3.798. Sân Mỹ Đình có thể bị bán đấu giá?

(GT) – Dư luận xôn xao về việc sân vận động quốc gia Mỹ Đình có thể bị mang ra bán đấu giá do Ban quản lý Khu Liên hợp Thể thao nợ thuế hàng trăm tỷ.

Nhiều ý kiến cho rằng không thể có chuyện này. Tại sao tài sản Nhà nước lại bị bán đấu giá vì sai phạm của một tập thể hay cá nhân? Khi đơn vị khác mua thì tài sản đó có còn là của quốc gia nữa hay không?

Ở đây có hai vấn đề khác nhau. Một là vấn đề mục đích sử dụng. Sân vận động quốc gia Mỹ Đình là công trình có tính chất quốc gia, được sử dụng cho các hoạt động tầm quốc gia nên khi xử lý tài sản thu hồi nợ thuế sẽ phức tạp hơn so với xử lý tài sản của doanh nghiệp để thu hồi nợ.

Sân vận động quốc gia Mỹ Đình nhìn từ trên cao

Hai là vấn đề tài sản. Sân vận động quốc gia Mỹ Đình không phải tài sản Nhà nước theo nghĩa là tài sản của cơ quan hành chính Nhà nước mà là tài sản của đơn vị sự nghiệp (Khu Liên hợp Thể thao quốc gia Mỹ Đình là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, có sử dụng một phần diện tích cho thuê, liên doanh, liên kết, nên phải nộp tiền thuê đất- PV).

Vì vậy, đơn vị quản lý sân vận động quốc gia Mỹ Đình có mã số thuế riêng, có hoạt động cho thuê.

Nếu đơn vị quản lý sân vận động quốc gia Mỹ Đình nợ thuế thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu xử lý, bán tài sản để trả nợ.

Nếu đơn vị quản lý không thực hiện được nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, cơ quan thuế hoàn toàn có thể kiện ra tòa và tòa án có thể phán tịch thu tài sản, thanh lý, bán đấu giá để thanh toán nghĩa vụ thuế. Điều này không sai theo quy định hiện hành.

Đối với việc xử lý nợ thuế, phải có xử lý tài sản, phải có trách nhiệm, thậm chí cuối cùng là yêu cầu phá sản.

Tất nhiên, phá sản ở đây không phải là giải tán sân vận động quốc gia Mỹ Đình như nhiều người lo lắng mà là để một đơn vị khác thay thế quản lý, đồng thời đứng ra chi trả thay nợ nần (có thể có hoặc không có sự hỗ trợ của Nhà nước).

Còn với tình huống xấu nhất, nếu đơn vị sự nghiệp Nhà nước không thể giải quyết được thì hãy để một doanh nghiệp khác đứng ra khai thác, kinh doanh sử dụng nhưng mục đích, chức năng sử dụng của sân vận động này phải được giữ nguyên.

Còn có thể xảy ra một trường hợp nữa, nếu Nhà nước không muốn giữ lại sân vận động quốc gia Mỹ Đình thì mang ra đấu giá, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Nhiều người lại đặt câu hỏi, xử lý thuế rồi thì ai chịu trách nhiệm về sai phạm? Vụ việc cần xử lý ở các khía cạnh: Thứ nhất, là xử lý về mặt Đảng và trách nhiệm các cá nhân trong quản lý hành chính.

Thứ hai, là trách nhiệm dân sự, nếu có sai sót, sai phạm dẫn đến thất thoát, gây thiệt hại thì cá nhân đó phải có trách nhiệm bồi thường.

Thứ ba, nếu có dấu hiệu hình sự, tham ô, tham nhũng hay cố tình làm sai, vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước… thì phải bị xử lý theo quy định của Luật Hình sự.

Khu Liên hợp Thể thao quốc gia Mỹ Đình nợ thuế thì đơn vị sự nghiệp là Ban quản lý Khu Liên hợp phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ thuế chứ không phải cá nhân ông giám đốc.

Sau đó, Ban quản lý Khu Liên hợp hoàn toàn có thể kiện người gây ra sai phạm ra tòa để đòi quyền lợi.

Luật sư Trương Thanh Đức (Giám đốc Công ty Luật ANVI)

Phóng viên ghi lại

Giao thông (Chuyện dọc đường) 08-7-2022:

https://www.baogiaothong.vn/san-my-dinh-co-the-bi-ban-dau-gia-d558526.html

(724)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.973. Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với...

Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với ngành ngân hàng. (CT) –...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,025