3.803. Sai phạm tuyến đường Lê Văn Lương: Hà Nội “phản pháo”, Thanh tra Bộ Xây dựng im lặng?

(DV) – Liên quan đến kết luận sai phạm tuyến đường Lê Văn Lương của Thanh tra Bộ Xây dựng, Hà Nội chính thức có phản pháo, tuy nhiên, phóng viên Dân Việt liên hệ với thanh tra Bộ để làm rõ những phản ứng này nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.

“Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng chưa thỏa đáng”

Tại cuộc họp báo quý 2/2022 của UBND TP. Hà Nội mới đây, kết luận thanh tra số 39 của Thanh tra Bộ Xây dựng nói về “băm nát” quy hoạch đường Lê Văn Lương– Tố Hữu đang được dư luận quan tâm. Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Phạm Quốc Tuyến cho rằng qua các thời kỳ từ năm 2002 đến nay, trục đường Lê Văn Lương luôn được xác định là xây dựng trục cao tầng.

Để triển khai chỉnh trang các tuyến phố theo 1.000 năm Thăng Long, để phù hợp với định hướng mới sau khi hợp nhất, UBND Thành phố đã báo cáo và được Bộ Xây dựng thống nhất điều chỉnh chiều cao theo hướng nâng thêm chiều cao tầng các công trình tại đây. Nội dung định hướng cao tầng này cũng đã được cập nhật vào Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt vào 2011.

Đồi với kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng về UBND Hà Nội và Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã có nhiều lần điều chỉnh quy hoạch mà không thuộc trường hợp được điều chỉnh đối với nhiều dự án trên trục Lê Văn Lương. Đồng thời, các đồ án quy hoạch phân khu cập nhật không đúng quy hoạch chi tiết.

Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Phạm Quốc Tuyến cho biết năm 2008 có sự kiện hợp nhất Hà Nội – Hà Tây và điều này đã thay đổi địa giới hành chính, thay đổi nhiều định hướng phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.

Lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho rằng kết luận Thanh tra Bộ Xây dựng chưa thỏa đáng (Ảnh: Hoàng Thành)Việc Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận việc điều chỉnh quy hoạch và phương án kiến trúc không thuộc trường hợp được điều chỉnh là chưa áp dụng đúng quy định Luật Xây dựng năm 2003, Luật Quy hoạch đô thị 2009 cùng các quy định liên quan khác. Việc này cũng chưa tính đến các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thủ đô suốt giai đoạn này.

Tiếp đó, với việc Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra trong quá trình điều chỉnh quy hoạch trên trục Lê Văn Lương, UBND Hà Nội và Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố chưa tuân thủ các quy định khi không thuyết minh sự sai khác, không tính toán đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Việc này gây quá tải cho hạ tầng, không đáp ứng đủ diện tích cây xanh, trường học, nhà trẻ, trạm y tế…

Về việc này, ông Phạm Quốc Tuyến cho biết qua các thời kỳ từ năm 2002 đến nay, trục đường Lê Văn Lương luôn được xác định là xây dựng nhà cao tầng.

Năm 2008, để triển khai chỉnh trang các tuyến phố theo 1.000 năm Thăng Long phù hợp với định hướng mới sau khi hợp nhất Hà Nội – Hà Tây, UBND thành phố đã báo cáo và được Bộ Xây dựng thống nhất điều chỉnh chiều cao theo hướng nâng thêm chiều cao tầng các công trình tại đây.

Năm 2008, để triển khai chỉnh trang các tuyến phố theo 1.000 năm Thăng Long phù hợp với định hướng mới sau khi hợp nhất Hà Nội – Hà Tây, UBND thành phố đã báo cáo và được Bộ Xây dựng thống nhất điều chỉnh chiều cao theo hướng nâng thêm chiều cao tầng các công trình tại đây.

Nội dung định hướng cao tầng này cũng đã được cập nhật vào quy hoạch chung xây dựng thủ đô được Thủ tướng phê duyệt năm 2011. Đến năm 2015, quy hoạch phân khu đô thị được duyệt cho phép khu vực này xây dựng nhà ở chức năng hỗn hợp với tầng cao 30, 35 và cao nhất là 45 tầng.

Ngoài ra, lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho biết với các định hướng tại quy hoạch chung thủ đô, quy hoạch phân khu, việc UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 2016 cũng như giải quyết các dự án theo hướng tập trung cao tầng tại đây phù hợp với ý kiến của Bộ Xây dựng đã thỏa thuận.

“Do đó, việc kết luận cao tầng gây quá tải, thiếu trường học, nhà trẻ, giảm tiện ích tại một số dự án là chưa thỏa đáng. Đồng thời, Luật Xây dựng 2003 cũng như nhiều thông tư khác của Bộ Xây dựng không quy định, yêu cầu cụ thể về tính toán giải pháp hạ tầng kỹ thuật, xã hội nên kết luận này cần được xem lại cho phù hợp”, đại diện Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho biết.

Thanh tra Bộ Xây dựng im lặng, chờ văn bản báo cáo chính thức?

Sau khi lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội “phản bác” kết luận số 39 của Thanh tra Bộ Xây dựng, PV Dân Việt đã liên hệ với lãnh đạo Thanh tra Bộ Xây dựng liên quan đến vấn đề này, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.

Về phản hồi của lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, một số chuyên gia nhận định nếu cho rằng kết luận thanh tra Bộ Xây dựng chưa thỏa đáng thì phải nói rõ từng dự án, từng hạng mục chứ không thể đưa ra chung chung rồi đánh giá. Thực tế, trên đoạn đường Lê Văn Lương dài khoảng 2km đã có đến 40 chung cư từ cao tầng đến thấp tầng. Với mật độ “dày đặc” như vậy thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quy hoạch chung và không có nguyên lý quy hoạch nào cho phép xây dựng như vậy.

Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện kết quả thanh tra trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố kết luận (Ảnh: Thái Nguyễn)

Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội Nguyễn Thế Điệp cho rằng, đối với các đồ án quy hoạch đô thị cần phải có tầm nhìn dài hạn vài chục năm chứ không thể liên tục điều chỉnh điều chỉnh quy hoạch.

“Điều chỉnh quy hoạch vẫn có thể thực hiện nhưng cần hạn chế tối đa chứ không thể với một đồ án quy hoạch mà cứ vài năm lại điều chỉnh. Có những dự án điều chỉnh đến 5 lần, thậm chí còn sai quy định pháp luật thì vấn đề này phải xử lý cụ thể các tổ chức, cá nhân gây ra”, ông Điệp chia sẻ.

Bên cạnh đó, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng không có điều luật nào cấm việc điều chỉnh quy hoạch. Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà nội có quyền phản hồi, tuy nhiên cái nào sai thì vẫn phải xử lý.

“Thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch là có nhưng điều chỉnh phải mang lợi cho cái chung. Nếu điều chỉnh quy hoạch đúng thẩm quyền thì không sao nhưng nếu sai quy định, vi phạm pháp luật mà gây hậu quả cho người dân thì phải xử lý, thậm chí xử lý hình sự. Ngoài ra, còn phải điều tra các cá nhân, tổ chức liên quan có tham nhũng hay không”, luật sư Đức chia sẻ.

Thanh tra Bộ Xây dựng cũng yêu cầu UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông thực hiện việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân đã để xảy ra cá vi phạm, tồn tại nêu trong kết luận. Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, kết quả thực hiện gửi Thanh tra Bộ Xây dựng trong thời hạn 60 ngày từ ngày công bố Kết luận thanh tra (Kết luận thanh tra số 39 của Thanh tra Bộ Xây dựng ngày 17/05/2022).

Thái Nguyễn

Dân Việt (Kinh tế) 12-7-2022:

https://danviet.vn/sai-pham-tuyen-duong-le-van-luong-ha-noi-phan-phao-thanh-tra-bo-xay-dung-im-lang-20220712164505139.htm

(119/1.465)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.389. Đổi mới thể chế: Giảm thiểu can thiệp...

Đổi mới thể chế: Giảm thiểu can thiệp hành chính vào thị trường. (VNN)...

Trích dẫn 

3.907. Dự kiến bỏ miễn thuế với hàng nhập...

Dự kiến bỏ miễn thuế với hàng nhập dưới 1 triệu đồng. (VOV GT)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,583