(VTV1) – Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, tham gia cùng MC Tiến Anh, chương trình trực tiếp tại VTV 43 Nguyễn Chí Thanh.
———–
VTV1 (Vấn đề hôm nay) 22h20 ngày 09-8-2022:
https://vtv.vn/video/van-de-hom-nay-09-8-2022-573144.htm
(15 phút)
————–
Kịch bản:
Câu 1: Thưa Luật sự Trương Thanh Đức, thị trường mua bán dữ liệu cá nhân đang diễn ra như thế nào?
Công khai, phổ biến, ngang nhiên, không hề che dấu
Rất nghiêm trọng
Đủ loại Danh sách hàng trăm, hàng ngàn người như danh sách Giám đốc, danh sách gửi tiền ngân hàng, danh sách người mua xe ô tô, danh sách người mua nhà, danh sách đăng ký kinh doanh,…
Dẫn:
Chất liệu 1: TB HÀNH VI MUA BÁN DỮ LIỆU TRÀN LAN
Câu 2: Thưa Luật sư, tại sao việc mua bán dữ liệu cá nhân lại dễ dàng như vậy? (Mà rất phổ biến là thông tin được rao bán phân theo đủ ngành nghề, vị trí xã hội.. )
Mua bán trái luật.
Vi phạm quá nhiều
Sử dụng để bán hàng
Coi thường pháp luật
Mức phạt quá thấp
Đặc biệt là rất ít trường hợp bị xử lý
Câu 3: Như vậy cần phải làm rõ “Ai là người sở hữu dữ liệu cá nhân, ai sẽ là người có quyền bán hay mua những thông tin đó? Thông tin cá nhân thu thập được bị tiết lộ đến đâu là quá giới hạn?”. Ông có ý kiến như thế nào? Khung pháp lý hiện nay của chúng ta đã làm rõ được những điểm này hay chưa?
Từ các đầu mối bán hàng, nhà cung cấp dịch vụ, hàng hoá
Bộ luật Dân sự, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật An toàn thông tin mạng,
Khoản 5, Điều 7 về “Các hành vi bị nghiêm cấm”, Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định nghiêm cấm việc “5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân”.
Chỉ được trao đổi, cung cấp cho người khác trong 02 trường hợp: Có sự đồng ý của khách hàng, cá nhân người có dữ liệu và theo quy định của pháp luật.
Sử dụng để nghiên cứu, phục vụ cho hoạt động kinh doanh, chăm sóc khách hàng.
Câu 4: Hiện nay, chúng ta đang có các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân như thế nào thưa ông? Có đủ sức răn đe hay chưa?
(mức phạt hành chính nặng nhất theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP là 70 triệu đồng; mức phạt hình sự nặng nhất là 200 triệu đồng; thậm chí trong trường hợp xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát thì cũng chỉ bị phạt tối đa 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm (Điều 288, Bộ luật Hình sự 2015. So sánh với quy định chung về bảo vệ dữ liệu do Ủy ban châu Âu xây dựng (GDPR) áp dụng mức phạt lên tới 20 triệu Euro, tương đương 500 tỷ đồng)
Điều 102.5.a: Phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng đối với hành vi “Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông”
Dẫn:
Chất liệu 2: Giả Live Nhật Bản thắt chặt quản lý dữ liệu người dùng (Thường trú THVN tại Nhật Bản).
Câu 5: Rất nhiều loại “tài sản ảo” đã có thể quy đổi ra thành tiền, thành tài sản thật. Kể cả Dữ liệu cá nhân tiến tới cần được xem là một loại tài sản?
Dữ liệu cá nhân không chỉ là vấn đề gắn liền với con người, với nhân thân của mỗi cá nhân, mà còn là tiền, là tài nguyên, là một loại tài sản phi truyền thống, là tài sản quan trọng của nền kinh tế số, rất có giá trị để khai thác, sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh và quản lý.
Câu 6: Tình trạng lộ, lọt, hoạt động đánh cắp, mua bán dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng trong thời gian qua là do nguyên nhân việc ý thức bảo vệ dữ liệu thông tin của người dân chưa cao. Chính mỗi người cần tự bảo vệ trên môi trường số. Ông có lời khuyên gì tới người dân?
Ngoài việc cố ý thu thập, mua bán, sử dụng trái luật thì còn lý do là người dân, khách hàng dễ dàng cung cấp thông tin cho người khác, dễ dàng đưa dữ liệu cá nhân lên mạng công khai.
Cần phải thận trọng, chặt chẽ, kỹ lưỡng trong việc cung cấp, tiết lộ dữ liệu cá nhân để tự bảo vệ mình và góp phần hạn chế tình trạng lợi dụng, vi phạm pháp luật./.