(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC tham luận tại Hội thảo do Hội Luật Gia VN & Hiệp hội Bia rượu, nước giải khát tổ chức.
1. Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
1.1. Doanh nghiệp phải đóng góp vào ngân sách và cho Nhà nước 3 khoản mục chính sau đây:
- Thuế;
- Phí, lệ phí:
- Quỹ & dạng tương tự như quỹ.
1.2. Thuế, phí là gì thì đã rất rõ ràng theo quy định của 9 loại thuế trong 9 đạo Luật thuế cùng với Luật phí & lệ phí. Riêng quỹ & dạng tương tự như quỹ thì không có quy định chung về nguyên tắc, triết lý cụ thể, rõ ràng về việc phải đóng góp bắt buộc.
1.3. Quỹ chỉ được quy định thẳng trong các luật về một số quỹ và dạng quỹ mà doanh nghiệp phải đóng như:
- Quỹ bảo hiểm xã hội (cả y tế, tai nạn, thất nghiệp): Có lý;
- Quỹ phòng chống lụt bão: Không hợp lý lắm;
- Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá: Không hợp lý;
- Công đoàn phí: Rất bất hợp lý.
2. Quỹ phòng chống tác hại của rượu bia:
2.1. Quỹ này tính trên doanh thu, tức là quay lại kiểu đánh thuế doanh thu ngày xưa. Bản chất là đánh thuế. Đặc biệt tính mức nộp trên doanh thu là một con số rất lớn, chứ không phải là một khoản chi phí bình thường.
2.2. Một loạt sự bất hợp lý của Quỹ này:
- Không phải là khoản nộp để đóng góp, trong trải cho việc sử dụng dịch vụ công;
- Không phải là nghĩa vụ nộp ngân sách; không có căn cứ hợp lý:
- Không có cơ sở pháp lý, thậm chí là vi Hiến, cũng giống như việc thu công đoàn phí & quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá;
- Là một sự lập lờ, rất bất hợp lý.
2.3. Đương nhiên Nhà nước sử dụng tiền thuế để phục vụ lợi ích của nhân dân, trong đó có việc quan trọng hàng đầu là bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhà nước thu thuế hay thu gì thì cũng phải dựa trên đạo lý & pháp lý hợp tình, hợp lý, chứ không thể dùng luật để muốn thu gì thì thu.
Mà bảo vệ sức khỏe nhân dân thì cũng cần tính tới mặt lợi của rượu bia. Giảm tình trạng lạm dụng & độc hại, nhưng phải tăng an toàn & giúp nhiều không có để uống, luôn thèm một hớp rượu, 1 cốc bia an toàn.
Điều 6 của Dự thảo quy định người lao động (là gồm gần triệu doanh nghiệp, gần 5 triệu hộ kinh doanh & hàng triệu lao động giúp việc) không được uống rượu bia trong & cả giữa giờ làm việc, thì chẳng khác nào tư duy gọt đầu bôi vôi Thị mầu.
3. Kiến nghị giải pháp:
3.1. Nghĩa vụ của doanh nghiệp nộp các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Không thể lại phải đóng thêm Quỹ mà bản chất là thuế doanh thu đã bị bãi bỏ từ hơn 2 chục năm qua.
3.2. Luật cần quy định có Quỹ phòng chống tác hại của rượu bia, với 3 điều kiện sau:
- Không phải là khoản đóng góp bắt buộc;
- Khuyến khích đóng góp tự nguyện:
- Khoản đóng góp vào Quỹ này được tính vào chi phí hợp pháp của doanh nghiệp.
3.3. Việc thu để lập Quỹ phòng chống tác hại của rượu bia, vì lý do không khuyến khích & để bảo vệ sức khỏe nhân dân chỉ hợp lý khi:
- Bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, chỉ thu thuế giá trị gia tăng như đối với các hàng hoá bình thường khác;
- Hoặc ban hành 1 sắc thuế mới. Ví dụ Thuế phòng chống tác hại của một số hàng hoá đặc biệt, thay cho thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia cộng với việc lập ra Quỹ phòng chống tác hại của rượu bia.
(Chuẩn bị tại trận).
Hà Nội 28-8-2018