, thì khi đó khách hàng phải là bên chịu trách nhiệm cho tài sản thất thoát.

Trong trường hợp khách hàng gửi tiền vào tài khoản, sổ tiết kiệm và bị mất tiền do nhân viên ngân hàng lừa đảo, lạm dụng quyền hạn hay lỗi hệ thống thì khi đó ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị hại để tránh ảnh hưởng đến uy tín.

Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp khách hàng làm việc riêng với nhân viên ngân hàng vì tin tưởng lời mời chào ưu đãi lãi suất tốt và bị các đối tượng lừa đảo. Khi đó, bản thân khách hàng cũng nhận biết được hành vi trên là không đúng với quy trình chính thức, vì vậy họ cũng sẽ phải chịu một phần trách nhiệm. Còn ngân hàng cũng phải chịu liên đới vì không đảm bảo quy trình kiểm soát nghiệp vụ và công việc của nhân viên.

Đối với sự việc trên, thông thường các bên sẽ phải đợi kết quả điều tra của cơ quan công an và lúc đó các phía sẽ phải ngồi làm việc với nhau để bàn về câu chuyện trách nhiệm và bồi thường hợp lý.

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI

————-

Giao thông (Thời sự) 16-4-2024:

https://www.baogiaothong.vn/tien-trong-tai-khoan-boc-hoi-ai-chiu-192240415232955158.htm

(679/679)

(PV tự soạn, không biết nha)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.415. Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc...

Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc học trước giờ G. (NĐT) -...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,854