3.767. Ý kiến cử tri: Rõ hơn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công

(KTĐT) – Ý kiến về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước 2021 tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, cử tri cho rằng, việc chậm giải ngân đầu tư công là do năng lực của bộ máy cơ quan quản lý, chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu.

Luật  Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI: Còn một số điểm cần phải gỡ trong xử lý nợ xấu 

Việc gia hạn Nghị quyết 42/2017/QH14 giúp khơi thông dòng vốn, bảo đảm tính hiệu lực liên tục, tránh khoảng trống pháp lý khi nghị quyết hết hiệu lực. 

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI

Ngoài gia hạn, một số điểm cần phải gỡ trong xử lý nợ xấu. Đó là việc xử lý tài sản đảm bảo, đặc biệt là tài sản đảm bảo bằng bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn. Nghị quyết 42 yêu cầu trong quá trình thu nợ phải có sự tham gia của các bên như công an, hay thực hiện những thủ tục xử lý rút gọn của tòa án. Tuy nhiên với những cơ quan này, việc ban hành biện pháp chỉ đạo cho thực hiện các biện pháp hỗ trợ, thủ tục xét xử của tòa án cũng chậm và chưa rõ được trách nhiệm. Vì chưa luật hóa nên nó chưa phát huy hết tác dụng.

Tiếp tục kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42 hết sức cần thiết và sau đó luật hóa trong Luật các tổ chức tín dụng, tốt nhất là nâng lên thành luật và áp dụng cho đến khi hệ thống tòa án thực sự giải quyết được một cách nhanh chóng yêu cầu đòi nợ của ngân hàng. Nếu Nghị quyết 42 được nâng lên thành luật, các quy định sẽ được nâng cấp, hoàn thiện hơn, khắc phục những tồn tại hiện có.

PGS.TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh: Nâng cao năng lực quản lý trong giải ngân vốn đầu tư công

Đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng lớn nhất hiện nay nhưng lại xảy ra tình trạng giải ngân chậm. Việc chậm giải ngân phần lớn là do năng lực của bộ máy từ cơ quan quản lý, chủ đầu tư đến nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc tổ chức triển khai thực hiện tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn nhiều bất cập. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét. Vì vậy, đây là yếu tố cần được cải thiện trong thời gian tới.

PGS.TS Võ Trí Thành

Để thúc đẩy giải ngân đầu tư công hiệu quả, Nhà nước cần thanh tra, kiểm tra, giám sát, có chế tài xử phạt nghiêm những cá nhân, tổ chức gây đình trệ, chậm giải ngân. Cần làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, chỉ nói chung chung sẽ không thể nêu cao tinh thần trách nhiệm.

Dù vậy, trong thực thi cần công khai, minh bạch, cần sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh thất thoát, tham nhũng và những hệ luỵ tiêu cực như đã từng xảy ra trong giai đoạn kích cầu trước đây.

Chủ tịch Câu lạc bộ lữ hành Unesco Hà Nội Trương Quốc Hùng: Cần nhanh chóng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng 2%

Chúng tôi mong Chính phủ cho phép doanh nghiệp được giãn nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, không phạt trả chậm tín dụng, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, để có thêm thời gian phục hồi trả nợ và khắc phục nợ xấu là rất cần thiết.

Chủ tịch Câu lạc bộ lữ hành Unesco Hà Nội Trương Quốc Hùng

Cần nhanh chóng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% đối với các khoản vay thương mại trong chương trình hỗ trợ phục hồi theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Các gói vay lãi suất thấp trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động trong giai đoạn khôi phục kinh tế cần được triển khai mạnh mẽ. Doanh nghiệp du lịch rất khó tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất 2%, bởi ngành ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp kê khai doanh thu, trong khi ngành du lịch đã “ngủ đông” 2 năm do dịch Covid-19, nên không thể kê khai doanh thu theo yêu cầu của ngân hàng

Cùng với đó là đẩy mạnh triển khai việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, rà soát, sửa đổi các quy định chồng chéo, mâu thuẫn để tháo gỡ vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và du lịch nói riêng.

Chủ tịch NovaEdu Đỗ Mạnh Hùng: Cần tạo điều kiện để doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp tiếp cận được vốn ngân hàng

Chủ tịch NovaEdu Đỗ Mạnh Hùng

Đối với các chương trình phục hồi kinh tế, Nhà nước cần tập trung vào những nhóm giải pháp chính. Đó là tập trung xây dựng chính sách, môi trường, nguồn vốn và tìm kiếm các tổ chức, cá nhân có đủ tâm sức để giao việc triển khai nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhóm sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, chuyên gia và nhóm có năng lực quản lý, người khởi nghiệp trong vòng 5 năm tới. Nguyên nhân là do các nhóm đối tượng này là nhóm chủ lực lao động trực tiếp, có vai trò chuyển đổi mọi tài nguyên thành hiệu quả kinh tế – xã hội.

Ngoài việc tập trung cứu giúp doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng cần rất chú tâm vào nhóm các doanh nghiệp vừa nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp. Tháo gỡ vấn đề nguồn vốn và cải thiện môi trường kinh doanh để doanh nghiệp có động lực phát triển, điều quan trọng nhất là tạo ra cơ chế cho vay (có điều kiện), mà không cần 100% phải có tài sản thế chấp nếu đánh giá được sự khả thi của dự án/doanh nghiệp.

Lê Nam – Khắc Kiên – Thảo Nguyên 

——————

Kinh tế & Đô thị (Tài chính – Chứng khoán) 01-6-2022;

https://kinhtedothi.vn/ro-hon-trach-nhiem-nguoi-dung-dau-trong-giai-ngan-von-dau-tu-cong.html

(271/1.129)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.389. Đổi mới thể chế: Giảm thiểu can thiệp...

Đổi mới thể chế: Giảm thiểu can thiệp hành chính vào thị trường. (VNN)...

Trích dẫn 

3.904. Làm gì để nguồn “tiền chết” trong vàng...

Làm gì để nguồn “tiền chết” trong vàng chảy vào nền kinh tế. (ĐT)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,427