3.913. Doanh nghiệp khó chồng khó vì gánh nặng lãi suất

Doanh nghiệp khó chồng khó vì gánh nặng lãi suất

(GT) – Trải qua 4 trận dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã yếu về nguồn lực nay lại phải gồng mình gánh áp lực lãi suất, nợ nần…
Gánh nặng lãi suất, nợ nần

Ông Nguyễn Trung Tuyến, đại diện Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Dịch vụ Thiên Trường Long cho biết, năm 2018, đơn vị này ký 5 hợp đồng thuê mua tài chính với Công ty TNHH Cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam (VILC), mua 8 xe ô tô từ 10 – 45 chỗ ngồi. Số tiền ký quỹ công ty đã nộp là 2,7 tỷ đồng.

Doanh nghiệp khó chồng khó vì gánh nặng lãi suất

Bên cạnh quan hệ vay mượn từ hệ thống ngân hàng, công ty tài chính, nhiều doanh nghiệp vẫn phải tìm đến các cơ sở cầm đồ có lãi suất cao (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Trung Tuyến, đại diện Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Dịch vụ Thiên Trường Long cho biết, năm 2018, đơn vị này ký 5 hợp đồng thuê mua tài chính với Công ty TNHH Cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam (VILC), mua 8 xe ô tô từ 10 – 45 chỗ ngồi. Số tiền ký quỹ công ty đã nộp là 2,7 tỷ đồng.

Tổng số tiền vay theo hợp đồng với VILC là khoảng gần 30 tỷ đồng.

Theo ông Tuyến, công ty vẫn cố gắng lo trả đầy đủ gốc, lãi hơn 1 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên, đến tháng 5/2020, dịch bệnh Covid-19 xảy ra khiến tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn, trong khi món nợ vẫn còn hơn 11 tỷ đồng. Không trả được đúng hẹn, Thiên Trường Long liên tục chịu sức ép bán xe trả nợ.

“Công ty chúng tôi đã chấp nhận bán lỗ rất nhiều tiền từ lô xe này và khi bán xong chúng tôi lâm vào cảnh phá sản, tất cả số tiền bán xe đều được trả cho VILC. Trong những chiếc xe phải bán để trả nợ, có chiếc có giá gần 4 tỷ đồng nhưng khi bán chỉ được hơn 2 tỷ đồng. Có chiếc hơn 1,2 tỷ đồng thì chỉ bán được 500-600 triệu đồng”, ông Tuyến nói.

Đáng nói, theo chia sẻ của ông Tuyến, Công ty VILC còn đưa ra một số điều khoản không có trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Đơn cử, ngoài lãi phạt trong năm 2020 do không đóng tiền gốc và lãi đúng hạn, Thiên Trường Long phải đóng thêm một khoản gọi là khoản lãi dự thu với số tiền 877 triệu đồng, được tính từ ngày 4/12/2020 – 4/11/2023.

Đây được cho là số tiền tính lãi trong thời gian mà công ty Thiên Trường Long đã trả hết, không còn vay nợ VILC.

“Điều khoản này chúng tôi không được một nhân viên nào bên VILC nói đến và cũng không được biết đến từ lúc ký hợp đồng tín dụng, chỉ đến khi bán được lô xe vào tháng 11/2020 chúng tôi mới được thông báo về khoản nợ này. Chúng tôi không đồng ý trả món lãi vay dự thu này”, ông Tuyến chia sẻ thêm.

Liên quan đến phản ánh trên, PV đã trao đổi với nhân viên tên Long – đại diện VILC (người phụ trách hợp đồng vay vốn của Công ty Thiên Trường Long).

Khi được hỏi, người này chỉ nói ngắn gọn: “Vụ việc với Công ty Thiên Trường Long, do công ty này vi phạm hợp đồng đã ký, nên công ty chúng tôi đã kiện ra tòa. Tất cả đúng sai gì giữa hai bên sẽ được phân xử tại tòa án, sau đó chúng tôi sẽ tuân theo các phán quyết của tòa”, Long nói.

Cũng đang khổ sở vì áp lực vay mượn, nợ nần, chị Nguyễn Thị Minh Châu, chủ một cửa hàng buôn thủy sản tại quận Tân Bình, TP.HCM cho biết, hồi đầu năm chị cần gấp 1 tỷ đồng để nhập hàng, nhưng do thủ tục vay ngân hàng quá nhiêu khê nên đã chấp nhận vay ngoài với mức lãi suất 3%/tháng (mỗi tháng trả góp tiền lãi 30 triệu đồng) và rao bán căn chung cư để trả.

Ban đầu, chị Châu tính toán chỉ trong vòng 1-2 tháng là xoay vòng vốn đủ để trả nợ. Tuy nhiên, do công việc làm ăn bị đình trệ vì dịch mà căn chung cư cũng không bán được nên chị bị thâm hụt tiền vay, phải xoay xở đủ cách để trả. “Tình hình còn nhiều khó khăn nên tôi lo gánh không nổi”, chị Châu nói.

Chấp nhận “uống nước biển để giải khát”

CEO Lê Dung, chuyên gia tư vấn và kết nối doanh nghiệp, Uỷ viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (HANOISME) cho biết, thời gian qua, khi được hỏi hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh đều trả lời không thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, do không có tài sản thế chấp; số còn lại dù đưa ra được phương án kinh doanh nhưng cũng không được xét duyệt.

“Đại dịch Covid-19 lần thứ 4 xảy ra, các doanh nghiệp này không kịp trả nợ nên phải gánh các khoản lãi lớn, thậm chí phải “uống nước biển để giải khát” khi phải tiếp tục vay “nóng” để duy trì hoạt động”, bà Dung cho hay.

Mới đây, báo cáo của Công ty Tích hợp dữ liệu tài chính FiinGroup, có khoảng 28,5 triệu người không tiếp cận được vốn vay ngân hàng, nên phải quay sang làm khách hàng của các công ty tài chính tiêu dùng hoặc các tiệm cầm đồ.

FiinGroup ước tính hiện hệ thống ngân hàng cho vay tiêu dùng với lãi suất từ 7 – 10%/năm; Công ty tài chính tiêu dùng có lãi suất cho vay từ 30 – 40%/năm và các chuỗi cầm đồ có lãi suất trên 50%/năm.

Tuy nhiên, thực tế bà Dung cho biết, nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận ký giấy vay “nóng” với lãi suất 50- 60%/năm ; trường hợp buộc phải vay trên 60%/năm hầu hết đã “chết” hoặc nếu duy trì thì cũng đang “ngắc ngoải”.

“Khi đối mặt với các điều kiện “trầy trật” của ngân hàng, thường có hai loại doanh nghiệp liều mình quay sang vay “nóng” lãi suất cao. Thứ nhất là trường hợp kinh doanh lĩnh vực có chu kỳ vòng vốn ngắn, tỷ suất lợi nhuận cao. Thứ hai là trường hợp cạn kiệt nguồn lực, không còn gì để cầm cố nhưng vẫn cần niềm tin xã hội nên không thể trây ỳ với các khoản công nợ đến hạn. Trường hợp này, cứ vay được là tốt rồi, không quan tâm tới lãi bởi “kiểu gì cũng chết”, chấp nhận rủi ro nay sống mai tính sau…”, bà Dung chia sẻ.

“Hiện tượng kinh tế phải giải quyết bằng kinh tế”

Báo cáo mới nhất của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết, qua công tác nghiệp vụ, công an các địa phương đã rà soát, phát hiện có 6.664 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ; 540 cơ sở kinh doanh tài chính; 3.667 cá nhân có biểu hiện hoạt động cho vay lãi suất cao.

“Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ thành lập nhiều cơ sở, cửa hàng tại nhiều địa phương, vừa hoạt động cho vay cầm cố tài sản tại cửa hàng, vừa hoạt động trên không gian mạng nhưng thu thêm nhiều khoản phí, quy định tiền phạt lớn nhằm lách quy định pháp luật về lãi suất, có dấu hiệu cho vay lãi nặng”, đại diện Cục Cảnh sát hình sự chia sẻ.

“Dịch Covid-19 chỉ là “giọt nước tràn ly” thanh lọc những doanh nghiệp có bản chất yếu về tiềm lực. Bởi trong thương trường, luôn phải đối mặt với khó khăn, không có “bão Covid-19” sẽ là một trận bão khác. Do đó, dù là doanh nghiệp bé nhưng nếu có kế hoạch kinh doanh vững chắc, chủ động nguồn vốn phòng ngừa rủi ro thì vẫn tồn tại, nếu không sẽ trở tay không kịp khi “bão” quét qua.
CEO Lê Dung

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Luật sư Trương Thanh Đức, chuyên gia pháp chế trong lĩnh vực ngân hàng, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, con số trên là hệ quả tất yếu phản ánh bất cập hệ thống pháp lý, câu chuyện cạnh tranh thị trường tín dụng và sức khoẻ của nền kinh tế.

“Bản chất của lãi suất là giá cả đồng tiền, là sức khỏe nền kinh tế, thêm cả rủi ro pháp lý cộng với yếu tố cạnh tranh”, ông Đức nói và lý giải: “Hiện lãi suất ngân hàng cho vay bình thường khoảng 10% thì lãi suất cho vay tiêu dùng vài chục phần trăm là bình thường. Trong khi Luật Dân sự quy định trần lãi suất 20%/năm trừ trường hợp luật khác có quy định khác, thì Luật Các tổ chức tín dụng lại quy định các công ty tài chính được thỏa thuận với khách hàng về lãi suất. Chưa kể Nghị quyết 01/2019 của Hội đồng thẩm phán đã chấp nhận lãi suất thoải mái khi trong hạn, còn khi quá hạn thì áp dụng 150% lãi suất trong hạn”.

Theo vị chuyên gia pháp chế, suy cho cùng câu chuyện lãi suất là vấn đề kinh tế chứ không phải tệ nạn xã hội.

“Hiện tượng kinh tế phải được giải quyết bằng kinh tế, làm sao hạ được lãi suất, tăng sức cạnh tranh để các ngân hàng phải tranh nhau cho vay mới là lời giải gốc. Còn hiện nay, việc ngăn chặn bằng các biện pháp xử phạt hành chính chỉ là bề nổi, không phải căn cơ”, ông Đức phân tích.

Cũng theo vị chuyên gia, luật pháp nên có hình thức khích lệ phát triển các quỹ tín dụng và công ty tài chính.

Song song với đó, cơ quan quản lý cũng cần cảnh báo tính mạo hiểm và rủi ro của lĩnh vực đầu tư này.

“Chúng ta không nên siết chặt mà nên quản lý theo hướng buộc các đơn vị này hoạt động theo hình thức công ty đại chúng để công khai, bảo vệ cổ đông”, ông Đức nói.

Hoàng Vũ

————–

Giao thông (Tài chính) 17-11-2022:

https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:XfIX3I-fTyEJ:https://www.baogiaothong.vn/doanh-nghiep-cung-duong-vi-vay-nong-d534492.html&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=safari

https://mylane.vn/news/doanh-nghiep-kho-chong-kho-vi-ganh-nang-lai-suat-20109.html

(365/1.776)

#laisuat #nganhang

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.974. Chính thức ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu...

Chính thức ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng. (VOVGT) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,116