305. Tăng dự trữ ngoại hối bằng vàng & xung quanh câu chuyện gói kích cầu

(VITV) – Luật sư Trương Thanh Đức trả trả lời phỏng vấn VITV (PV Kiều Trinh) ngày 19-7-2013.

  1. Thưa ông, hiện nay, việc gia tăng dự trữ ngoại hối bằng vàng tại VN đang theo chiều hướng nào?

– Trước kia gần như không được tính vào dự trữ ngoại hối.

– Tăng lên về cả tỷ lệ và khối lượng tuyệt đối so với trước kia.

  1. Việc tăng dự trữ ngoại hối bằng vàng sẽ mang lại lợi ích gì cho nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia và cho công cuộc chống vàng hóa?

– Cân đối, điều tiết rủi ro, thay vì chỉ bằng ngoại tệ.

– Chủ động điều tiết thị trường vàng, tránh biến động khan hiếm, giá cao, gây tâm lý cất trữ vàng.

  1. Việc tăng dự trữ ngoại hối bằng vàng trong thời gian tới sẽ có những thuận lợi gì thưa ông?

– Nguồn dự trữ ngoại tệ lớn, có thể chuyển đổi dễ ràng sang vàng và ngược lại.

– Giá vàng thế giới đang trong thừoi kỳ giảm.

– Thị trường ít biến động hơn do cấm việc thanh toán, huy động, cho vay vàng.

  1. Còn khó khăn thách thức thì sao?

– Giá vàng phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới, lâu nay vốn lên xuống rất thất thường.

– Khó huy động được lượng vàng cất giữ trong dân, thậm chí bán ra nhiều hơn mua vào.

– Lãi suất USD còn rất thấp, người dân sẽ quay lại tích trữ vàng.

  1. Theo ông, để giải quyết được những thách thức trên, NHNN cần làm gì?

– Tạo niềm tin vào VND bằng cách ổn định giá trị đồng tiền và giảm lạm phát.

– Có các chính sách thích hợp để kiểm soát được dòng tiền, nhất là tiền mặt thì mới chủ động điều tiết được thị trường tiền tệ.

– Không phải chỉ NHNN, mà là việc quan trọng của Chính phủ.

VITV 19-7-2013:

TALK: XUNG QUANH CÂU CHUYỆN GÓI KÍCH CẦU

Luật sư Trương Thanh Đức trả lời phỏng vấn VITV (PV Kiều Trinh).

  1. Hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều về việc Chính phủ nên hay không nên tung ra 1 gói kích cầu kinh tế. Ý kiến của ông thế nào về vấn đề này? Tại sao?

– Nên kích cầu, đó là mấu chốt của tăng trưởng và phát triển.

– Kích cầu là giải pháp muôn thuở của kinh tế thị trường.

  1. Nếu tung ra gói kích cầu thì quy mô ra sao thưa ông?

– Quy mô không cần quá lớn, mà quan trọng là gây hiệu ứng lan toả, kích thích được sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

– Hạn chế tăng cung tiền mới.

  1. Nhưng ông hình dung Chính phủ sẽ lấy tiền ở đâu ra để thực hiện việc này trong khi nguồn thu hiện nay rất khó khăn, mà giới hạn bội chi phải tuân thủ ngặt nghèo?

– Ngân sách giật gấu vá vai, nhưng vẫn còn sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, không cần thiết.

– Dừng dự án vô bổ, chưa cần thiết, dồn vốn hoàn thành các dự án nhanh chóng đi vào khai thác làm ra của cải vật chất.

– Bán cổ phần của nhà nước tại DN, không giải ngân cho DNNN nữa.

– Phải sử dụng nguồn thu trong tương lai, phát hành trái phiếu, vay nợ, nếu cần. Vấn đề là vay thế nào và hiệu quả ra sao. Vay nợ là không tốt, nhưng đồng thời cũng phải có sự tin cậy nhất định mới có thể vay được.

– Sử dụng các công cụ, biện pháp để kích thích người dân và doanh nghiệp mạnh dạn chi tiêu, giao dịch, quay vòng vốn, thay vì giữ tiền trong két hoặc những hình thức khác không tham gia vào chu trình sản xuất, kinh doanh

  1. Trong giai đoạn 2008 – 2009, VN cũng đã từng có 1 gói kích cầu, và bên cạnh những tác dụng thì có quá nhiều bất cập xảy ra. Nếu lần này áp dụng, thì cơ cấu phân bổ sẽ ra sao? Phải có những điểm khác biệt nào để đạt hiệu quả cao nhất?

– Gói kích cầu 2008-2009 không thật sự thành công, vì cách làm và hiệu quả thật sự mà nó đem lại.

– Khi đó thực chất không phải là kích cầu, mà là kích cung, thúc đẩy sản xuất, nhưng nó lại có hiện tượng đầu tư tràn lan vào những hoạt động kém hiệu quả và gây ra lạm phát cao.

– Gói 30.000 tỷ đồng, kích cầu thì ít mà kích cung thì nhiều.

– Kích cầu phải nhằm đẩy mạnh chi tiêu vào hàng hoá, dịch vụ dân sinh tiêu dùng trực tiếp, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh quay vòng nhanh dòng vốn.

– Giảm thuế suất và lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, giảm thuế GTGT. Tăng thì không được, giữ nguyên cũng chẳng thu được bao nhiêu, giảm thì còn có cơ hội thu được nhiều hơn.

– Không giảm trực tiếp bằng tiền mặt, mà bằng cách khác, như thông qua phiếu mua hàng hoá tiêu dùng chẳng hạn.

– Chắc chắn ảnh hưởng đến lạm phát, nhưng chỉ ảnh hưởng ít, nếu ảnh hưởng nhiều thì phải xem lại thủ phạm là đầu tư công, tung tiền ra mà hiệu quả thì thấp, lãng phí thì nhiều, hậu quả thì lớn, tác dụng tai hại.

(305)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,155