302. Ngân hàng đang hoạt động “bất hợp pháp”?

(PLVN) – Công dân và doanh nghiệp (DN) được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Cũng là DN, nhưng các tổ chức tín dụng (TCTD) thì lại chỉ được làm những gì pháp luật cho phép (Điều 90 Luật Các TCTD năm 2010). Điều này cũng dễ hiểu bởi sự sống còn của bất cứ một TCTD nào, dù là nhỏ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Tuy nhiên…

Có một thực tế là khá nhiều TCTD hiện nay lại đang hoạt động bất hợp pháp (!?). Vấn đề được đề cập tại buổi tọa đàm “Vướng mắc pháp lý trong hoạt động của các TCTD” do CLB Pháp chế Ngân hàng tổ chức tuần qua.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm CLB, một trong những bất cp hiện nay là quy định về Giấy phép hoạt động ngân hàng. Ba ngân hàng thương mại cổ phần non trẻ nhất được thành lập cuối cùng vào năm 2008 được cấp phép đầy đủ 3 nhóm hoạt động ngân hàng (huy động vốn, cấp tín dụng và thanh toán qua tài khoản) và các hoạt động khác như: bao thanh toán (hoạt động cấp tín dụng); mua bán trái phiếu DN; dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; Uỷ thác và nhận uỷ thác đầu tư,…

Hầu hết các ngân hàng được cấp phép trong nhiều năm trước cũng đã đương nhiên được thực hiện các hoạt động trên mặc dù chưa được liệt kê cụ thể trong Giấy phép. “Vậy tại sao sau khi có Luật Các TCTD năm 2010 lại phải xin phép lại từ đầu những hoạt động đã thực hiện từ mấy chục năm trước mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại không tự động cấp lại Giấy phép cho tất cả các ngân hàng? Nếu cứ yêu cầu phải làm đề án, tờ trình xin cấp phép lại, thì nhiều ngân hàng liệu có phải xin cấp phép cả các hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng và thanh toán qua tài khoản, vì Giấy phép của nhiều ngân hàng chưa hề được ghi nhận cụ thể các hoạt động này?…”- Luật sư Đức đặt vấn đề.

Mặc dù CLB Pháp chế ngân hàng mới chỉ liệt kê khoảng 30 vấn đề pháp lý vướng mắc trong hoạt động của các TCTD, song theo ông Nguyễn Danh Trọng, chuyên viên cao cấp Ban Pháp luật Nghiệp vụ, Hiệp hội Ngân hàng thì có đến “một nghìn lẻ một” các vướng mắc của các TCTD và có lẽ tên của cuộc tọa đàm “Vướng mắc pháp lý trong hoạt động của các TCTD” treo mãi cũng vẫn không lạc hậu.

Bà Lê Thu Hiền, Trưởng phòng Pháp chế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam  than thở: “Hiện các TCTD đang khó cả đầu vào lẫn đầu ra”. Một ví dụ được bà Hiền đưa ra là vấn đề thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Khoản 2 Điều 61 Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở quy định: “Tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai của DN  kinh doanh bất động sản được quyền thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng để vay vốn. Thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo hướng dẫn của NHNN…”.

Thế nhưng đến nay, gần 3 năm nghị định có hiệu lực, NHNN vẫn đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn. Không có hướng dẫn nhưng không có nghĩa là không triển khai bởi đây là thực tế giao dịch. Tuy nhiên, theo Luật sư Trương Thanh Đức, rủi ro rất cao do mỗi nơi làm một kiểu và không bảo đảm được thật đúng yêu cầu trong cả việc công chứng cũng như đăng ký thế chấp.

Có một câu chuyện mà Luật sư Đức cho biết là tại cuộc tọa đàm tương tự đã được tổ chức trong miền Nam, một Thanh tra viên đã phát biểu rằng ở Việt Nam, không phải là Luật, Nghị định, mà nhiều khi công văn mới là quan trọng nhất (!?). Chả thế mà đại diện nhiều ngân hàng tham gia buổi tọa đàm khẩn thiết đề nghị các hội viên, khi có công văn hướng dẫn các trường hợp cụ thể cần “cc” cho nhau để các ngân hàng khác biết đường mà làm hoặc tránh và đỡ mất thời gian, công sức để trình – xin hướng giải quyết đối với các trường hợp tương tự đã có “công văn” hướng dẫn từ lâu (!?)

Thế mới biết, các TCTD – một loại hình DN đặc biệt – cũng chẳng dễ dàng gì khi ngày ngày vẫn phập phồng với mớ bòng bong pháp lý.

Có một thực tế là khá nhiều TCTD hiện nay lại đang hoạt động bất hợp pháp (!?). Vấn đề được đề cập tại buổi tọa đàm “Vướng mắc pháp lý trong hoạt động của các TCTD” do CLB Pháp chế Ngân hàng tổ chức tuần qua.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm CLB, một trong những bất cp hiện nay là quy định về Giấy phép hoạt động ngân hàng. Ba ngân hàng thương mại cổ phần non trẻ nhất được thành lập cuối cùng vào năm 2008 được cấp phép đầy đủ 3 nhóm hoạt động ngân hàng (huy động vốn, cấp tín dụng và thanh toán qua tài khoản) và các hoạt động khác như: bao thanh toán (hoạt động cấp tín dụng); mua bán trái phiếu DN; dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; Uỷ thác và nhận uỷ thác đầu tư,…

Hầu hết các ngân hàng được cấp phép trong nhiều năm trước cũng đã đương nhiên được thực hiện các hoạt động trên mặc dù chưa được liệt kê cụ thể trong Giấy phép. “Vậy tại sao sau khi có Luật Các TCTD năm 2010 lại phải xin phép lại từ đầu những hoạt động đã thực hiện từ mấy chục năm trước mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại không tự động cấp lại Giấy phép cho tất cả các ngân hàng? Nếu cứ yêu cầu phải làm đề án, tờ trình xin cấp phép lại, thì nhiều ngân hàng liệu có phải xin cấp phép cả các hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng và thanh toán qua tài khoản, vì Giấy phép của nhiều ngân hàng chưa hề được ghi nhận cụ thể các hoạt động này?…”- Luật sư Đức đặt vấn đề.

Mặc dù CLB Pháp chế ngân hàng mới chỉ liệt kê khoảng 30 vấn đề pháp lý vướng mắc trong hoạt động của các TCTD, song theo ông Nguyễn Danh Trọng, chuyên viên cao cấp Ban Pháp luật Nghiệp vụ, Hiệp hội Ngân hàng thì có đến “một nghìn lẻ một” các vướng mắc của các TCTD và có lẽ tên của cuộc tọa đàm “Vướng mắc pháp lý trong hoạt động của các TCTD” treo mãi cũng vẫn không lạc hậu.

Bà Lê Thu Hiền, Trưởng phòng Pháp chế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam  than thở: “Hiện các TCTD đang khó cả đầu vào lẫn đầu ra”. Một ví dụ được bà Hiền đưa ra là vấn đề thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Khoản 2 Điều 61 Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở quy định: “Tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai của DN  kinh doanh bất động sản được quyền thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng để vay vốn. Thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo hướng dẫn của NHNN…”.

Thế nhưng đến nay, gần 3 năm nghị định có hiệu lực, NHNN vẫn đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn. Không có hướng dẫn nhưng không có nghĩa là không triển khai bởi đây là thực tế giao dịch. Tuy nhiên, theo Luật sư Trương Thanh Đức, rủi ro rất cao do mỗi nơi làm một kiểu và không bảo đảm được thật đúng yêu cầu trong cả việc công chứng cũng như đăng ký thế chấp.

Có một câu chuyện mà Luật sư Đức cho biết là tại cuộc tọa đàm tương tự đã được tổ chức trong miền Nam, một Thanh tra viên đã phát biểu rằng ở Việt Nam, không phải là Luật, Nghị định, mà nhiều khi công văn mới là quan trọng nhất (!?). Chả thế mà đại diện nhiều ngân hàng tham gia buổi tọa đàm khẩn thiết đề nghị các hội viên, khi có công văn hướng dẫn các trường hợp cụ thể cần “cc” cho nhau để các ngân hàng khác biết đường mà làm hoặc tránh và đỡ mất thời gian, công sức để trình – xin hướng giải quyết đối với các trường hợp tương tự đã có “công văn” hướng dẫn từ lâu (!?)

Thế mới biết, các TCTD – một loại hình DN đặc biệt – cũng chẳng dễ dàng gì khi ngày ngày vẫn phập phồng với mớ bòng bong pháp lý.

Sau nhiều cuộc họp bàn căng thẳng, NHNN đã thuận theo hướng, sẽ cấp lại Giấy phép cho các ngân hàng, trong đó đương nhiên ghi nhận đầy đủ 3 nhóm “hoạt động ngân hàng”, đồng thời với các hoạt động thông thường khác mà các ngân hàng vẫn đang thực hiện. Như vậy, các ngân hàng đã được cấp Giấy phép nhiều năm trước sẽ thoát khỏi trình trạng bỗng dưng trở thành “bất hợp pháp”.

Thanh Thanh

(319/923)

—————————————————————————————–

Pháp luật Việt Nam 11-7-2013 (mục Thị trường)

http://www.phapluatvn.vn/kinh-doanh/thi-truong/201307/Ngan-hang-dang-hoat-dong-bat-hop-phap-2080133/

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,152