3.751. Bảo đảm kỷ cương và minh bạch để phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam

(VOV1) – “Thanh lọc” thị trường, bảo đảm kỷ cương và minh bạch để phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời ổn định tâm lý nhà đầu tư trong thời điểm này, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong dài hạn, là nhiệm vụ đặt ra cho cơ quan chức năng. Cùng với đó, nhà đầu tư cũng cần xác định tâm thế như thế nào trong vòng xoáy thông tin hiện nay, phương thức nào vượt qua giông bão hiện tại? Những nội dung này được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời:
– Ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty chứng khoán Tân Việt.
– Ông Trương Thanh Đức, chuyên gia chính sách tài chính, Giám đốc Công ty Luật ANVI.

Tác giả : Trung Hiếu

—————–

VOV1 (Diễn đàn Chủ nhật) trực tiếp 15-5 (44 phút) & phát rút gọn Câu chuyện Thời sự sáng 17-5-2022 (25 phút):

https://vov1.vov.gov.vn/dien-dan-chu-nhat/bao-dam-ky-cuong-va-minh-bach-de-phat-trien-ben-vung-thi-truong-chung-khoan-vie-c24-84625.aspx

https://vov1.vov.gov.vn/cau-chuyen-thoi-su/bao-dam-ky-cuong-va-minh-bach-de-phat-trien-ben-vung-thi-truong-chung-khoan-vie-c47-84674.aspx
————–

Kịch bản:

CHƯƠNG TRÌNH  DIỄN ĐÀN CHỦ NHẬT

Phát sóng trực tiếp: 09h – 10h *** Chủ nhật, ngày 15 tháng 5 năm 2022

Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam – 41.43 Bà Triệu, Hà Nội

Chủ đề:                       Bảo đảm kỷ cương và minh bạch để phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam.

BTV thực hiện:           Trung Hiếu (0912.056.423).

BTV Trung Hiếu xin chào quý vị và các bạn!

Thưa quý vị và các bạn!

Tại phiên họp thứ 11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào giữa tuần này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, trên thị trường cổ phiếu và chứng khoán phái sinh đã xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi; việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa bảo đảm.

Bên cạnh đó, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng phản ánh ý kiến lo ngại việc xử lý các doanh nghiệp lớn vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp thời gian gần đây, dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư trên thị trường vốn, chứng khoán, từ đó dẫn đến hạn chế huy động vốn cho nền kinh tế.

Rõ ràng: Bảo đảm kỷ cương và minh bạch để phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời ổn định tâm lý nhà đầu tư trong thời điểm này, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong dài hạn, là nhiệm vụ đặt ra cho cơ quan chức năng. Cùng với đó, nhà đầu tư cũng cần xác định tâm thế như thế nào trong vòng xoáy thông tin hiện nay, phương thức nào vượt qua giông bão hiện tại? Những nội dung này sẽ được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời:

Ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty chứng khoán Tân Việt:

Khách mời:                Xin chào quý vị thính giả nghe đài!

Ông Trương Thanh Đức, chuyên gia chính sách tài chính, Giám đốc Công ty Luật ANVI:

Khách mời:                Xin chào quý vị và các bạn!

Xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời đã nhận lời tham gia cùng chương trình hôm nay.

Quý vị và các bạn quan tâm, hãy đặt câu hỏi với các vị khách mời, hoặc chia sẻ bình luận của mình qua số điện thoại: 0243.934.9483 và 0243.934.1040. Xin nhắc lại số điện thoại:  0243.934.9483  và  0243.934.1040.

Thưa quý vị và các bạn! Thị trường chứng khoán nước ta đã có đợt giảm sâu từ tháng 4 đến nay, bắt nguồn từ 2 vụ việc FLC và Tân Hoàng Minh. Trước hết, ông Lê Ngọc Nam có đánh giá như thế nào về yêu cầu “thanh lọc” để giúp thị trường chứng khoán nước ta phát triển lành mạnh và bền vững?

Khách mời:    trả lời…

Thưa ông Trương Thanh Đức, theo ông thì trong 2 năm tăng trưởng mạnh vừa qua, bên cạnh mặt tích cực thì rủi ro của thị trường tăng lên ở mức độ như thế nào?

Khách mời: trả lời… (thao túng, làm giá, nghĩa vụ công bố thông tin của doanh nghiệp ..)

Thị trường tăng trưởng rất nhanh, tăng rất nóng vượt xa kết quả tăng truỏng SXKD, vượt qua kỳ vọng, đặc biệt là với sự nhập cuộc đột biến của các nhà đầu tư tham gia lần đầu tiên, F0, đã tiềm ẩn rủi ro tăng cao. Vì vậy chỉ cần một ngọn lửa nhỏ cũng có thể bùng lên một đám cháy lớn.

Có thể nói là nếu nhà đầu tư tinh ý sẽ có thể thấy được quyết tâm của cơ quan quản lý và có hành động nhất định với danh mục của mình. Như trước khi có vụ hủy các đợt phát hành trái phiếu liên quan đến Công ty Tân Hoàng Minh, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã xử lý huỷ phát hành trái phiếu của một công ty khác, dù quy mô nhỏ hơn. Mời các vị khách mời và quý vị thính giả nghe một tổng hợp ngắn của chúng tôi:

V1 15/05 09H15 DDCN – TONG HOP

#          Trong đợt giảm mạnh liên tục của thị trường chứng khoán tháng tư vừa qua, trong khi nhà đầu tư trong nước bán ra thì điểm chú ý là nhà đầu tư nước ngoài lại mua ròng 4 nghìn tỷ đồng. Với họ, việc tăng cường công khai, minh bạch để bảo vệ nhà đầu tư, là rất quan trọng. Yêu cầu này cũng đã được nhắc đến tại kỳ họp hồi đầu năm nay của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên – VBF. Ông Dominic Scriven, Trưởng Nhóm Công tác thị trường vốn của VBF nhìn nhận:

“Nhận thức niềm tin và bảo vệ nhà đầu tư. Sự phát triển của thị trường vốn phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của nhà đầu tư, điều này chỉ được gây dựng thông qua việc nâng cao tính minh bạch và công bằng của thị trường, áp dụng biện pháp trừng phạt thoả đáng với các hành vi vi phạm và thực thi các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam hiện có sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân, chiếm 93% giao dịch”.

Qua động thái thanh lọc thị trường, cơ quan quản lý Nhà nước khẳng định, đây là nỗ lực và quyết tâm rất lớn từ Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng nhằm lành mạnh hóa thị trường chứng khoán nước ta. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu vấn đề:

“Bộ Tài chính ủng hộ hết mức doanh nghiệp các doanh nghiệp hoạt động đúng, nhưng sẽ xử lý nghiêm các sai phạm, kiểm tra tránh thao túng thị trường… để thị trường phát triển bền vững”

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng nhìn nhận, vụ việc FLC và Tân Hoàng Minh vừa qua là các sự vụ đơn lẻ, chỉ có tác động tới tâm lý của thị trường trong ngắn hạn. Trước mắt khó tránh khỏi việc thị trường có giảm điểm, nhưng việc “loại bỏ những hạt sạn” sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường trong trung và dài hạn. Bởi mục tiêu của cơ quan quản lý là xây dựng, phát triển thị trường chứng khoán an toàn, minh bạch và bền vững, nên thanh lọc thị trường sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp, nhà đầu tư chân chính, tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán./.

Trở lại với động thái “thanh lọc” thị trường gần đây,

Vâng, “thanh lọc” là yêu cầu đặt ra để thị trường phát triển lành mạnh và bền vững. Thưa ông Trương Thanh Đức, ông đánh giá như thế nào về mức độ “thanh lọc” mạnh tay thời gian gần đây?

Khách mời: trả lời… (dồn dập, mạnh quá, tâm lý ndt lo ngại?)

Mọi thị trường đều cần có sự thanh lọc. Thị trường chứng khoán càng cần phải thanh lọc để bảo đảm sự minh bạch, sạch sẽ. Chúng ta đã chậm thanh lọc, nên dẫn đến quá mù thành mưa, khi làm mạnh tay, đột ngột thì thị trường bị sốc.

Nếu làm sớm, làm từng bước kiên quyết, thì tốt hơn. Chẳng hạn, đầu tiên là cảnh báo tình trạng vi phạm nói chung. Tiếp theo là cảnh báo có địa chỉ cụ thể. Sau đó là xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền thật nặng. Cuối cùng, cùng bất đắc dĩ, chẳng thể đừng, thì mới phải xử lý bằng biện pháp hình sự.

Khổng Tử đã từng nói: Không dạy dân để dân phạm tội mà giết gọi là ngược; không dăn bảo trước mà muốn thành việc ngay, đấy gọi là hung bạo; hiệu lệnh để trễ lâu, đến kỳ thúc giục, ấy là thù hại dân.

Quan điểm của ông Lê Ngọc Nam thì như thế nào?

Khách mời: trả lời…

Thưa ông Trương Thanh Đức, theo ông thì bên cạnh quyết tâm “thanh lọc” thị trường, cơ quan quản lý Nhà nước cần thể hiện thông điệp như thế nào để ổn định tâm lý nhà đầu tư?

Nhà nước cần phải có 2 loại thông điệp: Thứ nhất là, tuyên bố, thứ hai là hành động. Tuyên bố thì chúng ta đã nhanh chóng làm rồi: Không hình sự hoá quan hệ kinh tế, dân sự. Theo tôi, cần tiến thêm 1 bước nữa là không hình sự hoá quan hệ hành chính.

Hành động, ngoài việc đã lỡ rồi, thì chưa thấy tiếp tục khởi tố thêm, nhưng dư luận vẫn cứ đồn đại còn nhiều vụ việc khác. Vậy thì cần có tuyên bố tạm thời dừng việc khởi tố ít nhất là 6 tháng, 1 năm chẳng hạn.

Và đặc biệt là có ngay giải pháp xử lý, khắc phục hậu quả cho những người bị thiệt hại, để nhà đầu tư yên tâm, giữ chân nhà đầu tư, tránh việc không những họ không đầu tư thêm, mà còn ồ ạt rút khỏi, tháo chạy khỏi thị trường.

Khách mời: trả lời…

Thưa ông Lê Ngọc Nam, ông thì có đánh giá như thế nào về tác động tâm lý với nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân, trước những vụ việc “thanh lọc” thị trường mạnh tay vừa qua?

Khách mời: trả lời…

Vâng, thị trường chứng khoán nước ta còn non trẻ, nhất là 2021 có nhiều nhà đầu tư mới, thường gọi là nhà đầu tư F0 với kinh nghiệm chưa vững vàng, chịu tác động mạnh bởi tâm lý đám đông, chỉ cần 1 người bán thì có nhiều người bán theo. Quan điểm của ông Trương Thanh Đức thì sao, thưa ông?

Khách mời: trả lời…

Thị trường chứng khoán là thị trường của thông tin và niềm tin, tâm lý, nên yếu tố lòng tin và tâm lý ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định đến sự biến động của thị trường, thậm chí là sự sống còn của thị trường.

Tâm lý đám đông đối với thị trường chứng khoán cũng là điều hoàn toàn bình thường, thậm chí là điều tất yếu, chỉ có mức độ ít nhiều mà thôi.

Hàng hoá, dịch vụ khác hầu như bắt buộc phải mua để sử dụng, tiêu dùng; mua để sản xuất, chế biến, chế tạo; mua để kinh doanh, bán lại. Còn chứng khoán thì chẳng bắt buộc phải mua, mua không để tiêu dùng và sản xuất mà chỉ để kinh doanh, bán lại. Mua để hưởng cổ tức, trái tức thì cũng giống kinh doanh hơn là tiêu dùng. Riêng với nhà đầu tư lớn thì còn mục tiêu tham gia quản trị, điều hành công ty. Vi vậy tin tưởng thì mới mua, hứng khởi thì mới mua và kỳ vọng được lợi thì mới mua. Do đó, khi đã mất niềm tin thì chỉ có bán chứ không mua. Thị trường bình thường thì trăm người bán, vạn người mua. Thị trường khủng hoáng, bán tháo thì trăm người bán, vài người mua.

Xin cảm ơn các vị khách mời.

V1 15/05 09H15 DDCN – QUANG BA TRONG DIEN DAN

Quý vị và các bạn đang nghe diễn đàn chủ nhật với chủ đề: Bảo đảm kỷ cương và minh bạch để phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời ổn định tâm lý nhà đầu tư trong thời điểm này, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong dài hạn. Nhà đầu tư cần xác định tâm thế như thế nào trong vòng xoáy thông tin hiện nay, phương thức nào vượt qua “giông bão”? Khách mời tham gia trao đổi về nội dung này là ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty chứng khoán Tân Việt, ông Trương Thanh Đức, chuyên gia chính sách tài chính, Giám đốc Công ty Luật ANVI. Quý vị và các bạn quan tâm, hãy đặt câu hỏi với các vị khách mời, hoặc chia sẻ bình luận của mình qua số điện thoại: 0243.934.9483 và 0243.934.1040. Xin nhắc lại số điện thoại: 0243.934.9483 và 0243.934.1040./.

Thưa quý vị và các bạn! Phải nhìn nhận rằng, trong 2 năm phát triển mạnh vừa qua, trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh, đã xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi; việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa bảo đảm. Nhưng cũng có nhiều lo ngại việc xử lý các doanh nghiệp lớn vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp thời gian gần đây, dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư trên thị trường vốn, chứng khoán, từ đó dẫn đến hạn chế huy động vốn cho nền kinh tế.

Thưa ông Trương Thanh Đức, ông có lo ngại việc xử lý vi phạm của các doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoán?

Khách mời: trả lời…

Vi phạm thì phải bị xử lý, vi phạm đến đâu thì cần phải bị xử lý đến đó, không phụ thuộc vào doanh nghiệp nhỏ hay lớn. Nhưng xử lý sai phạm trong thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng cần hết sức thận trọng, cân nhắc các yếu tố phi tài chính, do ảnh hưởng của tâm lý và lòng tin.

Các doanh nghiệp lớn thì có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường, nên xử lý mạnh tay, đột ngột với doanh nghiệp lớn đương nhiên cũng ảnh hưởng lớn đến thị trường. Và với thị trường tài chính, thì mức độ ảnh hưởng thường không chỉ là tương đương với quy mô của những doanh nghiệp đó, mà còn có hiệu ứng phụ rất lớn. Đó mới là điểm chính cần phải tính đến cần phải cân nhắc để xử lý về tội nào, hành vi nào và vào thời điểm nào.

Cách thức xử lý vi phạm của các doanh nghiệp lớn, nhất là những doanh nghiệp đang có tính dẫn dắt đầu tư trên thị trường chứng khoán, là bài toán khó đặt ra với cơ quan quản lý Nhà nước. Theo ông Lê Ngọc Nam, cần động thái chính sách như thế nào để hỗ trợ thị trường?

Khách mời: trả lời…

Ở phần trước, các khách mời đã trao đổi về tâm lý đầu tư và ổn định niềm tin của nhà đầu tư. Để làm tốt hơn điều này thì cần động thái chính sách như thế nào, thưa ông Trương Thanh Đức:

Khách mời: trả lời… (phải chăng chưa có văn bản luật thống nhất về bảo vệ nhà đầu tư, mà nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, quy định tại thông tư nghị định đôi lúc còn chồng chéo, thiếu sự thống nhất, đồng bộ?)

Nhà đầu tư dễ có tâm lý tiêu cực vì cảm thấy bị bỏ rơi, không được bảo vệ, không biết có đòi được không và khi nào thì được nhận lại tiền. Xử lý theo thủ tục dân sự hay hành chính thì thường không gây ra tâm lý này, khác với việc xử lý theo thủ tục hình sự.

Vụ án Tân Hoàng Minh, cho thấy sự bất cập của các quy định cũng như việc thực thi, dẫn đến việc lúng túng, khó giải quyết, nhất là việc khắc phục hậu quá của việc huỷ bỏ 9 lô trái phiếu.

Đến lúc này thì không còn là quan hệ dân sự giữa hai bên mua – bán hay vụ việc hành chính thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Chứng khoán, mà hoàn toàn phụ thuộc vào tiến trình điều tra, truy tố, xét xử, theo quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thực tế, chỉ tính riêng trong tháng 4 năm nay, nhà đầu tư trong nước đã mở mới gần 232 nghìn tài khoản chứng khoán, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân, vì số tài khoản mở mới của nhà đầu tư tổ chức chỉ chưa đến 200 tài khoản. Tổng lượng tài khoản mở mới trong tháng 4 năm nay vẫn ghi nhận mức cao thứ 2 trong lịch sử. Rõ ràng chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Xin ông Lê Ngọc Nam phân tích rõ hơn về tính hấp dẫn của cơ hội đầu tư trên thị trường hiện nay:

Khách mời: trả lời… (kết quả kinh doanh quý 1 Fiin cho thấy lợi nhuận tốt, tăng 62%, cụ thể… Sau những nhịp chỉnh mạnh, hiện tại định giá P/E của VN-Index đã xuống mức 14,7 lần, tức là…)

Vâng, nền tảng thị trường vẫn tốt, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khả quan. Ông Trương Thanh Đức thì đánh giá như thế nào về tính hấp dẫn của thị trường trong thời gian tới?

Khách mời: trả lời…

Thị trường chứng khoán luôn là tâm điểm, là chỉ báo của nền kinh tế thị trường.

Xu thế phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán vẫn khả quan, thậm chí rất hứa hẹn. Vì vậy, đây sẽ vẫn tiếp tục là một thị trường hấp dẫn trong dài hạn. Việc chao đảo chỉ là trước mắt, nhất thời, ngắn hạn. Tuy nhiên, rất khó đoán định được khi nào nó trở lại bình thường, vì như đã phân tích, ngoài yếu tố nền tảng là sức khoẻ của nền kinh tế, hiệu quá kinh doanh của doanh nghiệp thì còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tâm lý và thái độ ứng xử của Nhà nước với thị trường.

Qua đợt giảm điểm của thị trường và phản ứng của nhà đầu tư trước động thái thanh lọc thị trường của cơ quan chức năng, ông Lê Ngọc Nam có lưu ý nhà đầu tư như thế nào về cách thức đầu tư chuyên nghiệp?

Khách mời: trả lời… (kiến thức đầu tư, sử dụng đòn bẩy tài chính)

Trong bối cảnh thị trường giảm điểm hiện nay, ông Trương Thanh Đức thì có khuyến nghị như thế nào với nhà đầu tư về cách thức vượt qua “giông bão” trước mắt này?

Khách mời: trả lời…

Tôi cũng chỉ nhắc lại một số điều có tính chất gợi ý cho nhà đầu tư:

Thị trường chứng khoán không dành có người yếu tim, muốn an toàn, ổn định cao thì gửi tiền tại ngân hàng;

Hết sức cân nhắc việc lao vào mua lúc giá cao, nhào ra bán lúc giá thấp;

Đầu tư vào chứng khoán là kỳ vọng vào tương lai hơi dài dài một chút, chứ không phải ngày mai, ngày kia cứ phải có lãi.

Sóng, thất thường, sụt giảm, khủng hoảng hay không một phần là do thao túng vi phạm,… nhưng phần lớn cũng do hành động của nhà đầu tư.

Trở lại với câu chuyện “thanh lọc” thị trường để phát triển lành mạnh và bền vững, một công cụ bảo vệ được khuyến nghị là tăng chất lượng tư vấn của các tổ chức trung gian như Công ty chứng khoán và doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm. Mời các vị khách mời và quý vị thính giả nghe ông Nguyễn Xuân Nam, phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông tin về vai trò của xếp hạng tín nhiệm để huy động vốn quốc tế:

V1 15/05 09H15 DDCN – NGUYEN XUAN NAM

“Hiện nay EVN có xếp hạng ngang chỉ số tín nhiệm quốc gia, kết quả đã thu xếp đến nay 300 triệu Euro, tới đây 600 triệu Euro nữa, lãi suất rất tốt, thời hạn tốt. Tín nhiệm ngang cấp quốc gia thì chi phí vốn rẻ, thấp hơn thì chi phí vốn tăng lên, nên giữ được tín nhiệm phải có chiến lược dài hạn…”

Qua chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Nam thì ông Trương Thanh Đức có quan điểm như thế nào về việc này?

Khách mời: trả lời…

Đối với con người, mất niềm tin là mất hết. Đối với doanh nghiệp cũng không khác, có tín nhiệm là có tất: Có khách hàng, có thị trường. Tín nhiệm càng cao thì có nguồn vốn huy động càng rẻ, nếu phát hành trái phiếu thì lãi suất, hay trái tức càng thấp và ngược lại.

Tín nhiệm là chất lượng hàng hoá, dịch vụ, là hiệu quả kinh doanh, là làm đúng cam kết, là tôn trọng khách hàng, là không vi phạm pháp luật,… có được không phải ngày 1 ngày 2, tín nhiệm không phải bằng đánh bóng, tín nhiệm càng không bằng chiêu trò làm giá, đẩy giá.

Từ góc độ đại diện tổ chức trung gian tư vấn đầu tư, ông Lê Ngọc Nam có đánh giá như thế nào về việc nâng cao chất lượng tư vấn?

Khách mời: trả lời…

Để “thanh lọc” thị trường hiệu quả, ông Trương Thanh Đức có quan điểm như thế nào về chế tài vi phạm trên thị trường chứng khoán hiện nay?

Khách mời: trả lời… (chưa đủ răn đe, mức phạt 1-3 tỷ thấp? làm giảm lòng tin nhà đầu tư với thị trường)

3 loại chế tài liên quan đến thị trường chứng khoán: Chế tài dân sự, chế tài hành chính và chế tài hình sự. Sử dụng chế tài dân sự là chính, người bị thiệt hại thì khởi kiện ra Toà án, Trọng tài đòi bồi thường. Chế tài hình sự thì cần giảm thiểu, chỉ sử dụng trong trường hợp không còn cach nào tốt hơn.

Riêng chế tài hành chính cần phải được sửa đổi theo hướng: Thay vì phạt tiền ở mức tối đa với cá nhân 1,5 tỷ, pháp nhân 3 tỷ, không đủ mức răn đe, khi người ta làm lợi hàng trăm tỷ, nghìn tỷ, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư với thị trường, thì cần phải phạt tiền nặng gấp nhiều lần khoản lợi có được do vi phạm pháp luật, để người ta không thấy có lợi, mà rất bất lợi, từ đó biết sợ, không dám vi phạm.

Ông Lê Ngọc Nam có nhận định như thế nào về ngành nghề và cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể quan tâm trong thời gian tới?

Khách mời: trả lời… 

Xin cảm ơn các vị khách mời.

Câu hỏi của thính giả nghe đài

Thưa quý vị và các bạn! Bảo đảm kỷ cương và minh bạch để phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời ổn định tâm lý nhà đầu tư trong thời điểm này, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong dài hạn, là nhiệm vụ đặt ra cho cơ quan chức năng. Cùng với đó, nhà đầu tư cũng cần xác định tâm thế đầu tư chuyên nghiệp trong vòng xoáy thông tin hiện nay, có phương thức đúng để vượt qua “giông bão” hiện tại, đón bắt cơ hội đầu tư trong tương lai.

Chương trình hôm nay xin dừng ở đây. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình, cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị thính giả./.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,155