310. Vụ chuyển khoản nhầm vào tài khoản của người có nợ quá hạn, bị ngân hàng tự động trích nợ: Luật sư nói gì?

(ANVI) Vụ chuyển khoản nhầm vào tài khoản của người có nợ quá hạn, bị ngân hàng tự động trích nợ: Luật sư nói gì?

LS Trương Thanh Đức cho biết, ngân hàng có quyền tự trích tiền từ tài khoản của khách hàng để thu nợ trên cơ sở thỏa thuận với chủ tài khoản (chủ thẻ tín dụng) và quy định của pháp luật.

chuyển khoản nhầm tài khoản quá hạn

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI

Như đã thông tin, mới đây trên một diễn đàn trực tuyến, một trường hợp chuyển khoản nhầm nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi tình huống khá “éo le”.

Cụ thể, chị T.V (Bắc Giang) chia sẻ rằng đã chuyển nhầm số tiền 35 triệu vào thẻ tín dụng của một người tên T. Chị đã từng có giao dịch với người này trước đây và vẫn lưu số tài khoản trong ứng dụng ngân hàng. Tại ngày xảy ra sự việc, chị định chuyển tiền cho một người khác cũng tên T nhưng lại vô tình ấn nhầm vào tài khoản này.

Đáng nói, tài khoản của T là thẻ tín dụng và đang mắc nợ xấu, nên khi chị T.V chuyển tiền, ngân hàng tự động trừ khoản tiền đó để thanh toán nợ của T. Chị đã liên lạc với T để xin lại số tiền, tuy nhiên T trả lời không có khả năng hoàn trả. T cũng cho rằng mình không hề sử dụng khoản tiền đó, nên không có trách nhiệm gì trong sự việc này.

Xung quanh câu chuyện này, Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho rằng, người nhận được tiền chuyển đến tài khoản phải có trách nhiệm hoàn trả lại lại cho người chuyển nhầm, vì trên thực tế đã vô tình được hưởng lợi, cụ thể là trả được khoản nợ quá hạn cho ngân hàng.

“Ngân hàng không sai”

LS. Luật sư Trương Thanh Đức cho biết, ngân hàng có quyền tự trích tiền từ tài khoản của khách hàng để thu nợ trên cơ sở thỏa thuận với chủ tài khoản (chủ thẻ tín dụng) và quy định của pháp luật.

Xưa nay, pháp luật vẫn cho phép ngân hàng tự động thu nợ. Cụ thể, ngân hàng có quyền “chủ động trích Nợ tài khoản thanh toán của khách hàng” “theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với ngân hàng” “để chi trả các khoản thanh toán thường xuyên, định kỳ hoặc thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, lãi và các chi phí phát sinh” theo quy định tại tiết iv, điểm a, khoản 1, Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Thông tư số 17/2024/TT-NHNN ngày 28-6-2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”.

Chỉ trừ trường hợp có phán quyết của Tòa án thì ngân hàng mới phải trả lại khoản tiền đã tự động thu nợ trong tài khoản thẻ tín dụng của anh T.

“Cả người chuyển và nhận đều sai”

Theo vị Luật sư, cái sai của người chuyển tiền trong trường hợp này là “nhầm, thua, vô ý mất tiền”. Tuy nhiên, trường hợp này là sai sót, chứ không phải là sai pháp luật. Người có tài khoản mà tiền tự đến rồi tiền lại tự đi, tuy có khi không biết điều đó, nhưng không hợp tác để giải quyết thì từ chỗ không sai sẽ thành sai pháp luật.

“Người nhận được tiền chuyển đến tài khoản phải có trách nhiệm hoàn trả lại lại cho người chuyển nhầm, vì trên thực tế đã vô tình được hưởng lợi, cụ thể là trả được khoản nợ quá hạn cho ngân hàng”, ông Trương Thanh Đức nói.

chuyển khoản nhầm tài khoản quá hạn

Nếu người nhận tiền không tự nguyện trả lại thì người chuyển nhầm có quyền khởi kiện ra Tòa án để đòi lại tiền theo quy định tại khoản 1, Điều 166 về “Quyền đòi lại tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2015: Chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Tuy khoản tiền không còn trong tài khoản của người nhận, nhưng về bản chất vẫn được hiểu tương tự như việc chủ tài khoản “chiếm giữ” tài sản. Vì vậy, hoàn toàn có thể xem xét xử lý về hành vi chiếm giữ tài sản.

Nếu người nhận tiền có khả năng trả mà cố ý không thực hiện thì còn có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính từ 3 – 5 triệu đồng và buộc trả lại tiền về hành vi “chiếm giữ tài sản của người khác” theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 15 về “Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác”, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình”.

Thậm chí còn có thể bị xử phạt hình sự theo quy định tại khoản 1, Điều 176 về “Tội chiếm giữ trái phép tài sản”, Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017): Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng bị giao nhầm, sau khi chủ sở hữu, thì bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bài học từ các vụ chuyển khoản nhầm

Theo LS. Trương Thanh Đức, để tránh những tình huống như trên, trước tiên, người chuyển tiền phải hết sức thận trọng, nếu không muốn đưa mình vào tình thế rủi ro, khó xử, thậm chí là tiền mất, tật mang.

“Đối với người tự dưng thấy tiền nổi trên tài khoản, thì đừng có mừng vì liên tưởng đến câu nói dân gian “nhặt được bạc thì sang, nhặt được vàng thì độc”, vì tiền chuyển khoản không phải là “giấy bạc” và tất nhiên càng không phải là bạc. Thậm chí có khi tiền bạc trở thành chuyện bạc”, vị chuyên gia chia sẻ quan điểm.

Đương nhiên pháp luật phải bảo vệ chủ sở hữu số tiền bị chuyển nhầm từ tài khoản đi, đồng thời không thừa nhận việc “đắc lợi vô căn” của tài khoản đến. Điều đó có nghĩa là người chuyển nhầm thì có quyền đòi và người nhận nhầm thì có nghĩa vụ phải trả lại tiền, chỉ là cách trả thế nào và trả sớm hay muộn mà thôi.

Vì vậykhi nhận được tiền chuyển nhầm vào tài khoản thì không phải là “được”, mà nhiều khi còn “mất”. Ít nhất thì cũng phiền hà, rắc rối và mất thời gian để giải quyết.

Khác với trường hợp nhặt được tiền hay tài sản khác vô chủ, người nhặt được có thể được hưởng lợi theo quy định của pháp luật, còn tiền tuy tự dưng nhảy nhầm vào tài khoản của ai đó, nhưng luôn có nguồn gốc nơi đi rõ ràng, chứ không có khoản tiền trên trời rơi xuống.

Nếu cứ cố tình chiếm giữ, sử dụng, không trả lại (kể cả nhận được tiền theo thỏa thuận hợp đồng) thì không những phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự, mà có khi còn bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Ông Trương Thanh Đức cũng lưu ý, người nhận nhầm còn phải cảnh giác với cả thủ đoạn tội phạm cố tình đẩy tiền vào tài khoản để gài bẫy, rồi dùng luật rừng ăn vạ và đe dọa chủ tài khoản. Khi ấy, tự mình trả lại cũng rất rủi ro, nguy hiểm, mà cần phải nhờ sự trợ giúp của ngân hàng và cơ quan công an.

Minh Vy

—————–

CafeF (Smart Money) 24-9-2024:

https://cafef.vn/vu-chuyen-khoan-nham-vao-tai-khoan-cua-nguoi-co-no-qua-han-bi-ngan-hang-tu-dong-trich-no-luat-su-noi-gi-188240924110529289.chn

(1.400)

———————

Bài gửi đi khi được hỏi:

Nhận được tiền chuyển nhầm là được hay mất?

Đã có đầy đủ quy định của pháp luật chung quanh câu chuyện chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn có tình tiết gây tranh cãi trong vụ việc chị T.V (Bắc Giang) chuyển nhầm tiền vào tài khoản của anh T. C và bị ngân hàng thu nợ thẻ tín dụng quá hạn.

Ngân hàng không sai

Ngân hàng có quyền tự trích tiền từ tài khoản của khách hàng để thu nợ trên cơ sở thỏa thuận với chủ tài khoản (chủ thẻ tín dụng) và quy định của pháp luật.

Xưa nay, pháp luật vẫn cho phép ngân hàng tự động thu nợ. Cụ thể, ngân hàng có quyền “chủ động trích Nợ tài khoản thanh toán của khách hàng” “theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với ngân hàng” “để chi trả các khoản thanh toán thường xuyên, định kỳ hoặc thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, lãi và các chi phí phát sinh” theo quy định tại tiết iv, điểm a, khoản 1, Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Thông tư số 17/2024/TT-NHNN ngày 28-6-2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”.

Chỉ trừ trường hợp có phán quyết của Tòa án thì ngân hàng mới phải trả lại khoản tiền đã tự động thu nợ trong tài khoản thẻ tín dụng của anh T.C.

Cả người chuyển và nhận đều sai

Cái sai của người chuyển tiền trong trường hợp này đúng là “nhầm, thua, vô ý mất tiền”. Tuy nhiên, trường hợp này là sai sót, chứ không phải là sai pháp luật. Người có tài khoản mà tiền tự đến rồi tiền lại tự đi, tuy có khi không biết điều đó, nhưng không hợp tác để giải quyết thì từ chỗ không sai sẽ thành sai pháp luật.

Người nhận được tiền chuyển đến tài khoản phải có trách nhiệm hoàn trả lại lại cho người chuyển nhầm, vì trên thực tế đã vô tình được hưởng lợi, cụ thể là trả được khoản nợ quá hạn cho ngân hàng.

Nếu người nhận tiền không tự nguyện trả lại thì người chuyển nhầm có quyền khởi kiện ra Tòa án để đòi lại tiền theo quy định tại khoản 1, Điều 166 về “Quyền đòi lại tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2015: Chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Tuy khoản tiền không còn trong tài khoản của người nhận, nhưng về bản chất vẫn được hiểu tương tự như việc chủ tài khoản “chiếm giữ” tài sản. Vì vậy, hoàn toàn có thể xem xét xử lý về hành vi chiếm giữ tài sản.

Nếu người nhận tiền có khả năng trả mà cố ý không thực hiện thì còn có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính từ 3 – 5 triệu đồng và buộc trả lại tiền về hành vi “chiếm giữ tài sản của người khác” theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 15 về “Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác”, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình”.

Thậm chí còn có thể bị xử phạt hình sự theo quy định tại khoản 1, Điều 176 về “Tội chiếm giữ trái phép tài sản”, Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017): Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng bị giao nhầm, sau khi chủ sở hữu, thì bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bài học chuyển khoản

Trước tiên, người chuyển tiền phải hết sức thận trọng, nếu không muốn đưa mình vào tình thế rủi ro, khó xử, thậm chí là tiền mất, tật mang.

Đối với người tự dưng thấy tiền nổi trên tài khoản, thì đừng có mừng vì liên tưởng đến câu nói dân gian “nhặt được bạc thì sang, nhặt được vàng thì độc”, vì tiền chuyển khoản không phải là “giấy bạc” và tất nhiên càng không phải là bạc. Thậm chí có khi tiền bạc trở thành chuyện bạc.

Đương nhiên pháp luật phải bảo vệ chủ sở hữu số tiền bị chuyển nhầm từ tài khoản đi, đồng thời không thừa nhận việc “đắc lợi vô căn” của tài khoản đến. Điều đó có nghĩa là người chuyển nhầm thì có quyền đòi và người nhận nhầm thì có nghĩa vụ phải trả lại tiền, chỉ là cách trả thế nào và trả sớm hay muộn mà thôi.

Vì vậy, khi nhận được tiền chuyển nhầm vào tài khoản thì không phải là được, mà nhiều khi còn mất. Ít nhất thì cũng phiền hà, rắc rối và mất thời gian để giải quyết. Khác với trường hợp nhặt được tiền hay tài sản khác vô chủ, người nhặt được có thể được hưởng lợi theo quy định của pháp luật, còn tiền tuy tự dưng nhảy nhầm vào tài khoản của ai đó, nhưng luôn có nguồn gốc nơi đi rõ ràng, chứ không có khoản tiền trên trời rơi xuống.

Nếu cứ cố tình chiếm giữ, sử dụng, không trả lại (kể cả nhận được tiền theo thỏa thuận hợp đồng) thì không những phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự, mà có khi còn bị xử phạt hành chính hoặc hình sự. Chưa kể, còn phải cảnh giác với cả thủ đoạn tội phạm cố tình đẩy tiền vào tài khoản để gài bẫy, rồi dùng luật rừng ăn vạ và đe dọa chủ tài khoản. Khi ấy, tự mình trả lại cũng rất rủi ro, nguy hiểm, mà cần phải nhờ sự trợ giúp của ngân hàng và cơ quan công an.

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI,

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.911. Cuộc chiến chống buôn lậu cuối năm.

Cuộc chiến chống buôn lậu cuối nă (VH) - Ở thời điểm này, khi...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,305