3.866. Thúc đẩy tín dụng đúng và trúng

(VTV1) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn phóng viên Hoa Trà ngày 13-9-2022 tại ANVI, số 44 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội về hạn mức tín dụng năm 2022.

—————–

VTV1 (Tài chính kinh doanh) tối 13-9-2022:

https://vtv.vn/video/tai-chinh-kinh-doanh-toi-13-9-2022-578606.htm

https://vtv.vn/kinh-te/thuc-day-tin-dung-dung-va-trung-20220914000233757.htm

(phút 9:21 clip Tài chính KD, 3:58 riêng)

—————–

VTV.vn – Đại diện nhiều ngân hàng thương mại cho biết, để dòng tín dụng đi đúng và trúng, sẽ tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên.

“Làm sao để đưa tiền vào đúng và trúng các động lực cho tăng trưởng kinh tế” – chỉ đạo này đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, diễn ra vào chiều 12/9.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn tăng 8,4%; xuất khẩu tăng 6,5%; công nghiệp hỗ trợ tăng 13%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 10,7%.

Còn xét về khu vực kinh tế, thương mại, dịch vụ đang là khu vực được tập trung vốn vay nhiều nhất, chiếm trên 65% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Một số ngân hàng dự tính đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay bán lẻ để kích thích nhu cầu chi tiêu của người dân. (Ảnh minh họa – Ảnh: Báo Đầu tư)

Nắn dòng vốn cho vay sản xuất kinh doanh

Nhận định nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng cao vào cuối năm, Công ty CP Tiross Việt Nam đã chủ động đặt đơn hàng trước từ nguồn vốn vay ngân hàng. Giữ được hạn mức vay, không bị cắt giảm, giúp hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

“Quý 4 là quý tăng trưởng lớn nhất với các công ty nên việc huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong quý 4 là vô cùng quan trọng”, ông Nguyễn Đăng Hoan, Chủ tịch Công ty CP Tiross Việt Nam, cho biết.

Các ngân hàng được nới room từ 0,7 – 4% tùy sức khỏe tài chính. Nhiều ngân hàng cho biết sẽ tiếp tục tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên. Như ngân hàng Sacombank, 5 lĩnh vực ưu tiên đang chiếm trên 32% tổng dư nợ.

“Chúng tôi hướng đến các khách hàng có hoạt động đầu tư sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm. Các lĩnh vực k ưu tiên nhiều như BOT, BT”, ông Trần Anh Việt, Phó Giám đốc khu vực thành phố Hà Nội, Ngân hàng Sacombank, cho hay.

“Tập trung vào những lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ; kiểm soát tốt thanh khoản, chất lượng tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức độ thấp, duy trì lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở mức hợp lý”, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành, Ngân hàng Vietcombank, thông tin.

Một số ngân hàng cũng dự tính đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay bán lẻ để kích thích nhu cầu chi tiêu của người dân, qua đó tạo sức tiêu thụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp.

Giải pháp đảm bảo hiệu quả cho vay

Tính đến cuối tháng 8, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 9,97%. Với chỉ tiêu tín dụng 14%, ước tính sẽ có trên 400.000 tỷ đồng hạn mức có thể cho vay. Con số này không phải quá nhiều khiến một số ý kiến lo ngại, đề xuất cần nới thêm hạn mức mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn.

Các ngân hàng phải giải bài toán này như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn, vừa đảm bảo hiệu quả tín dụng và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô như yêu cầu của Chính phủ.

Ngân hàng MB được nới hạn mức thêm 3,2%, tương đương khoảng 12.000 tỷ đồng. Họ cho biết có thể giải ngân hết trong vòng 1 tháng cho các hồ sơ vay chờ sẵn. Tuy nhiên, sau đó, ngân hàng sẽ có các khoản nợ tới hạn được trả về. Nguồn tiền đó sẽ tiếp tục được cho vay ra.

“Thường các khoản vay sản xuất kinh doanh có chu kỳ từ 3 – 6 tháng, liên tục gối đầu hàng tháng. Với nguồn vốn khi chúng tôi cung cấp cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì tháng sau sẽ có vòng vốn mới quay về, vẫn đảm bảo cung ứng cho khách hàng”, ông Vũ Thành Trung, thành viên Ban điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), cho biết.

Để tăng vòng quay vốn, tăng khả năng cho vay, các ngân hàng sẽ phải tái cơ cấu, chuyển từ các khoản vay dài hạn sang cho vay ngắn hạn, đồng nghĩa phải hạn chế các dự án bất động sản mang tính rủi ro, chuyển về với đúng vai trò chính của ngành ngân hàng là cấp vốn lưu động ngắn hạn.

“Nếu các ngân hàng tập trung vào một vài lĩnh vực đặc biệt, những lĩnh vực không ưu tiên, rủi ro cao thì cũng là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động của tín dụng. Đặc biệt, các ngân hàng cũng phải xử lý bằng cách thu hồi nợ để cho vay. Thu hồi nợ ở những lĩnh vực rủi ro, không ưu tiên”, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, nói.

Việc giữ nguyên chỉ tiêu 14% sẽ giúp ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát. (Ảnh minh họa – Ảnh: Báo Đầu tư)

“Rất nhiều hồ sơ đã và đang chờ giải ngân thì bây giờ được giải quyết ngay lập tức. Rõ ràng là không phải quá lo đến chuyện xảy ra rủi ro cho vay không trúng và không đúng. Trong bối cảnh vốn khá ít như vậy, rõ ràng hệ thống tổ chức tín dụng cũng cần hết sức cân nhắc và sàng lọc tính toán để những khoản mình giải ngân ra đảm bảo hiệu quả, trúng mục đích. Tôi cho rằng những đồng vốn bây giờ chúng ta đưa ra đảm bảo mục tiêu mà Thủ tướng yêu cầu”, ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, nhận định.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh hạn mức tín dụng eo hẹp, phía doanh nghiệp cũng nên tái cơ cấu, tránh sự phụ thuộc quá mức vào vay ngân hàng, bởi nới room tín dụng quá mức sẽ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Việc giữ nguyên chỉ tiêu 14% sẽ giúp ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước cũng phát tín hiệu điều hành tín dụng linh hoạt, theo sát diễn biến vĩ mô và mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.

Trong cuộc họp ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh tới sự linh hoạt, hợp lý, hiệu quả trong điều hành. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nhưng bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

(77/1.213)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.973. Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với...

Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với ngành ngân hàng. (CT) –...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,031