(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC bình luận tại Hội nghị Thúc đầy cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tính PCI, do VCCI tổ chức.
Tuy không đáng, nhưng trên thực tế không phải là rủi ro sản phẩm, thị trường,… mà rủi ro pháp lý là thứ nguy hiểm nhất đối với doanh nghiệp trong 30 năm qua và sẽ còn tiếp tục trong khoảng 10 – 20 năm tới.
1. Nhu cầu tư vấn pháp luật:
1.1. Theo số liệu của VCCI vừa công bố thì nhu cầu tư vấn pháp luật của doanh nghiệp rất cao, chẳng hạn tỷ lệ có nhu cầu: Nhìn chung 35%, lĩnh vực công nghiệp 39%, khu vực Tây Nguyên 40%, loại doanh nghiệp có vốn trên 200 tỷ đồng 57%.
1.2. Việc hỗ trợ pháp lý còn rất nhiều hạn chế, thậm chí chưa phải là hỗ trợ, mà mới chỉ là cứu trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
2. Thực tế thuê tư vấn:
2.1. Có lẽ 90% xảy ra tranh chấp, rắc rối, rủi ro vì không hiểu biết, không quan tâm đến pháp luật. Có thể nói đây là một dạng rủi ro không đáng có.
2.2. Có lẽ cũng 90% sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật sau khi đã xảy ra rủi ro pháp lý. Tức chủ yếu là chữa trị thay vì chủ động phòng ngừa rủi ro pháp lý.
3. Thực tế đáp ứng:
3.1. Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp ngoài việc muốn thuở là thiếu & yếu, lại còn có hiện tượng méo nữa.
3.2. Có thể khái quát thực tế việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như sau:
- Hình thức hỗ trợ còn nghèo nàn;
- Nội dung hỗ trợ còn sơ sài;
- Kết quả hỗ trợ còn hạn chế.
3.3. Nếu dịch vụ hỗ trợ pháp lý chỉ tăng trưởng 5 – 7%/năm thì vẫn có nguy cơ thụt lùi, vì sự thay đổi và rắc rối, bất cập của hệ thống pháp luật ngày càng tăng nhanh. Muốn hỗ trợ tốt, thì dịch vụ hỗ trợ pháp lý phải tăng tốc hơn nhiều sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
4. Nguyên nhân hạn chế:
4.1. Chưa có một đầu mối chịu trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, hỗ trợ pháp lý nói riêng, nên không tập hợp và phát huy được nguồn lực vốn dĩ còn nhiều hạn chế. Hiện nay có VCCI, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ & vừa, Bộ Tư pháp (Chương trình 585), Bộ Kế hoạch & Đầu tư,… nhưng không có sự phối hợp hiệu quá.
4.2. Chưa thật sự được quan tâm trong quy định của pháp luật cũng như trên thực tế, mà mới chỉ trên nghị quyết & khẩu hiệu.
4.3. Chưa có giải pháp, cách thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả. Chẳng hạn, không có các sản phầm miễn phí cho doanh nghiệp như mẫu điều lệ, nội quy, thỏa ước, hợp đồng lao động,… dẫn đến hàng trăm ngàn doanh nghiệp, mặc dù không có yêu cầu gì riêng biệt, nhưng vẫn phải rất tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức để làm và chất lượng không cao, thậm chí mắc nhiều sai sót, vi phạm pháp luật.
4.4. Chưa có chương trình hỗ trợ dịch vụ pháp lý cho chính lực lượng hỗ trợ. Chẳng hạn dự án đầu tư thì có thể được miễn giảm hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, nhưng tư vấn luật không hề được ưu đãi về thuế, nghĩa vụ tài chính, không được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ & kỹ năng hỗ trợ.
(Chuẩn bị trong Hội nghị).
—————————–
Một số ý kiến của đại biểu trong Hội nghị:
- Cần có Ban “chăm sóc sức khoẻ” doanh nghiệp. Kinh nghiệm của Bắc Ninh: Bác sỹ doanh nghiệp
- Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp chẳng qua là thả mồi bắt cá.
Vĩnh Phúc 24-10-2018