303. Bình luận Dự thảo Báo cáo Tổng hợp kết quả Đề tài khoa học cấp bộ “Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015”.

(KHPL) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, bình luận tại Hội thảo do Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội 28-6-2018.

Bình luận Dự thảo Báo cáo Tổng hợp kết quả Đề tài khoa học cấp bộ “Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015”: Các Điều 200 – 216 “Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm” & các Điều 217 – 234 “Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”.

1. Một số vấn đề chung

1.1. Bố cục tài liệu số và tên điều nhưng ở dưới lại không phải là khoản của Điều mà lại là các đề mục là không hợp lý.

1.2. Một số điều ghi “mới”, “sửa đổi, bổ sung”, có điều lại không ghi

1.3. Một số điều ghi thêm chữ “Bình luận”, có điều không.

1.4. Một số điều chép lại nguyên văn điều luật, hầu hết là không.

1.5. Luật thì ghi rõ là “mét vuông”rồi ký hiệu là m2, nhưng bình luận thì không cần phải viết như vậy.

1.6. Viện dẫn nhiều văn bản hết hiệu lực.

1.7. Nhìn chung, nhiều vấn đề chưa rõ ràng, cụ thể, không có ví dụ, còn ít chất bình luận.

1.8. Cần  bình luận chung về điều luật quy định rất cảm tính, tùy tiện, không hợp lý, nhất là đối với các trường hợp lựa chọn giữa phạt tiền hoặc phạt tù.

1.9. Cần bình luận, trường hợp nào thì chỉ xử lý hình sự cá nhân, trường hợp nào chỉ xử lý hình sự pháp nhân phạm tội và trường hợp nào thì xử lý cả 2>

1.10. Cần bình luận đã phạt tiền là hình phạt chính, thì có phạt bổ sung bằng tiền nữa không? Cần kiến nghị quy định rõ không phạt bổ sung cũng bằng tiền. Phạt chính 1-2 tỷ, phạt bổ sung 20 – 100 triệu chẳng đâu vào đâu.

1.11. Cần bình luận sự vô lý của việc phạt tiền không tính theo 1 vài lần số tiền phạm pháp, mà lại cứ tính cụ thể vài chục triệu đến vài tỷ, thế là vi phạm 100 triệu thì có khi phạt 200 triệu, gấp đôi, nhưng vi phạm 1 tỷ, thì lại chỉ phạt cao nhất 500 triệu, bằng một nửa.

1.12. Cần bình luận và  cần kiến nghị sớm bãi bỏ quy định “Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” là rất vô lý, là vi Hiến:

– Công cụ, phương tiện thì bị tịch thu sung công hoặc tiêu huỷ;
– Khoản thu lợi bất chính thì bị tịch thu sung công;
– Còn phạt một khoản tiền là hình phạt chính hoặc phụ;
– Không còn bất cứ lý do gì tịch thu tài sản khác không phạm pháp, được Hiến pháp bảo hộ. Kiểu tịch thu, quốc hữu hoá trong Hiến pháp XHCN ngày xưa.
1.13. Đó cũng là những vấn đề bất cập chung đối với cả Bộ luật cũng như các tội phạm nói chung và các tội về kinh tế, tài chính nói riêng.

2. Điều 200 về “Tội trốn thuế:

2.1. Khoản 1: Trốn thuế 1-300 triệu phạt từ 1-500 triệu là điều luật vô lý.Nên phạt cố định 5 hay 10 lần số tiền trốn thuế, thay vì là từ 1 – 5 lần, rất không hợp lý, dễ bị áp dụng tùy tiện và đặc biệt là không đủ tác dụng dăn đe.
2.2.Khoản 3: Trốn thuế 1 tỷ trở lên bị phạt tiền từ 1,5 – 4,5 tỷ. Vậy thì trốn thuế 45 tỷ, cũng chỉ bị phạt tối đa 4,5 tỷ?
3. Điều 201 về “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”:
3.1. Không phù hợp với việc đưa cụm từ “trong giao dịch dân sự” vào tên điều luật, vì không có Tội cho vay lãi nặng ngoài giao dịch dân sự.
3.2. Chỉ cần thiết khi diễn giải trong cấu thành tội phạm. Tương tự như tên Điều 205 là “Tội lập quỹ trái phép” nhưng, nội dung được diễn giải thêm là làm thiệt hại cho tài sản nhà nước.
3.3. Cần nêu thêm mức lãi suất phạm tội cho vay lãi nặng ngoài hiện nay là 100%, năm 2017 là 200%, năm 2016 là 135%, năm 2011 là 120%.
3.4. Cần bình luận, có nhiềy ý kiến đề xuất bỏ tội này.Vì nếu đã giao dịch theo đúng nguyên tắc dân sự thì là tự do, tự nguyên, nhất là ngân hàng được quyền cho vay cao hơn mức phạm tội hình sự.
4. Điều 202 về “Tội làm, buôn bán tem giả, vé giá”:

4.1. Tem, vé là sản phẩm đặc trưng của thời bao cấp, bây giờ cần hiểu khác thế nào?

4.2. Giờ không rõ tem gì, vé gì làm giả, do ai phát hành thì có tội. Thẻ giả như thẻ siêu thị, thẻ chung cư, thẻ hội viên câu lạc bộ, giấy mời xem ca nhạc,… thì có tội không?
4.3. Cần phải giải thích như bình luận tại Điều 203 ở dưới về Hóa đơn.
5. Điều 203 về “Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước”:
5.1. Nhắc đến vé máy bay trong tội này, nhưng vé máy bay không giống hóa đơn, mà chỉ là bổ sung thêm, còn vẫn phải có hóa đơn bán vé.
5.2. Vậy giả vẻ máy bay thì vi phạm điểm này hay vi phạm điểm d: “d) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế” theo khoản 2, Điều 3, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, đã được sửa đổi ,bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC”.
5.3. Cần bình luận về  việc hay xảy ra và rất được quan tâm: Mua hóa đơn thường là nhằm trốn thuế. Vậy, khi nào thì phạm tội tội mua hóa đơn, khi nào thịừ phạm tội trốn thuế.
6. Điều 204 về “Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước”:
6.1. Bình luận tại mục 4 như sau. “Người phạm tội… có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Như vậy, BLHS 2015 đã phi hình sự hóa, bỏ hình phạt tù đối với tội phạm được quy định ở khoản 1 Điều luật”.
6.2. Vẫn là tội phạm, sao lại là “phi hình sự hóa”?
7. Điều 206 về“Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”:
7.1. Một trong những hành vi phạm tội là “Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật”.
7.2. Cần bình luận: Cho đến thời điểm này thì chỉ có 1 trường hợp cấp tín dụng phải có tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 127 về “Hạn chế cấp tín dụng”, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như: Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng và một số đối tượng khác.
7.3. Còn 24 trường hợp khác phải có biện pháp bảo đảm không liên quan đến trách nhiệm của các TCTD.
7.4. “Kinh doanh vàng trái phép” cũng là một hành vi phạm tội. Thay vì bình luận tại sao đây là tội, thì cần bình luận vấn đề mấu chốt là Kinh doanh vàng trang sức thì có phạm tội này không, trong khi NHNN chỉ quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng và vàng tài khoản.
8. Điều 207 về“Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả”:
8.1. Cần bình luận hành vi tạo ra tiền điện tử giả có nằm trong tội này không, nếu không thì tội nào?

8.2. Nhắc đến “Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 180 BLHS 1999”. Cần rà soát, nếu theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì văn bản này đã hết hiệu lực.

9. Điều 208 về “Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác”:

9.1. Khi giải thích về giấy tờ có giá, bình luận viết 2 câu sau:

“Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ”
“Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại Điều 1 Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/09/2011, thì các loại giấy tờ có giá được liệt kê, bao gồm”.
9.2. Giấy tờ có giá khác thì phải do pháp luật quy định chứ không phải do NHNN quy định. chẳng hạn như: Chứng khoán, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ về “Giao dịch bảo đảm” (đã hết hiệu lực) (Sách 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng – NXB CTQGST năm 2017.

9.3.Cần viết lại theo hướng dẫn các văn bản quy phạm, còn trên chỉ là tài liệu liệt kê trong Công văn, trong đó có một số văn bản đã hết hiệu lực như:

– Luật quản lý nợ công năm 2009: Đã hết hiệu lực. Luật 2017 không để cập đến giấy tờ có giá;
Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp” đã hết hiệu lực.
10. Điều 209 về“Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”:
10.1. Cần bình luận về việc pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm “cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.
10.2. Cấm huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán là hợp lý, nhưng cấm huy động vốn để kinh doanh, trả nợ, trả lương là không hợp lý, nhất là huy động có tài sản bảo đảm.
10.3. Thậm chí Mỹ cấm vận, nhưng vẫn không cấm trả nợ phát sinh cấm vận.
10.4. Đây cũng là vấn đề chung của nhiều tội tương tự.
11. Điều 214 về “Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”:
11.1. Bình luận “Khách thể của tội phạm này là quyền và lợi ích của người lao động, người tham gia bảo hiểm, tài sản của cơ quan bảo hiểm xã hội” là chưa chính xác.
11.2. Tội này trực tiếp xâm phạm quỹ bảo hiểm xã hội, vì dấu hiệu định tội tại 2 điểm, khoản 1 dều là “lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội.
11.3. Còn quyền, lợi ích của người lao động thì tội khác, đó là tội trốn đóng bảo hiểm.
12. Điều 216 về“Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”:
12.1. Cần bình luận rõ hơn hành vi phạm tội, đó là phải đóng đủ bảo hiểm như thế nào, không chỉ theo lương tối thiểu hay lương cơ bản.
12.2. Đây là 1 tội mới, mà việc đóng không đủ bảo hiểm là vấn đề quan trọng nhất mà cá nhân, pháp nhân cần nắm bắt để tránh phạm tội.

13. Điều 217a về “Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp”:

Bình luận dẫn Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14’5-2014 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, đã được thay bằng NĐ 40/2018/NĐ-CP.

14. Điều 218 “Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”:

14.1. Bình luận dẫn Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04-3-2010 của Chính phủ quy định về bán đấu giá đã được thay thế bằng Luật Đấu giá năm 2016.
14.2. Bình luận chỉ nhắc đến “Phương thức trả giá lên“, mà không nhắc đến “Phương thức đặt giá xuống” được đồng thời quy định trong Luật Đấu giá.
14.3. Cần bình thêm, Luật này thiếu một số hành vi cấu thành tội phạm điển hình, đặc trưng chỉ xuất hiện trong đấu giávà bị cấm, nhưng lại không được quy định như: Điều 39.2 quy định mộng trong các nội dung “Tổ chức đấu giá tài sản không được sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá vào bất kỳ mục đích nào khác”.

15. Điều 221 về “Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”:

15.1. Bình luận viết: Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, đó là người có chức vụ quyền hạn trong hoạt động kế toán. Đó có thể là chủ tài khoản, kế toán trưởng hoặc nhân viên kế toán của cơ quan, tổ chức.
15.2. Cần xem lại, chủ hể rộng hơn, gồm cả người quản lý, điều hành, trong đó có người đại diện theo pháp luật.
16. Điều 225 về “Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan”:
16.1. Là tội cũ, nhưng là vấn đề khó, trong khivi phạm này ngày càng phổ biến, rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên quy định chưa rõ, hiều biết chưa nhiều nên cần giải thích rõ hơn.
16.2. Chẳng hạn cần giải thích “sao chép” theo quy định tại Điều 4.10, Luật Sở hữu trí tuệ 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2009: “10. Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử”.
17. Điều 232 về “Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”:
Bình luận dẫn Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, đã được thay bằng Luật Lâm nghiệp năm 2017.
18. Một số vấn đề khác được comment trong 2 file.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,709