302. Bình luận Luật Đất đai năm 2013.

(VCCI – BTP) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, bình luận tại Hội thảo do VCCI & Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội 27-6-2018

 1. Chế độ sở hữu tài sản:

1.1. XHCN: Đặc trưng là công hữu. 100 năm nữa tính sau, khi có CNXH theo lời của TBT.

1.2. Kinh tế thị trường: Phải thừa nhận tư hữu, công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, là động lực phát triển.

1.3. Đất từ chỗ là tài sản, cụ thể là vật, là bất động sản, đã bị biến thành quyền tài sản. Cái mà người dân và doanh nghiệp có trong tay không phải là bất động sản mà chỉ là quyền tài sản theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

1.4. Vì vậy, phải sửa Hiến pháp.

2. Quyền sở hữu & quyền sử dụng đất:

2.1. Đất đai tồn tại nhiều triệu năm, giờ xét về pháp lý vẫn không biết nó là cái gì.

2.2. Người sở hữu đất mới có quyền bán đất, có quyền thế chấp đất theo Bộ luật Dân sự, còn người sử dụng đất thì không có quyền bán đất, thế chấp đất.

2.3. Thế là từ quyền sở hữu đất, trong đó có quyền sử dụng lại phải đẻ ra khái niệm quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất.

2.4. Phải hIểu luật qua phiên dịch rằng, quyền sử dụng đất là quyền tài sản, tức là tài sản, nên người có quyền sử dụng cũng là người có quyền sở hữu với quyền sử dụng.

2.5. Hầu hết mọi người và hầu hết các trường hợp không thể phân biệt được giữa việc sử dụng đất và việc sử dụng quyền sử dụng đất

2.6. Thế chấp quyền sử dụng đất thì không biết khác thế thấp đất ở cái gì?

2.7. Không ai được bán hay thế chấp đất mà chỉ bán, thế chấp quyền sử dụng đất. Nhưng khi Nhà nước đấu giá thì gọi là bán quyền sử dụng đất, còn khi dân bán thi lại phải gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà không được gọi là bán, mặc dù rõ ràng là có quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất.

2.8. Quyền sử dụng đất nếu như chỉ là quyền sử dụng thì cơ quan hành chính mới có quyền thu hồi, chứ đã là quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự thì không thể thu hồi. Khi đó, chỉ Toà án mới có quyền quyết định.

2.9. Lúc quản lý, thu hồi, giao dịch thì chỉ coi như là quyền sử dụng. Lúc vướng mắc, xung đột, mâu thuẫn, chồng chéo, sai trái về pháp lý thì cho là quyền sở hữu.

2.10. Càng đọc, càng hiểu, càng làm thì càng thấy loạn từ ngữ, loạn đầu óc, loạn suy nghĩ & loạn pháp lý với Luật Đất đai.

3. Kết luận & kiến nghị:

3.1. Cần xử lý đúng bản chất, quy định về đất đai đúng nguyên lý tài sản và cuộc sống đòi hỏi, không đánh tráo khải niệm, không tung hoả mù.

3.2. Đã đến lúc phải thừa nhận quyền sở hữu đất đai tư nhân trong Hiến pháp, nếu không muốn loạn luật.

3.3. Sau đó soạn thảo lại Luật Đất đai, chứ không nên sửa chữa lặt vặt, bỏ qua vấn đề cốt yếu

—————————

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,983