Đòi nợ thuê, thủ đoạn và hệ luỵ
(VTV1) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, tham gia chương trình cùng Biên tập viên Kim Ngân, tại S2 tầng 4, VTV1, 43 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội ngày 13-3-2022.
—————
VTV1 (Vấn đề hôm nay) 13-3-2013:
https://vtv.vn/video/van-de-hom-nay-13-3-2023-609219.htm
(15 phút)
—————-
Câu hỏi kính gửi anh Đức
Chạy PS Đòi nợ thuê núp bóng công ty luật
Talk 1:
- Tính đến nay có khoảng 1 triệu người ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước là nạn nhân của Pháp Việt. Với quy mô lớn như vậy, nhưng đến giờ vụ án mới bị phanh phui. Phải chăng chính các nạn nhân cũng không nhận thức rõ quyền của mình, và không dám lên tiếng?
- Những hành vi như đem quan tài, bình gas… để khủng bố, buộc các bị hại phải trả nợ, rồi cắt ghép hình ảnh, vu khống những người thân của người vay nợ…theo ông ở mức độ nào trong các khung hình phạt của luật pháp?
- Việc các công ty đòi nợ thuê núp bóng các công ty tư vấn luật hay mua bán nợ có thể hiện lỗ hổng pháp lý nào hay không?
Chạy OFF: Thông tư số 43/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Talk 2:
- Ngoài những quy định trên, pháp luật không có quy định cụ thể về việc đòi nợ, ngoài những nguyên tắc chung như không được gian dối, lừa đảo, xúc phạm, đe dọa và xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người khác. Theo ông những quy định như vậy đã đủ hiệu quả thực thi hay chưa?
- Cần xem xét trách nhiệm của các ngân hàng, công ty tài chính khi sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê như thế nào?
- Công ty đòi nợ được các ngân hàng và công ty tài chính trả từ 25% đến 35% trên tổng số tiền thu được. Với lợi nhuận rất lớn nên họ không từ một thủ đoạn nào để buộc nạn nhân phải trả tiền. Theo quy định hiện tại, những tranh chấp trong xử lý nợ phải đem ra tòa. Liệu có những bất cập nào trong thủ tục khiến ngay cả các ngân hàng cũng phải dùng đến giải pháp mà chắc chắn họ biết là phạm pháp?
- Cần có giải pháp nào để giám sát hoạt động của các loại hình công ty mua bán nợ hay tư vấn luật một cách hiệu quả hơn?
Chạy Tổng hợp 1 số vụ đòi nợ thuê nổi cộm gần đây
Talk 3
- Có thể thấy thông tin công dân, dữ liệu bảo mật… vẫn dễ dàng bị xâm nhập? Và còn quá nhiều sim rác điện thoại vẫn lưu hành để kẻ xấu sử dụng phi pháp. Ý kiến của ông về vấn đề này?
- Theo Bộ Công an, cả nước hiện có gần 27 nghìn cơ sở cầm đồ, trong đó gần 1 nửa có dấu hiệu hoạt động tín dụng đen. Từ tín dụng đen đến đòi nợ kiểu khủng bố, xã hội đen là rất gần. Vậy cần có giải pháp mạnh tay hơn quản lý loại hình này hay không?
- Bản thân người dân cũng phải tỉnh táo khi tham gia các hoạt động vay tiền như thế nào?
- Theo ông cần có giải pháp nào nữa?
#doino #khungbo #NHNN #taichinh #tieudung