(VTV1) – Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC tham gia cuàng BTV Tuấn Dương, trong chương trình trực tiếp tại trường quay S3 (180m2), Ban Thời sự, VTV1, 43 Nguyễn Chí Thanh.
——————
VTV1 (Sự kiện & Bình luận) trực tiếp 9h15 ngày 17-12-2022:
https://vtv.vn/video/su-kien-va-binh-luan-17-12-2022-594703.htm
(30 phút) #TPDN #traiphieu
———————————
KỊCH BẢN CHI TIẾT
CHƯƠNG TRÌNH SỰ KIỆN & BÌNH LUẬN
Chỉ đạo sản xuất: Đỗ Đức Hoàng
Chỉ đạo nội dung: Trần Trung Kiên
Tổ chức sản xuất: Tuấn Dương
Biên tập:
Trợ lý:
Khách mời trường quay:
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.
Thời gian phát sóng: 9h15 -9h45 ngày 17/12/2022
STT | Nội dung | Người thực hiện | Ghi chú |
01 | TEASER Trái phiếu doanh nghiệp luôn được xác định là công cụ quan trọng của thị trường vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó hỗ trợ giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 9, toàn thị trường có 1.260.000 tỉ đồng, tức gần 10% so với dư nợ vay ngân hàng thương mại. Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong vấn đề phát hành bị xử lý hình sự, gây ra tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Từ đầu năm đến hết tháng 11, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng giảm 60% so với cùng kỳ năm trước và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm 56%. Làm gì để đảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả sẽ là chủ đề của chương trình SK&BL Khách mời tham gia chương trình hôm nay | ||
02 | Onair: Xin kính chào và cảm ơn quý vị đang theo dõi chương trình SKBL. Hiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đang đứng trước nhiều khó khăn… Khối lượng phát hành có xu hướng giảm… Có hiện tượng mua lại trước hạn (tức là trái phiếu chưa hết hạn thì doanh nghiệp phát hành mua lại hoặc nhà đầu tư đề nghị mua lại)… Niềm tin của thị trường giảm sút, ảnh hưởng rất lớn đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nhằm bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, trong tuần qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính các nội dung sau | ||
03 | Clip 1 1. Khẩn trương có các biện pháp kịp thời, hiệu quả để chấn chỉnh, ổn định, thúc đẩy hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp; có các biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật. (BẢO VỆ LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ) 2. Khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2022 và năm 2023; chủ động có biện pháp cụ thể, hiệu quả xử lý theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì đề xuất ngay các biện pháp phù hợp, hiệu quả, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ. (ĐẢM BẢO TUYỆT ĐỐI AN TOÀN, AN NINH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ) Các tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ hoàn trả gốc, lãi theo đúng cam kết; trường hợp có khó khăn, tổ chức phát hành trái phiếu chủ động đàm phán với nhà đầu tư để xem xét có các biện pháp hài hòa, hợp lý theo tinh thần “lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ” và theo đúng quy định pháp luật hiện hành. (HOÀN TRẢ GỐC, LÃI THEO ĐÚNG CAM KẾT) 3. Chủ động đẩy mạnh hơn nữa theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước về phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhất là chống tiêu cực, lợi dụng trục lợi chính sách và các hoạt động không lành mạnh khác để đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, an toàn, công khai, minh bạch, bền vững. Khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là việc phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. (CHỐNG TIÊU CỰC, LỢI DỤNG TRỤC LỢI CHÍNH SÁCH) (HOÀN THIỆN VĂN BẢN PHÁP LÝ) | ||
04 | Talk 1 () Thị trường TPDN thời gian qua được đánh giá là phát triển quá “nóng” và tiềm ẩn nhiều rủi ro. “Nóng” ở chỗ nào và vì sao rủi ro? (Mr) Ước tính tổng nguồn vốn các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại đã huy động qua kênh phát hành TPDN đến nay lên tới hơn 1,3 triệu tỉ đồng, trong đó nợ đến hạn trong những tháng cuối năm nay khoảng 65.700 tỉ đồng. Điều này đang gây áp lực thế nào đến doanh nghiệp & các NHTM? (Mr) Chuyện các trái chủ bỏ nhiều tỉ đồng mua TPDN nhưng không thể bán lại cho tổ chức phát hành, doanh nghiệp phân phối hiện nay có phổ biến không? Điều này phản ánh bức tranh thị trường thế nào? (Mr) Có ý kiến cho rằng cần xây dựng cơ chế để tổ chức phát hành tái cơ cấu lại các khoản nợ TPDN như cho phép đàm phán, thương thảo các điều kiện và mua lại trái phiếu đã phát hành hoặc hoán đổi lấy cổ phần, lấy tài sản, hạng mục đầu tư. Ông có đồng tình với quan điểm này ko? Vì sao? (Mr ) Một trong những động thái mới nhất để gỡ khó cho thị trường TPDN, đó là Bộ TC đề xuất giãn thời gian thực hiện trong vòng 1 năm đối với một số quy định tại Nghị định số 65 (gồm quy định về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; quy định về yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc; và quy định giảm thời gian phân phối trái phiếu…) Ông đưa ra đánh giá ntn về đề xuất này? | ||
05 | PS Khơi thông vốn cho thị trường TPDN | ||
06 | Talk 2 (Mr) Rõ ràng thời điểm này các doanh nghiệp, đặc biệt là DN BĐS đang đứng trước nhiều khó khăn khi không huy động được dòng vốn từ TPDN. Việc “phá băng” cần được thực hiện theo cách thức nào? (Mr) 3 ngày liên tiếp Thủ tướng ban hành 3 công điện gồm đảm bảo thị trường TPDN phát triển lành mạnh; tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS; cung ứng vốn cho nền kinh tế. Điều này sẽ “trợ lực” thế nào cho doanh nghiệp? Đặc biệt là thị trường TPDN? (Mr ) Đến giờ này để vực dậy thị trường TPDN phát triển ổn định và bền vững thì yếu tố tâm lý của nhà đầu tư mang tính chất quyết định – mà điều này khó có thể điều chỉnh bằng những văn bản pháp lý. Vậy cần làm gì để nhà đầu tư bỏ tiền mua trái phiếu ko còn tâm lý muốn rút tiền về ngay? | ||
07 | Chào kết |