3.948. Tìm giải pháp xây dựng tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam.

Tìm giải pháp xây dựng tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam.

(ĐTƯD) – Ngày 5/12, Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp CLB Café số (Hội Truyền thông số Việt Nam) tổ chức hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” tại khách sạn Hòa Bình (Hà Nội).

Hội thảo “Xây dựng tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra trong bối cảnh các quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 cùng các thông tư, dự thảo thông tư của Ngân hàng Nhà nước đang tạo ra những thay đổi trong cấu trúc sở hữu và hoạt động của hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, hội thảo đã thu hút sự tham dự của các chuyên gia, luật sư hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và khách mời là doanh nhân, đại diện các cơ quan ban ngành.

giải pháp xây dựng tập đoàn tài chính

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Thực tế cho thấy, tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn tài chính quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ chứng khoán, bảo hiểm, quản lý quỹ đến sản xuất, thương mại, dịch vụ, bất động sản… có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, các quy định quản lý hoạt động của những tập đoàn tài chính lại chưa được hoàn thiện, đồng bộ. Vụ án ngân hàng SCB – Vạn Thịnh Phát đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, để lại bài học lớn trong việc xây dựng thể chế nhằm quản lý các tập đoàn tài chính đa ngành.

Trình bày tham luận về lịch sử kiểm soát, quản lý vấn đề sở hữu tại các ngân hàng, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nhận xét, luật chặt hay lỏng thì điều quan trọng nhất vẫn là các ngân hàng, cổ đông và khách hàng phải tự mình tôn trọng các nguyên tắc, chuẩn mực, đề cao việc tuân thủ, đồng thời công tác thanh tra, giám sát phải được tăng cường, thật sự nghiêm túc, kịp thời, thì mới bảo đảm được hiệu quả và hiệu lực của pháp luật ngân hàng.

TS Lê Xuân Nghĩa (Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia).

“Với nhiều lần tăng vốn hàng nghìn tỷ đồng, với mức tăng hàng nghìn lần, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ thì rất dễ xảy ra tình trạng nguồn vốn từ sở hữu chéo, liên kết, bắt tay nhau. Nếu theo đúng quy định của luật, cổ đông lớn của ngân hàng là cá nhân chỉ có một mức duy nhất là 05%, vì trên 05% thì không được phép, mà dưới 05% thì không phải là cổ đông. Trên thực tế thì không biết, nhưng trên giấy tờ, các cổ đông cá nhân đều lựa chọn là cổ đông nhỏ, sở hữu dưới 05%”, Luật sư Trương Thanh Đức cho biết.

Về vấn đề sở hữu chéo và lũng đoạn ngân hàng, TS Lê Xuân Nghĩa (Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia) nhấn mạnh, tính minh bạch là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của Luật Tổ chức tín dụng mới, việc kiểm tra nguồn gốc vốn góp là rất cần thiết để đảm bảo tính minh bạch. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện điều này sẽ gặp nhiều khó khăn do tính minh bạch chung của xã hội Việt Nam còn thấp.

Về giám sát và thanh tra hoạt động ngân hàng, TS Lê Xuân Nghĩa nhận thấy công tác giám sát và thanh tra hoạt động của các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều bất cập. Ông đưa ra ví dụ về trường hợp của Ngân hàng SCB, tồn tại trong nhiều năm trong tình trạng không minh bạch mà không ai xử lý. Ông Nghĩa nói rằng nếu không có cải cách thực sự về hành chính và pháp lý, thì tình trạng này sẽ khó có thể thay đổi.

Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam, trình bày tham luận.

TS Lê Xuân Nghĩa cũng nhìn nhận, Luật Tổ chức tín dụng mới có nhiều điểm tích cực, đặc biệt là về tăng cường tính minh bạch và kiểm soát. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng việc thực thi luật này sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có cải cách đồng bộ về hành chính, pháp lý và nâng cao hiệu quả giám sát, thanh tra.

Chuyên gia Phạm Xuân Hòe – Nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam nêu đề xuất về giải pháp quản lý các tập đoàn tài chính. Điểm quan trọng nhất là câu chuyện minh bạch và thực thi công tác quản lý, giám sát đầy đủ, khách quan trung thực và phải nâng các chuẩn mực tài chính.

“Thêm nữa là vấn đề giám sát hợp nhất, tôi đã đề xuất nhiều. Bởi một mảng ngân hàng thì Thanh tra Ngân hàng Nhà nước giám sát, mảng bảo hiểm thì Bộ Tài chính giám sát, mảng khác thì có thêm Uỷ ban Chứng khoán… nhưng lại không có ai gút lại chuyện này. Vì thế, nếu như đứng đầu tập đoàn tài chính là ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước giám sát, chứng khoán đứng đầu thì Bộ Tài chính phải đứng đầu”, ông Hòe nói.

Hội thảo “Xây dựng tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” có 2 phiên thảo luận, lắng nghe các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra ý kiến, đánh giá, bình luận và đề xuất các giải pháp trong quản lý vấn đề sở hữu tại các ngân hàng cũng như nêu kinh nghiệm quốc tế hữu ích đối với Việt Nam.

Các ý kiến này sẽ là sự đóng góp đối với quá trình xây dựng chính sách, kiến thiết quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ trong thời gian tới, nhằm mục tiêu xây dựng, quản lý các tập đoàn tài chính phát triển thịnh vượng và bền vững.

Nam Giang

————-

Điện tử ứng dụng (Kinh tế số) ngày 05-12-2024:

https://dientuungdung.vn/tim-giai-phap-xay-dung-tap-doan-tai-chinh-phat-trien-ben-vung-o-viet-nam

(222/1.141)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,950