3.868. Đấu giá biển số xe: Công cụ quản lý của Nhà nước hay tài sản thuộc quyền định đoạt của người trúng đấu giá?

(VOV1) – Sở hữu một biển số đẹp, độc là nhu cầu của nhiều người bởi lý do nó gắn với ý nghĩa may mắn và giá trị kinh tế. Thậm chí, không ít người chấp nhận bỏ ra nhiều tiền, qua môi giới để có thể đáp ứng được nhu cầu này. Vì thế, việc Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
Biển số xe là một loại tài sản công, vậy người sở hữu nó có được toàn quyền định đoạt sau khi trúng đấu giá hay không? việc đấu giá biển số xe cần thực hiện như thế nào để đảm bảo công khai, minh bạch?

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.

VOV1 (Câu chuyện thời sự) trực tiếp 15-9-2022:

https://vov1.vov.gov.vn/cau-chuyen-thoi-su/dau-gia-bien-so-xe-cong-cu-quan-ly-nha-nuoc-hay-tai-san-thuoc-quyen-dinh-doat-c-c47-89282.aspx

(26 phút)

——————

Kịch bản

Câu chuyện thời sự

Phát sóng TRỰC TIẾP 17h00 thứ năm ngày 15/9/2022.

Chủ đề: Đấu giá biển số xe: công cụ quản lý nhà nước hay tài sản thuộc quyền định đoạt của người trúng đấu giá?

Thưa quý vị và các bạn!

Sở hữu một biển số đẹp, độc là nhu cầu của nhiều người bởi lý do nó gắn với ý nghĩa may mắn và giá trị kinh tế. Thậm chí, không ít người chấp nhận bỏ ra nhiều tiền, qua môi giới để có thể đáp ứng được nhu cầu này. Vì thế, việc Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá thu hút được sự quan tâm của nhiều người dân.

Biển số xe là một loại tài sản công, vậy người sở hữu nó có được toàn quyền định đoạt sau khi trúng đấu giá hay không? việc đấu giá biển số xe cần thực hiện như thế nào để đảm bảo công khai, minh bạch? Đây là chủ đề được đề cập trong câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của vị khách mời là luật sư Trương Thanh Đức, giám đốc công ty luật ANVI, đoàn luật sư thành phố Hà nội

Quý vị và các bạn quan tâm chủ đề này, xin gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại 02439341040 để trực tiếp trao đổi với khách mời. Chúng tôi xin nhắc lại số điện thoại là 02439341040.

Bây giờ xin mời BTV bắt đầu cuộc trao đổi.

Vâng, trước hết xin cảm ơn luật sư Trương Thanh Đức, giám đốc công ty luật ANVI, đoàn luật sư thành phố Hà nội đã nhận lời tham gia chương trình cùng chúng tôi

1/ Thưa ông, vấn đề đấu giá biển số xe đã được cơ quan quản lý nhà nước đưa ra từ năm 1993 và thực hiện thí điểm ở một số địa phương rồi ngưng thực hiện, sau đó tiếp tục đặt ra vào năm 2011, khi cơ quan chức năng xây dựng nghị định về đấu giá tài sản nhưng vẫn chưa có sự thống nhất. Mới đây, Bộ Công an tiếp tục lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá (đấu giá biển số). Theo ông, vì sao sau gần 30 năm, những quy định về đấu giá biển số xe vẫn chỉ dừng ở mức dự thảo?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời: 

2/ Rõ ràng, trên thực tế thì biển số xe không chỉ là công cụ quản lý nhà nước mà còn có nhiều ý nghĩa theo quan niệm và nhu cầu của người dân. Với tính chất đặc thù (trên phương diện xã hội) của loại tài sản công này, theo ông, trong nhiều phương thức, đấu giá biển số xe có là phương thức hữu hiệu để đạt được cả hai mục đích: vừa giúp công tác quản lý nhà nước tốt hơn, vừa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người dân hay không, thưa luật sư Trương Thanh Đức?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

3/ Để có thể bàn luận sâu hơn về nội dung này, trước khi tiếp tục cuộc trao đổi, xin mời ông và các quý vị thính giả nghe một số thông tin chính về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá:

(băng: dự thảo quy định thí điểm việc cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá bao gồm xác định biển số ô tô thực hiện thí điểm đấu giá; giá khởi điểm của biển số đưa ra đấu giá; trường hợp bán cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân duy nhất tham gia đấu giá; quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá; sử dụng nguồn thu từ đấu giá biển số

Biển số được đưa ra đấu giá là biển số ô tô nền màu trắng, chữ và số màu đen trong kho biển số chưa được đăng ký. Không đưa ra đấu giá với biển số cấp cho xe mua sắm từ ngân sách nhà nước, xe của quân đội, sử dụng vào mục đích quốc phòng, xe của doanh nghiệp quân đội làm kinh tế, xe của tổ chức doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và người nước ngoài làm việc trong cơ quan, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam

Giá khởi điểm của 1 biển số xe đưa ra đấu giá là mức lệ phí đăng ký cao nhất đang áp dụng tại địa phương nhân với hệ số. Theo đó, vùng 1 gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là 40 triệu đồng, vùng 2 là 20 triệu đồng

            Người trúng đấu giá được gắn biển số đó vào phương tiện giao thông của mình. Khi chuyển nhượng xe, người trúng đấu giá được quyền giữ lại biển số trúng đấu giá để đăng ký cho xe khác. Không được phép chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày trúng đấu giá phải thực hiện việc đăng ký biển số đó gắn với phương tiện, nếu không đăng ký xe thì sẽ bị thu hồi

            Người trúng đấu giá biển số ô tô được quyền chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe có gắn biển số trúng đấu giá nhưng người được chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe có gắn biển số trúng đấu giá không được quyền giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác hoặc chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá cho người khác.

            Số tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá theo quy định, sẽ phân chia nguồn thu theo tỷ lệ 70% nộp vào ngân sách trung ương, 30% phân bổ cho ngân sách địa phương.

4/ Vâng, thưa luật sư Trương Thanh Đức, qua phần tổng hợp vừa rồi, những quy định trong dự thảo qua phần tổng hợp vừa rồi gợi cho ông những suy nghĩ gì? Quy định này có điểm gì mới so với một số lần thực hiện thí điểm trước đây hay không, thưa ông?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

5/ Quyền của người trúng đấu giá là nội dung quan trọng nhất và cũng là yếu tố quyết định thu hút nhiều người tham gia. Dự thảo Nghị quyết khẳng định biển số xe là tài sản công. Vì thế, quyền của người trúng đấu giá đối với loại tài sản này cũng cần đặc thù khác với các loại tài sản cá nhân thông thường, thưa luật sư?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

6/ Trong các quyền về tài sản, quyền định đoạt như chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế là quan trọng nhất. Quy định này trong dự thảo cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Trước khi tiếp tục cuộc trao đổi, xin mời ông cùng quý vị và các bạn nghe ý kiến của ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban dân nguyện, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ông Phạm Văn Hoà, Uỷ viên thường trực Uỷ ban pháp luật của Quốc hội và luật sư Phạm Văn Phất, đoàn luật sư thành phố Hà Nội:

(băng: Trong trường hợp này cũng nên cho người ta sử dụng quyền đó là “ quyền chuyển nhượng”. Có thể trong một thời gian người ta không sử dụng tới nó nữa thì người ta chuyển nhượng, nhưng mà chuyển nhượng phải có cơ chế chuyển nhượng. Ví dụ: Anh chuyển nhượng thì phải nộp thuế cho nhà nước như thế nào? Anh phải nộp vào ngân sách bao nhiêu? Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận cho giao dịch của anh như thế nào?)

(băng: Tôi đề xuất người được sở hữu biển số xe thì được quyền bán, tặng, cho ai đó và khi họ bán tặng cho ai đó thì người này cũng được thực hiện các quyền này thì điều đó là hợp lý và quan trọng)

(băng: bản chất đó là quyền sử dụng biển số xe còn biển số xe là phục vụ công tác quản lý nhà nước. Vì thế bản chất nó giống quyền sử dụng đất nên phải được thực hiện theo luật dân sự thì mới có ý nghĩa)

6a/ Vâng, thưa luật sư Trương Thanh Đức, ông có đồng tình với những ý kiến vừa rồi không? Quan điểm của ông như thế nào?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

7/ Theo quy định trong dự thảo, cần phân biệt rõ việc chuyển nhượng biển số xe và chuyển nhượng xe có gắn với biển số. Không được phép chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá, song được quyền chuyển nhượng cho tặng, thừa kế xe có gắn biển số trúng đấu giá. Đã từng có câu chuyện trong thực tế, nhiều biển số đẹp bị thổi lên giá… trên trời, cao hơn rất nhiều giá trị thực tế của nó nhưng vẫn được tranh nhau mua, vô tình giúp nhiều cá nhân trục lợi rất lớn. Quy định trong dự thảo Nghị quyết như vừa nêu có hoàn toàn khắc phục được hoàn toàn tình trạng tiêu cực, biến tướng không hay ông còn băn khoăn điều gì, thưa luật sư Trương Thanh Đức?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

8/ Có ý kiến cho rằng cần quy định thời hạn sử dụng của những biển số xe. Thời hạn sẽ theo niên hạn của xe được gắn biển số. Khi xe hết niên hạn, biển số có thể được thu hồi và tiếp tục bán đấu giá cho các cá nhân khác. Ông có đồng quan điểm với ý kiến này không, thưa luật sư Trương Thanh Đức?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

9/ Thực tế cho thấy, đã từng có những tiêu cực, lách luật nhằm trục lợi, lợi ích nhóm trong các hoạt động đấu giá tài sản. Vậy với một loại tài sản đặc biệt như biển số xe, theo ông, quy trình, thủ tục đấu giá có cần đặc thù gì không, thưa luật sư Trương Thanh Đức?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

10/ Để đảm bảo quá trình đấu giá biển số được thực hiện công khai, minh bạch, theo ông, giải pháp nào cần được lưu tâm bên cạnh việc tăng cường ứng dụng công nghệ vì suy cho cùng, công nghệ cũng là do con người vận hành?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

11/ Dự thảo luật cũng quy định mức giá khởi điểm của một biển số xe đưa ra đấu giá. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến băn khoăn về cơ sở đưa ra mức giá này. Ý kiến của ông như thế nào, thưa luật sư Trương Thanh Đức?

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

12/ Theo ông, dự thảo cần quy định cụ thể như thế nào về trách nhiệm của từng chủ thể trong hoạt động đấu giá biển số xe?

 Luật sư Trương Thanh Đức trả lời:

Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông!

Thưa quý vị và các bạn!

Việc sử dụng biển số xe không chỉ gắn với yêu cầu quản lý nhà nước mà còn gắn với nhu cầu của người dân. Để đảm bảo đạt được hai mục đích này một cách hiệu quả, những quy định về đấu giá biển số xe cần cụ thể, minh bạch quy trình, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Để hạn chế những tiêu cực, trục lợi phát sinh, cũng cần có quy định chi tiết về hoạt động kiểm tra, giám sát và chế tài. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn luật sư  Trương Thanh Đức, giám đốc công ty luật ANVI, đoàn luật sư thành phố Hà nội đã nhận lời tham gia chương trình. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi./.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường...

Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường xăng dầu? (NLĐ) - Đề xuất...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của nhà...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,648