3.982. Ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm

(VTV1) – Ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng và Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, khách mời chương trình Sự kiện & Bình luận VTV1 cùng BTV Quỳnh Trang, phát sóng trực tiếp 9h15 ngày 25-02-2023 tại 43 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.

———————

VTV1 (Sự kiện & Bình luận) trực tiếp 9h15 ngày 25-02-2023:

https://vtv.vn/video/su-kien-va-binh-luan-25-02-2023-606393.htm

(30 phút) #nganhang #baohiem

———————

Kịch bản:

NGÂN HÀNG “ÉP” KHÁCH MUA BẢO HIỂM

Teaser

Khách hàng phải mua bảo hiểm mới cho vay vốn…

Ngân hàng chỉ giải ngân nếu khách mua thêm gói bảo hiểm nhân thọ…

Hay giới thiệu cho khách tới gửi tiền tham gia đầu tư vào các sản phẩm liên kết…

Hoạt động này đã vi phạm nguyên tắc “tự nguyện” được pháp luật về kinh doanh bảo hiểm quy định.

Tình trạng “ép” khách hàng mua bảo hiểm qua ngân hàng sẽ được chấn chỉnh như thế nào?

Hai vị khách cùng tham gia trao đổi.

Ông NGUYỄN QUỐC HÙNG

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC

Giám đốc Công ty Luật ANVI

BTV Quỳnh Trang

hoangquynhtrang@vtv.vn

Thưa quý vị và các bạn!

Đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, việc phát triển thị trường bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng là mô hình liên kết kinh doanh phổ biến. Ở Việt Nam, việc hợp tác bán bảo hiểm qua ngân hàng của các công ty bảo hiểm nhân thọ diễn ra từ hơn 10 năm nay và phát triển rầm rộ nhất là trong 2-3 năm gần đây.Trong nửa đầu năm ngoái, riêng nguồn thu bảo hiểm qua kênh ngân hàng đã chiếm 41% tổng doanh thu khai thác mới của doanh nghiệp bảo hiểm và nhiều dự báo tỉ lệ này sẽ sớm đạt 50% trên tổng doanh thu khai khác mới, giúp ngân hàng trở thành kênh kiếm tiền chủ lực cho các công ty bảo hiểm và nhiều người đã ví von BẢO HIỂM là ““Gà đẻ trứng vàng” của nhiều ngân hàng. Với nguồn lợi hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Thế nhưng, vừa qua, sự hợp tác này đã bỏ qua nguyên tắc TỰ NGUYỆN trong MUA BẢO HIỂM. Một số nhân viên ngân hàng đã ép khách vay vốn mua bảo hiểm. Nghiêm trọng hơn, một số khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) bị nhân viên ngân hàng biến thành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Các cá nhân này đã đến nhiều phòng giao dịch của ngân hàng này tại Hà Nội để gửi tiết kiệm.  Họ được nhân viên của ngân hàng và công ty bảo hiểm tư vấn tham gia hợp đồng với tên “Tâm an đầu tư” với lãi suất cao hơn lãi suất gửi ngân hàng.

##CG:

Bà BÙI THỊ THỦY

97 Yên Ninh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội

##

Bạn ấy bảo cái này cao hơn gửi tiết kiệm thoog thường 1 chút . Tôi nói tiết kiệm thì chị mua chứ bảo hiêm chị ko mua đâu. . Bạn ấy khẳng định sản phẩm này ko phải là bảo hiểm mà là chị đầu tư

##CG:

Ông TRỊNH ĐÌNH THỌ

Phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

##

Họ đưa cho tôi 1 tờ bảo ký . Tất nhiên Tôi cũng có sơ sót chưa ghi chép gì đã ký . Cũng như mọi lần trước Tôi bận đi đáo hạn cứ ký trước nhận tiền sau. 1 vài tuần sau họ đưa tôi quyền đã ký rồi nhưng bản thân tôi ko biết đây là bảo hiểm.

Đến gửi tiền hay đến vay tiền đều được “mời chào”, thậm chí là “ép” mua bảo hiểm.

Nếu mua thì sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi, sẽ được giải ngân nhanh…

Áp lực doanh số đã khiến cho các nhân viên ngân hàng bằng mọi hình thức có được các hợp đồng bảo hiểm. Và gánh nặng đó lại tiếp tục được đặt lên vai của khách hàng.

##CG:

Thực hiện: Nguyễn Trung, Chí Trung

##

Câu 1 (Ông ĐỨC): Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, là người có 30 năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng, ý kiến của ông như thế nào trước tình trạng khách hàng tới giao dịch tại ngân hàng lại được tư vấn giới thiệu, thậm chí là có hiện tượng “ép” khách mua các gói bảo hiểm?

Câu 2: Thưa ông HÙNG, trong vai trò là Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng? Ý kiến của ông như thế nào về hiện tượng trên?

Câu 3: Thưa ông HÙNG, ông có thể chia sẻ rõ hơn về sự hợp tác giữa Công ty Bảo hiểm và Ngân hàng thì đã được quy định như thế nào trong các văn bản quy phạm pháp luật ?

Câu 4. Tôi được biết là các ngân hàng như VietinBank, Techcombank, SHB đều có thỏa thuận hợp tác với một doanh nghiệp bảo hiểm để phân phối bảo hiểm nhân thọ qua hệ thống mạng lưới của mình, và số tiền hoa hồng nhận được là cả nghỉn tỷ. Ông có thể nói rõ hơn về hình thức hợp tác kinh doanh này?

Câu 4: Mục đích của mua bảo hiểm là được bảo vệ. Tuy nhiên, nếu khách hàng không tự nguyện thì đó còn là gánh nặng cho họ. Thưa ông ĐỨC, việc KHÔNG TỰ NGUYỆN MUA bảo hiểm của khách hàng sẽ tạo ra những gánh nặng gì cho họ, nhất là khi hợp đồng bảo hiểm kéo dài lên đến 15 năm?

Câu 5: Vâng, từ một kênh phân phối bảo hiểm tiềm năng, Thưa ông HÙNG, theo ông đâu là nguyên nhân xay ra tình trạng ngân hàng ép khách hàng vay vốn mua bảo hiểm như gần đây?

QUỲNH TRANG DẪN

Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần có chỉ đạo, cảnh báo các Tổ chức tín dụng về hoạt động cung ứng dịch vụ liên quan đến bảo hiểm.

Bộ Tài Chính cũng đã có chỉ đạo chấn chỉnh hiện tượng này, trong đó, ngay tuần vừa qua, hai cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục có công điện chỉ đạo về việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động trên thị trường bảo hiểm, không để xảy ra tình trạng nhân viên ngân hàng chèo kéo, gợi ý, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm cùng với các sản phẩm tài chính khác khi vay vốn, đồng thời chỉ đạo tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.

TB:

##CG:

Ông NGÔ VIỆT TRUNG

Cục trưởng Cục Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính

##

“Thời gian qua chúng tôi đã xây dựng kế hoạch thanh tra 10 ngân hàng tham gia bán bảo hiểm và đã thanh tra 4 ngân hàng. Khi có kết luận đầy đủ chúng tôi sẽ chuyển công an những trường hợp vi phạm hình sự. Chúng tôi sẽ phối hợp để thanh tra kiểm tra cả ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo đồng bộ và xử lý vấn đề kịp thời, đảm bảo lợi ích của người tham gia bảo hiểm. ……”

Câu 6: Thưa 2 vị khách, ngay trong tuần này, Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước cũng đều đã có những chỉ đạo để chấn chỉnh lại hoạt động ép bán bảo hiểm tại các ngân hàng. Ông bình luận thế nào về hành động này của các cơ quan quản lý Nhà nước?

Câu 7: Nếu phát hiện có sai phạm sẽ được chuyển cho cơ quan điều tra. Thưa ông Đức, ông có thể cho biết quy định của pháp luật đối với các hànn vi “ép” khách hàng mua bảo hiểm như thế nào?

Câu 8: Để bảo vệ quyền lợi của những khách hàng đã chót phải mua Bảo Hiểm, ông có tư vấn gì, khuyến nghị gì với họ?

Câu 9: Để hoạt động Bảo hiểm trở nên lành mạnh. Quyền lợi của các bên tham gia và cả quyền lợi của khách hàng được bảo đảm. Theo hai vị khách, cần tháo gỡ vưỡng mắc gì?

+ Khung pháp lý về hoạt động này cần được hoàn thiện như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên ?

QUỲNH TRANG DẪN KẾT

Hiện tại, thị trường đã có rất nhiều thỏa thuận hợp tác giá trị cả nghìn tỷ’ giữa các ngân hàng với các hãng bảo hiểm. Mục đích của Bảo hiểm nhân thọ là nhằm bảo vệ khách hàng trước những rủi ro về sức khỏe và tính mạng. Pháp luật kinh doanh bảo hiểm cũng đặt nguyên tắc quan trọng đầu tiên là việc tham gia bảo hiểm phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Do vậy, “ép” khách mua bảo hiểm không những là bất hợp pháp mà còn làm cho bản chất nhân văn của bảo hiểm bị méo mó. Những hành vi này cần phải xử lý nghiêm minh. Tăng cường quản lý thị trường bảo hiểm, làm lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng để đảm bảo quyền lợi hợp lý chính đáng của tất cả các bên là vấn đề cần được quan tâm xử lý. Không thể vì lợi nhuận của ngân hàng và bảo hiểm mà tạo gánh nặng lên khách hàng. Và một tín hiệu tích cực là Đường dây nóng đã được Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước thiết lập. (hiện DVE số đt và email đường dây nóng). Và qua đây, khách hàng hoàn toàn có thể phản ánh nếu quá trình giao dịch tại ngân hàng gặp trở ngại.

————————–

#baohiem #nganhang #NHNN #BTC #ANVI

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường...

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường xăng dầu? (NLĐ) - Đề...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,582